Giá gạo thế giới tăng mạnh trong những tháng cuối năm
Bình Dương đầu tư tuyến đường 3.500 tỉ đồng nối TP.HCM
Thêm một dự án của Dewan bị đề nghị thu hồi
Vingroup mở trung tâm thương mại Vincom thứ 3 tại TPHCM
Hàng nghìn xe Ford Fiesta tại Việt Nam bị triệu hồi do lỗi
Tin kinh tế đọc nhanh 31-08-2015
- Cập nhật : 31/08/2015
Người Việt chi 3,8 tỷ USD mua ôtô trong 8 tháng
Theo Tổng cục thống kê, 8 tháng, khá nhiều mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ôtô đạt 3,8 tỷ USD, tăng 80,2% (riêng ôtô nguyên chiếc tăng 132,1%).
Đứng sau ôtô là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 18,9 tỷ USD, tăng 33,4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,1 tỷ USD, tăng 35,3%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 7,1 tỷ USD, tăng 36,3%; vải đạt 6,8 tỷ USD, tăng 11%; sắt thép đạt 5,2 tỷ USD, tăng 10,8%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 8 tháng, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 32,7 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản.
Hiện, Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 8 tháng ước tính đạt 109,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập 44,7 tỷ USD, tăng 7,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập 65,2 tỷ USD, tăng 23,2%.
Doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi Quốc hội phê chuẩn FTA với Việt Nam
Sản xuất điện thoại di động tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam Thái Nguyên, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
42 tổ chức kinh doanh của Hàn Quốc ngày 30/8 đã gửi một bức thư tới Quốc hội nước này đề nghị nhanh chóng thông qua hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, Trung Quốc và New Zealand nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc.
Các tổ chức trên cũng cho rằng một khi các FTA với ba nước trên được áp dụng ngay trong năm nay thì các công ty của Hàn Quốc sẽ có thể được lợi hai lần từ việc giảm thuế, đó là khi bắt đầu thực hiện FTA và từ ngày 1/1/2016.
Hàn Quốc đã ký FTA với New Zealand tháng 11/2014 và với Việt Nam đầu tháng 5/2015. Ngày 1/6 vừa qua, Hàn Quốc và Trung Quốc chính thức ký kết FTA, theo đó sẽ xóa bỏ hầu hết các loại thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn của châu Á trong hai thập kỷ tới.
Xuất khẩu - động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của Hàn Quốc, đã sụt giảm bảy tháng liên tiếp trong năm nay, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn trì trệ, giá dầu trên thế giới giảm mạnh và giá trị của nhiều đồng tiền mạnh trên thế giới có những diễn biến bất ổn.
VN xuất khẩu 20 tỉ USD điện thoại, linh kiện điện thoại
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung tám tháng đầu năm, VN xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 20 tỉ USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.
Công nhân tại tổ hợp Samsung Bắc Ninh làm việc trong một phân xưởng sản xuất - Ảnh: Quốc HưngĐây cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của VN.
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu này chủ yếu nhờ đóng góp của Samsung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, các doanh nghiệp trong nước gần như đóng góp rất ít vào con số này.
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của VN cũng đạt con số khá ấn tượng, như hàng dệt may xuất khẩu được 15 tỉ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,9 tỉ USD; giày dép đạt 8,1 tỉ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,2 tỉ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,4 tỉ USD…
Song đáng buồn nhiều mặt hàng nông thủy sản của VN lại gặp khó trong xuất khẩu. Như xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 4,2 tỉ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; cao su đạt 921 triệu USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ; cà phê giảm 32,4% về lượng; gạo giảm 6,5% do Trung Quốc (chiếm 35% thị phần xuất khẩu) giảm nhập khẩu…
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tám tháng ước tính đạt 109,9 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập ôtô đạt 3,8 tỉ USD, tăng 80,2% (trong đó ôtô dưới chín chỗ tăng 63,3%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 18,9 tỉ USD...
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 32,7 tỉ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc 18,8 tỉ USD…
Như vậy, nhập siêu tám tháng năm 2015 lên khoảng 3,6 tỉ USD. Riêng nhập siêu từ Trung Quốc tám tháng năm nay khoảng 22,3 tỉ USD.
Điều này có nghĩa VN đang xuất siêu sang nhiều thị trường nhưng tổng thể chung VN vẫn nhập siêu vì nhập khẩu từ Trung Quốc quá lớn, vượt xa so với xuất siêu sang một số thị trường khác.
Giấy nhiều lớp chịu thuế nhập khẩu 10%
Theo Tổng cục Hải quan, để phân tích mặt hàng giấy nhập khẩu để xác định thành phần, bản chất, công dụng cần căn cứ các quy định tại Điều 18 Thông tư 49/2010/TT-BTC, Điều 17 Thông tư 128/2014/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BTC.
Bên cạnh đó, căn cứ Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư 156/2012/TT-BTC, Thông tư 103/2015/TT-BTC nếu kết quả phân tích xác định là giấy nhiều lớp, đã tráng một hoặc 2 mặt bằng cao lanh hoặc bằng các chất vô cơ khác, không chứa bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc quá trình hóa cơ hoặc có hàm lượng các bột giấy này không quá 10% so với tổng lượng bột giấy tính theo trọng lượng.
Hoặc có hàm lượng bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc quá trình hóa cơ trên 10% so với tổng trọng lượng bột giấy tính theo trọng lượng, ở dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật, với mọi kích cỡ, thường dùng làm bao bì, hộp cao cấp và các mục đích khác ngoài mục đích viết, in hoặc các mục đích đồ bản khác thuộc nhóm 48.10, phân nhóm 4810.92- “loại nhiều lớp”.
Mặt hàng này thuộc mã số 4810-92.40 “- dạng cuộn có chiều rộng không quá 150mm hoặc ở dạng không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp”, hoặc thuộc mã số 4810-92.90 “- loại khác”.
Được biết, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2012 ban hành kèm theo Thông tư 157/2012/TT-BTC, mã số 4810-92.40 và 4810-92.90 đều có thuế suất thuế NK là 10%.
Học kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Thẩm phán Rosemary Barkett đã chia sẻ những kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp quốc tế, kinh nghiệm về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư…
Các trọng tài viên VIAC đã thảo luận với Thẩm phán Rosemary Barkett về những nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp, so sánh quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC và Tòa án Trọng tài Iran - Hoa Kỳ. Thông qua thảo luận, các trọng tài viên VIAC tìm hiểu những điểm mới, phù hợp thực tiễn VN.
Đề cập đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN hiện nay, các trọng tài VIAC cùng phái đoàn của bà Rosemary Barkett đã phân tích sâu một số điểm quan trọng để tìm ra những nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế mà VN có thể sẽ phải đối mặt.
Thẩm phán Rosemary Barkett bày tỏ hy vọng vào sự phát triển lớn mạnh của VIAC nói riêng và định chế trọng tài tại VN nói chung. Phó Chủ tịch VIAC Vũ Xuân Phong cho rằng những kinh nghiệm của Thẩm phán Rosemary Barkett trong cương vị là trọng tài viên quốc tế sẽ là những bài học để VIAC đẩy mạnh hơn nữa định chế trọng tài trong tương lai tại VN.