tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-11-2017

  • Cập nhật : 01/11/2017

Xuất khẩu tiến gần đến mốc 200 tỷ USD

10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 173,7 tỷ USD. Mốc xuất khẩu 200 tỷ USD trong năm nay đang tiến tới gần hơn.

Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2017 của cả nước ước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước. Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng qua ước đạt 173,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đóng góp cho mức xuất khẩu kỷ lục gần 20 tỷ USD/tháng của Việt Nam trong tháng 10, chắc chắn có công lớn của Samsung. Bởi tháng này, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đã tăng tới 76,4% so với cùng kỳ năm trước.

.con tinh chung 10 thang, kim ngach xuat khau mat hang nay uoc dat 36,5 ty usd, tang 28,8% so voi cung ky.

.Còn tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 36,5 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ.

Ngoài điện thoại và linh kiện, còn có nhiều mặt hàng gia công, lắp ráp có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Trong đó, dệt may đạt đạt 21,5 tỷ USD, tăng 9,5%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21 tỷ USD, tăng 38,8%; giày dép đạt 11,7 tỷ USD, tăng 11,9%...

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên 173,7 tỷ USD của 10 tháng qua, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp 125,5 tỷ USD (cả dầu thô), tăng 22,1%; còn khu vực trong nước đóng góp 48,2 tỷ USD, tăng 17,2%.

Với tổng kim ngạch xuất khẩu 173,7 tỷ USD trong 10 tháng, mốc xuất khẩu 200 tỷ USD, mà Việt Nam lần đầu tiên đạt được, đang tiến tới gần hơn. Ba tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu tính theo tháng luôn đạt 18-19 tỷ USD. Cứ đà này, khả năng đạt con số 200 tỷ USD là rất gần.

Trong khi đó, với kim ngạch nhập khẩu 18,5 tỷ USD trong tháng 10, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng qua ước đạt 172,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 64,6 tỷ USD, tăng 11,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 107,9 tỷ USD, tăng 29,2%.

Điều đáng chú ý là, cán cân thương mại của Việt Nam đã có bước xoay chuyển ngoạn mục trong thời gian gần đây.

Tính toán lại, tháng 9/2017, Việt Nam đã xuất siêu tới 1,1 tỷ USD. Tháng 10/2017, tiếp tục xuất siêu 900 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2017, cả nước xuất siêu 1,23 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,40 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,63 tỷ USD.

Việt Nam tuy tính tổng thể là xuất siêu, nhưng cũng vẫn đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể, 10 tháng, Việt Nam nhập siêu 21,4 tỷ USD từ Trung Quốc, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó nhập siêu 26,6 tỷ USD từ Hàn Quốc, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2016.(baodautu)
----------------------------

Mỗi ngày Vinamilk chi bán hàng bình quân hơn 30 tỷ đồng

Nếu như quý III/2008 Vinamilk chỉ cần chi 291,8 tỷ đồng cho chi phí bán hàng thì nay con số đã tăng lên gấp 10 lần. Quy mô doanh thu cũng đã mở rộng trong những năm qua. EPS 9 tháng của doanh nghiệp sữa này đạt 5.285 đồng/cp.

Báo cáo tài chính quý III của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố mới đây cho biết doanh nghiệp dẫn đầu thị phần sữa này đã chi tổng cộng 2.908 tỷ đồng cho hoạt động bán hàng. Bình quân mỗi ngày trong quý, Vinamilk chi bán hàng gần 33 tỷ đồng. Mức chi trên tăng 14,5% so với cùng kỳ và đạt mức kỷ lục mới về chi phí bán hàng trong quý III.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng vẫn thấp hơn so với quý trước đó hay quý IV/2016 vốn là thời gian cao điểm cuối năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi phí bán hàng tăng hơn 10% lên 8.336 tỷ đồng. Trong đó, gần 6.950 tỷ đồng là chi phí dành cho hai hoạt động chính gồm quảng cáo, nghiên cứu thị trường và khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng.

Đầu tư lớn cho quảng cáo, hãng sữa này mới đây đã đứng đầu trong bảng xếp hạng 10 quảng cáo ấn tượng nhất trên YouTube trong hơn 1 năm trở lại đây (7/2016 – 7/2017) trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do Google công bố mới đây.

