Lạ lùng cổ đông đa số Việt Nam “chịu điều chỉnh” của cổ đông thiểu số Trung Quốc; Hai Bộ: Tài chính và Công Thương "bắt tay" quản lý bảo hiểm; Tăng trưởng tín dụng quý 1 tăng mạnh nhất trong 6 năm trở lại đây; Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 7,6 tỷ USD
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-08-2015
- Cập nhật : 19/08/2015
Nhập 5 triệu tấn than bù đắp thiếu hụt sau mưa lũ Quảng Ninh
Đối tác Mercator Group mà Otran lựa chọn để nhập khẩu hiện đang sở hữu 4 mỏ than ở Ấn Độ với trữ lượng trên 100 triệu tấn/năm, 1 mỏ than tại Mozambique với trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn và nhiều giấy phép thăm dò, khai thác than tại Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, châu Phi.
Được biết, Ngân hàng BIDV và Agribank là hai đối tác tín dụng cung cấp tài chính cho triển khai bản hợp đồng nói trên.
Theo Tổng Cục Năng lượng (Bộ Công Thương), tổng nhu cầu than của cả nước năm 2016 là 41,8 triệu tấn, đến năm 2020 là 74,9 triệu tấn và năm 2030 là 143,7 triệu tấn.
Theo Tổng Cục Năng lượng (Bộ Công Thương), tổng nhu cầu than của cả nước năm 2016 là 41,8 triệu tấn, đến năm 2020 là 74,9 triệu tấn và năm 2030 là 143,7 triệu tấn.
Trong khi đó, khả năng khai thác nội tại của Việt Nam năm 2016 là 43,8 triệu tấn; năm 2020 là 50,4 triệu tấn và năm 2030 là 57,5 triệu tấn. Như vậy, nhu cầu than phải nhập khẩu từ các nước năm 2020 dự kiến là 26,5 triệu tấn và đến năm 2030 là 88,2 triệu tấn và sẽ còn tăng cao trong các năm tiếp theo khi các nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động.
Hà Nội có thêm khu đô thị hơn 60.000m2 tại quận Hoàng Mai
Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội vừa công bố và bàn giao hồ sơ quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị tại phường Thịnh Liệt, tỷ lệ 1/500.
Theo đó, khu chức năng đô thị nằm ở trung tâm TP Hà Nội, thuộc phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai có diện tích khoảng: 60.323m2 (toàn bộ diện tích đất do Cty CP Đầu tư và Bê tông Thịnh Liệt đang quản lý sử dụng và đường giao thông khu vực) với quy mô dân số khoảng 4.500 người.
Khu chức năng đô thị có phía Bắc giáp đường bê tông hiện trạng (ngõ 1141 đường Giải Phóng) và khu dân cư phường Thịnh Liệt; phía Đông giáp nghĩa trang phường Thịnh Liệt; phía Tây giáp khu dân cư phường Thịnh Liệt và Xí nghiệp Xây lắp và Sản xuất cấu kiện xây dựng; phía Nam giáp khu dân cư phường Thịnh Liệt.
Theo quy hoạch sẽ xây dựng một khu chức năng đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo nhu cầu cho dự án, giải quyết nhu cầu nhà ở bán cho cán bộ công nhân của doanh nghiệp và kinh doanh tạo thêm quỹ nhà ở cho TP. Phục vụ nhu cầu dịch vụ công cộng, trường học, nhà trẻ, cây xanh... của người dân trong khu vực, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống.
Trong các công trình nhà ở cao tầng cần bố trí đủ diện tích đỗ xe phục vụ cho công trình với chỉ tiêu trung bình 1 chỗ để ô tô con/100 m2 sàn công trình công cộng và 1 chỗ đỗ ô tô con/1 căn hộ.
Danh mục các dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg ban hành Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ.
Theo đó, Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ theo Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg gồm:
1- Dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đáp ứng các tiêu chí: Là dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công và thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo Luật đầu tư.
