Hàng triệu dân Trung Quốc bị ung thư, trả giá cho phát triển nóng; Đại gia, đại án và đại... nghìn tỉ; Hơn 100 tiểu thương chợ Đồng Đăng kéo lên Bộ Công Thương; Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tái định cư Sân bay Long Thành
Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-08-2017
- Cập nhật : 10/08/2017
Mỹ đánh thuế nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành các bước đầu tiên để đánh thuế những lá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo CNN, Bộ Thương mại Mỹ hôm 8.8 thông báo một quyết định sơ bộ về việc sẽ thu thuế nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc với tỷ lệ từ 16,5% đến 81%, dựa trên khoản trợ cấp mà các nhà sản xuất nhôm Đại lục nhận được từ chính phủ của họ.
“Mỹ cam kết hành động theo thương mại tự do, công bằng và đối ứng lẫn nhau. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ không đứng yên trước những hành động thương mại có hại từ các nước bên ngoài nhằm khai thác lợi thế của các ngành công nghiệp quan trọng, đồng thời gây ảnh hưởng đến công nhân cũng như doanh nghiệp Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin đã được xác nhận có liên quan đến quyết định này”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết trong một tuyên bố.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc vào Mỹ đạt giá trị khoảng 389 triệu USD trong năm 2016. Ngày 26.4.2017, Bộ Thương mại Mỹ đã bắt đầu tiến hành điều tra những cáo buộc về việc các công ty nhôm Trung Quốc đang xuất khẩu ồ ạt nhôm lá vào Mỹ với mức giá thấp hơn thị trường và được hưởng trợ cấp không công bằng từ phía chính phủ của họ. Điều này khiến nhiều nhà sản xuất nhôm của nền kinh tế lớn nhất thế giới phải đóng cửa hoặc tạm dừng sản xuất trong thời gian qua. Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới, ông Wilbur Ross nói rằng động thái hạn chế nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc của Washington tách biệt với cuộc điều tra trên.
Hiệp hội Nhôm Mỹ, những người đã than phiền nhiều nhất về vụ việc, cho biết họ “rất hài lòng” với quyết định đánh thuế mạnh vào nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc của chính quyền mới. “Các nhà sản xuất nhôm của Mỹ xưa nay vẫn được biết tới là một trong những nhà sản xuất cạnh tranh nhất thế giới. Nhưng thực tế, nếu so với các hãng sản xuất nhôm của Trung Quốc thì các công ty nhôm Mỹ không cạnh tranh nổi, vì đối thủ đã nhận được hỗ trợ lớn từ chính phủ Bắc Kinh để bán nhôm ra thị trường với mức giá thấp một cách không công bằng”, Heidi Brock, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hiệp hội Nhôm Mỹ, cho hay.(Thanhnien)
----------------------------
Khối ngoại đang đầu tư 25,4 tỷ USD chứng khoán tại Việt Nam, rót tiền kỷ lục trong 7 tháng đầu năm
Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 25,4 tỷ USD, tăng 25% so với cuối năm 2016. Lũy kế từ đầu năm 2017, giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 1,2 tỷ USD, cao nhất 7 năm.
Khối ngoại đang đầu tư 25,4 tỷ USD chứng khoán tại Việt Nam
Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tiếp tục gia tăng trong tháng 7 này do kinh tế vĩ mô Việt Nam có dấu hiệu hồi phục, lạm phát vẫn ở mức thấp.
Theo thống kê từ tổ chức này, từ đầu tháng 7/2017, khối ngoại mua ròng 135 triệu USD, trong đó mua ròng 29 triệu USD cổ phiếu và mua ròng 106 triệu USD trái phiếu.
Lũy kế từ đầu năm 2017, giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 1,2 tỷ USD, bao gồm 720 triệu USD trái phiếu và 480 triệu USD cổ phiếu). Đây là giá trị mua ròng chứng khoán cao nhất của khối ngoại kể từ năm 2011.
Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 25,4 tỷ USD, tăng 25% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường cổ phiếu ước đạt 19,3% và trên thị trường trái phiếu Chính phủ ước đạt 5,3%.
USD quốc tế sụt giảm nhưng giảm chưa đáng kể tại Việt Nam
Các tháng gần đây, tỷ giá VND/USD tại các NHTM và trên thị trường tự do ổn định so với tháng trước và tiếp tục xu hướng giảm so với đầu năm.
Tính đến ngày 20/07/2017, tỷ giá NHTM xoay quanh mức 22.730 đồng/USD, giảm 0,13% so với đầu năm. Cùng thời điểm, tỷ giá thị trường tự do theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia bám khá sát với tỷ giá của NHTM, giao dịch ở mức 22.780 đồng/USD, giảm 1,14%.