Kết quả hình ảnh cho vinamilk quảng cáo

Chi phí bán hàng thường xuyên là khoản chi lớn của Vinamilk. Nếu như quý III/2008 Vinamilk chỉ cần chi 291,8 tỷ đồng cho chi phí bán hàng thì nay con số đã tăng lên gấp 10 lần. Quy mô doanh thu của doanh nghiệp sữa này cũng đã mở rộng nhanh trong thời gian qua.

Riêng quý III/2017, doanh thu bán hàng đạt 13.293 tỷ đồng, tăng 8,9% so vói cùng kỳ và 38.690 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, tăng 10,6%. Biên lãi gộp vẫn giữ ở mức cao, khoảng 47-48%. Thu nhập từ hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể chủ yếu do được nhận thêm lãi tiền gửi. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của Vinamilk riêng quý III tăng 5,8% đạt 2.693 tỷ đồng. EPS quý này đạt 1.669 đồng/cp.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng 13,4% lên 8.549 tỷ đồng. EPS 9 tháng đạt 5.285 đồng/cp, tăng trưởng 12,5%. Với kết quả trên, Vinamilk hiện đã hoàn thành 87,8% kế hoạch chỉ sau 9 tháng.

Quy mô tài sản của doanh nghiệp sữa này đến 30/9 đã đạt 31.596 tỷ đồng, tăng thêm hơn 2.200 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, 1/3 tổng tài sản là tiền, tương đương tiền (668 tỷ đồng) và tiền gửi ngắn dài hạn (gàn 10.200 tỷ đồng). Cùng đó, Vinamik cũng nắm 190 tỷ đồng trái phiếu do HDBank phát hành nhận lãi suất hàng năm trên 8%.

Tồn kho thời điểm cuối quý III còn 3.676 tỷ đồng giảm 19%, chủ yếu do giảm mạnh nguyên liệu đầu vào. Phải thu trong khi đó tăng lên do cho khách hàng mua chịu. Tuy nhiên, Vinamilk cũng tích cực mua hàng trả chậm nhà cung cấp hơn so với thời điểm đầu năm với phải trả người bán tăng 30% lên 3.340 tỷ đồng.

Trong khi đó, vay nợ ngân hàng cả ngắn và dài hạn đều giảm mạnh từ 1.660 tỷ đồng xuống còn hơn 510 tỷ đồng. Vốn tự có của Vinamilk tiếp tục tăng nhờ lợi nhuận để lại. Hiện lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp sữa này đã tăng lên 6.547 tỷ đồng, tương đương 45% vốn điều lệ.

Thời gian này, cổ đông lớn nhất của Vinamilk là SCIC đang tiến hành chuẩn bị cho đợt bán đấu giá công khai 3,33% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Giá khởi điểm sẽ được công bố chính thức vào ngày mai, dự kiến sẽ gấp rất nhiều lần mệnh giá 10.000 đồng.(NDH)
-----------------

Bạo chi cho quảng cáo nhưng doanh thu, lợi nhuận của Habeco vẫn giảm mạnh trong quý 3/2017

Lũy kế 9 tháng, Habeco đạt doanh thu thuần 7.203 tỷ đồng – giảm 5%; Lợi nhuận sau thuế 631 tỷ đồng – giảm 17% so với cùng kỳ 2016. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 2.969 đồng.

Tổng CTCP Bia rượu NGK Hà Nội – Habeco (BHN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017 với doanh thu thuần 2.977 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán chiếm 2.179 tỷ đồng kéo lãi gộp Habeco xuống còn 789,1 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính trong kỳ của Habeco tăng nhẹ 20% so với cùng kỳ lên 35,57 tỷ đồng. Trong khi đó, các chi phí phát sinh như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý nhìn chung được tiết giảm so với cùng kỳ năm trước.

Một điểm đáng chú ý, trong quý 3 vừa qua, Habeco vẫn khá bạo tay cho hoạt động quảng cáo khi chi ra 104 tỷ đồng, tăng 11% so với quý 3 năm trước. Số tiền Habeco chi cho hoạt động quảng cáo trong quý 3 thậm chí còn lớn hơn cả Sabeco (80 tỷ đồng).

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, Habeco ghi nhận 317,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng, Habeco đạt doanh thu thuần 7.203 tỷ đồng – giảm 5%; Lợi nhuận sau thuế 631 tỷ đồng – giảm 17% so với cùng kỳ 2016. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 2.969 đồng.

Năm 2017, Habeco đặt kế hoạch lãi sau thuế 808,6 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện trong 9 tháng, công ty đã hoàn thành 78% chỉ tiêu đề ra.(CafeF)
---------------------

Kido Foods có "chùn bước" trước mùa đông?

Miền Bắc đang chuẩn bị bước vào mùa đông và mối quan tâm của nhà đầu tư đặt ra với Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods, mã KDF) là đại gia ngành hàng lạnh này có gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm hay không?

Tân binh giàu tham vọng

Đối với sàn chứng khoán, Kido Foods được coi là một tân binh do mới lên sàn UPCoM 1 tháng nay. Trước đó, đại gia này đã hoàn tất việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào tháng 4/2017.

Ngoài lợi thế từ sự hậu thuẫn của công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Kido - một đại gia dày dạn kinh nghiệm, Kido Foods còn tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh khá bài bản: từ việc phát triển sản phẩm, xây dựng kênh phân phối, tạo dựng hình ảnh…

Tại Việt Nam, Kido Foods là doanh nghiệp sản xuất kem có hệ thống phân phối mạnh và thị phần lớn nhất - khoảng 40%. Thế mạnh của Kido Foods là các sản phẩm kem que với hai thương hiệu Merino và Celano. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh Vinamilk có thế mạnh về kem hộp, còn lại (Thủy Tạ, Tràng Tiền…) là thương hiệu mang tính địa phương với hệ thống phân phối không cạnh tranh bằng Kido Foods và Vinamilk.

Ngoài ra, thương hiệu kem Wall’s của Unilever cũng là một thương hiệu có tiếng trong ngành. Sau khi chuyển giao công nghệ sản xuất cho Kido Foods, sản phẩm kem Wall’s với thương hiệu Paddle Pop và Cornetto hiện chiếm khoảng 10% thị phần trong ngành.

Bên cạnh kem, đại gia này còn có nhiều sản phẩm thực phẩm đông lạnh khác như bánh bao, xúc xích, cá viên… Theo đánh giá của Tổ chức Nghiên cứu thị trường Euromonitor, mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016-2021 của ngành hàng lạnh dự báo đạt 4,4%/năm, trong đó nhóm bữa ăn sẵn có mức tăng trưởng cao hơn, xấp xỉ 9%/năm do sự dịch chuyển về thói quen tiêu dùng đối với những sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian và tiện lợi khi sử dụng.

Riêng trong năm 2017, ngành kem và món tráng miệng đông lạnh có mức tăng trưởng khối lượng bán lẻ là 7% và tăng trưởng giá trị là 15% vào năm 2017, đạt lần lượt 26.600 tấn và 3.033 tỷ đồng.

Đối mặt với mùa đông

Từ khi lên sàn vào cuối tháng 9/2016, cổ phiếu KDF của Kido Foods chưa thể hiện xu hướng rõ ràng, khi rập rình đi ngang với mặt bằng trên dưới 60.000 đồng/cổ phiếu. Điều này cho thấy, nhà đầu tư có thể vẫn đang cần thêm thời gian để quan sát các động thái kinh doanh của đại gia ngành hàng lạnh này. Đặc biệt, mùa đông đang đến gần cũng có thể là một trong những mối quan tâm của giới đầu tư đối với ngành hàng lạnh nói chung và hoạt động kinh doanh của Kido Foods nói riêng.

Nói về chuyện kinh doanh của Kido Foods trong mùa lạnh, ông Trần Quốc Nguyên, Tổng giám đốc Kido Foods cho biết, rất nhiều mặt hàng của Kido Foods tuy nói là hàng lạnh, nhưng đó là quá trình bảo quản, còn lúc sử dụng là ăn nóng, như bánh bao, xúc xích, cá viên, khoai tây… Vì thế, việc tiêu thụ các mặt hàng này vẫn có thể được đẩy mạnh vào mùa lạnh. Riêng với mặt hàng kem, theo đại diện Kido Foods, sức tiêu thụ có thể sẽ giảm phần nào vào mùa đông, nhưng phần thị trường lớn tại miền Nam sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Trong khi đó, các mục tiêu mà Kido Foods đưa ra cho quý IV/2017 cho thấy, đại gia này không hề tỏ ra chùn bước trước mùa đông. Công ty này thậm chí dự kiến sẽ mở rộng danh mục sản phẩm bao gồm các sản phẩm bánh bao mới, xúc xích tươi, đồ hộp, thực phẩm chế biến…(Baodautu)

Trở về

Bài cùng chuyên mục