USD mất giá không chỉ với riêng VND mà còn ở nhiều ngoại tệ khác. Hầu hết các đồng tiền chủ chốt đều tăng giá so với USD. Chỉ số USD Bloomberg sau khi lập đỉnh vào cuối năm 2016 đã liên tiếp giảm. Tính đến ngày 20/07, chỉ số này đã mất 7,34% giá trị so với đầu năm 2017.
Tại châu Âu, các đồng tiền tiếp tục tăng giá mạnh so với USD. Tại châu Á, các đồng tiền chính đều có mức tăng trung bình khoảng 5% so với USD.
Từ phía cơ quan điều hành, tỷ giá trung tâm vẫn được điều chỉnh tăng 1,24% so với đầu năm. Động thái này theo Ủy ban chỉ mang tính hỗ trợ xuất khẩu và tránh những cú sốc trong tương lai.(NDH)
--------------------------
Cần 19.000 tỷ vốn đầu tư mỗi năm, ngành than chỉ góp 0,84% GDP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo đánh giá chi tiết từng ngành công nghiệp gửi Chính phủ. Trong đó, nhiều vấn đề của ngành than đã được Bộ đề cập, phân tích và đưa ra giải pháp.
Theo báo cáo, tính chung 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng than sạch cả nước ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2016, bằng khoảng 44,5% kế hoạch năm.
Tồn kho than 6 tháng đầu năm khoảng 10,22 triệu tấn, trong đó Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) tốn kho khoảng 9,3 triệu tấn, Tổng công ty Đông Bắc khoảng 920.000 tấn.
"6 tháng đầu năm đóng góp của ngành than chiếm tỷ trọng 0,84%/GDP cả nước, chiếm tỷ trọng 3,04%/GDP công nghiệp, đóng góp 0,06 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.
Nguyên nhân làm cho ngành khai thác than đạt thấp so với kế hoạch được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận địnhh là do điều kiện khai thác của các mỏ ngày càng xuống sâu và xa hơn, việc áp dụng mức tính thuế và phí mới làm cho chi phí khai thác tăng, dẫn đến giá thành sản xuất cao, làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước so với than nhập khẩu.
Các loại thuế phí hiện nay cũng chiếm 14 -15% giá thành than. Đặc biệt, sản lượng than xuất khẩu sụt giảm mạnh, 6 tháng đầu năm, ngành than chỉ xuất khẩu được 1 triệu tấn do nhu cầu thế giới thấp, nguồn than cung cấp xu hướng tăng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá năng lực sản xuất của ngành hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu than cho sản xuất, song việc gia tăng sản lượng khai thác phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Ngành than phấn đầu hoàn thành mục tiêu sản lượng than sạch sản xuất khoảng 41,43 triệu tấn, tăng 7,6% so với năm 2016. Tồn kho than sạch cuối năm 2017 dự kiến sẽ là khoảng 13,85 triệu tấn.
Báo cáo của Bộ còn đề cập đến việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) muốn điều chỉnh nhu cầu sử dụng than của TKV năm 2017 từ 19,92 triệu tấn giảm xuống 17,92 triệu tấn, việc cắt giảm sản lượng sẽ gây thiệt hại cho TKV và các đối tác do đã ký hợp đồng triển khai kế hoạch từ đầu năm 2017, dẫn đến khả năng làm tăng tồn kho than cao hơn.
Quan điểm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là ưu tiên sử dụng than của TKV, điển hình là các doanh nghiệp lớn như EVN hay Petro Vietnam, trên nguyên tắc thị trường về giá mua than, khối lượng thoả thuận kí từ năm.
Bộ này cũng kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục chủ trì, hiệp thương giá bán than đến các hộ tiêu thụ trong nước.
"Để các doanh nghiệp trong nước ưu tiên sử dụng than của TKV và than Đông Bắc thì về nguyên tắc giá bán than đối đa bằng giá than nhập khẩu”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định và muốn phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương kiểm tra cụ thể cơ cấu giá than hiện nay, tác động từ việc điều chỉnh các loại thuế trong năm 2017 tới giá thành sản xuất. TKV và Công ty Than Đông Bắc phải báo cáo cụ thể về việc tiết giảm chi phí năm 2017.
Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, xét đến 2030 ghi nhận tổng trữ lượng và tài nguyên than của Việt Nam tính đến cuối năm 2015 là 48,88 tỷ tấn bao gồm 2,26 tỷ tấn và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, than bùn là 0,34 tỷ tấn. Trữ lượng và tài nguyên than huy động vào quy hoạch khoảng 3,05 tỷ tấn.
Để khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng than đến năm 2020 là 86,4 triệu tấn, năm 2030 lên 256 triệu tấn ngành than đang đứng trước những áp lực lớn về vốn.
Nhu cầu vốn đến năm 2020 ngành than cần là 96.566 tỷ đồng vốn đầu tư, bình quân là 19.313 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2021-2030 vốn đầu tư lên tới 172.437 tỷ đồng đầu tư để duy trì và mở rộng sản xuất, bình quân vốn đầu tư ngành than mỗi năm là 17.934 tỷ đồng.(Vneconomy)
---------------------------
Vợ chồng Mỹ gốc châu Á 'mua đứt' cả con phố ở San Francisco
Cặp vợ chồng người Mỹ gốc Á đã "nhanh chân lẹ tay" trở thành chủ sở hữu của con phố giàu có bậc nhất ở vịnh San Francisco.
PhốPresidio Terrace được xếp vào khu dân cư danh giá bậc nhất ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ. Ảnh: NextShark.
Tina Lam và Michael Cheng đã mua đứt đường phố, vỉa hè và những công trình công cộng trên phố Presidio Terrace, ở vịnh San Francisco,phía bắc bang California, Mỹ,chỉ với 90.000 USD, Washington Post đưa tin.
PhốPresidio Terrace được xếp vào khu dân cư danh giá bậc nhất ở thành phố San Francisco với 38 biệt thự sang trọng liền kề nhau. Giá trung bình mỗi biệt thự ở đây không dưới 5,1 triệu USD. Chủ nhân các ngôi biệt thự trên con phố này bao gồm thượng nghị sĩ bang California Diane Feinstein và chồng là nhà tài phiệt Richard Blum hay cựu Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi.
Cả con đường vòng cung uốn lượn quanh phốPresidio Terrace thuộc về vợ chồng người Mỹ gốc Á đến từ San Jose, cách San Francisco khoảng 2 tiếng lái xe sau một cuộc bán đấu giá.
Do ban quản lý khu dân cư quên trả khoản thuế đất 14 USDhàng năm, dẫn đến tổng khoản tiền thuế, tiền phạt và tiền lãi mà dân cư ởPresidio Terrace nợ thành phố trong suốt 30 năm là 994 USD nênchính quyền quyết định bán đấu giá con đường này.
Khi Tina Lam, gốc Hong Kong cùng chồngMichael Cheng, gốc Đài Loan, tình cờ đọc được thông tin về vụ bán đấu giá vào tháng 4/2015, họ biết mình đã "trúng số". Hai vợ chồng bỏ thầu với giá 90.100 USD. Sau khi thắng thầu, cả hai giữ kín mọi chuyện để đợi tham vấn các luật sư.
"Chúng tôi gặp may mắn. Thế thôi", anh Cheng,một nhà đầu tư địa ốc, xuất thân là một kỹ sư làm việc ở Thung lũng Silicon, cho biết. Báo địa phương San Francisco Chroniclebình luận vụ việc này là do "một loạt các lỗi lầm rất buồn cười về thuế má".
Giờ đây họ có kế hoạch bắt các cư dân giàu có sống trên con đường này trả phí để được đỗ xe trước cửa nhà. Theo tính toán, Lam và Cheng có thể thu tiền từ việc cho thuê 120 chỗ đỗ xe trên phố.
"Chúng tôi có thể cho thuê với giá hợp lý", anh Cheng nói.
Trong suốt hai năm qua, dân cư Presidio không hề hay biết gì về vụ bán đấu giá. Chỉ đến ngày 30/5 vừa qua khi vợ chồng anh Cheng đưa ra đề nghị bán lại con đường, họ mới vỡ lẽvỉa hè, lòng đường, cây xanh và các công trình công cộng ở đây đều đã thuộc về đôi vợ chồng này.
Ban quản lý khu Presidio lập luận rằng do các hóa đơn thuế gửi về địa chỉ của một kế toán đã nghỉ việc từ những năm 1980, họ hoàn toàn không biết về khoản nợ thuế.
"Tôi vô cùng sốc khi biết tin và cực kỳ khó chịu vì có một kẻ nào đó lợi dụng tình hình để mua đứt lòng đường và vỉa hè của chúng tôi", một cư dân nói họ đang kiện ra tòa.
Tuy nhiên, chính quyền thành phố cho biết đã quá muộn để kiện cáo.
"99% người sở hữu nhà cửa ở San Francisco biết nghĩa vụ của họ và họ trả thuế đúng hạn, họ đảm bảo địa chỉ nhận hóa đơn thuế được cập nhật thường xuyên", theoAmanda Fried, người phát ngôn của cơ quan thu thuế của thành phố.
"Giờ đây, chúng tôi không thể làm gì nữa", bàFried nói về vụ đấu giá.(Vnexpress)