2- Chương trình, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác và chế biến khoáng sản thuộc nhóm A theo Luật Đầu tư công gồm Đầu tư hạ tầng điện lực, đầu tư xây dựng mới nhà máy điện, phân phối điện, truyền tải điện; đầu tư nhà máy lọc dầu.
3- Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư gồm Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (đường cao tốc) có tổng vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên; Phát triển vận tải công cộng (Đầu tư mua máy bay theo chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
4- Các dự án đặc biệt do Chính phủ quyết định.
Quyết định trên nêu rõ, đối với những chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh trước ngày Quyết định có hiệu lực (ngày 30/9/2015) thì tiếp tục thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.
Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 44/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011.
Hải Dương công bố chi tiết khu hành chính nghìn tỷ
UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu hành chính tập trung tỉnh , tỷ lệ 1/500.
Theo đó, Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương. Công trình có phía Bắc giáp đường Trương Đỗ và khu dân cư sau phố Chương Dương; phía Nam giáp đường Tôn Đức Thắng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Khu đô thị mới phía Đông thành phố Hải Dương; phía Đông giáp đường Thanh Niên và Khu đô thị mới phía Đông thành phố Hải Dương; phía Tây giáp đường quy hoạch phía sau Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Thư viện tỉnh.
Công trình tổng diện tích đất quy hoạch 18,7294ha, bao gồm 2 khu: Khu 1 (Phía Bắc đường Tôn Đức Thắng) có diện tích 16,9155ha và khu 2 (Phía Nam đường Tôn Đức Thắng) có diện tích 1,8139ha.
Dự án xây dựng Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương có quy mô đầu tư gồm Toà nhà HĐND - UBND và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Chiều cao công trình 7 tầng; diện tích xây dựng 4.010 m2, diện tích sàn xây dựng 16.284 m2.
Toà nhà làm việc các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh gồm 01 toà nhà cao 20 tầng và 01 toà nhà cao 22 tầng (trong đó có 01 tầng kỹ thuật và 01 tầng áp mái); diện tích sàn xây dựng 44.670 m2; công năng chính là nơi làm việc của 18 Sở, ban, ngành và bộ phận một cửa liên thông (gồm 17 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh).
Được biết, trong tháng 4, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyên giao (BT), không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương.
Theo dự kiến, Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương có tổng mức đầu tư khoảng 2.060 tỷ đồng. Đây sẽ là nơi làm việc tập trung của 19 cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền của tỉnh này, bao gồm 5 khu: khu trụ sở của HĐND, UBND, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; khu làm việc khối các sở, ngành thuộc UBND tỉnh; trung tâm hội nghị; khu sân đường nội bộ, cây xanh, quảng trường, bãi để xe, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và khu dịch vụ.
500 Startup đến Việt Nam để mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á
Mặc dù đang có hoạt động tại Thái Lan nhưng mới đây, 500 Startup đã có thêm hoạt động tại Việt Nam. Thế nhưng việc đầu tư tại Việt Nam và Thái Lan lại khác nhau, do đó có thể quỹ đầu tư này muốn tiếp cận Đông Nam Á theo hai hướng khác nhau.
Có những lý do khiến cho Việt Nam trở thành nơi thu hút đầu tư nhất trong khu vực. Với dân số hơn 90 triệu người, và hơn một nửa đang ở độ tuổi dưới 30, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn nhất cho việc phát triển công nghệ và internet.
500 Startup được biết đến như một chương trình tăng tốc khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon nhưng có hoạt động tại Châu Á và các khu vực khác trên thế giới.
Tại Việt Nam, chương trình này đã bổ nhiệm ông Trần Quốc Bình, người đã ở vị trí Giám đốc công nghệ, đồng sáng lập Klout và Eddie Thai làm giám sát.
Ông Khailee Ng, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á đã từ chối trả lời trên Techcrunch về việc có ra mắt một quỹ đầu tư riêng tại Việt Nam không khi tại Thái Lan đã có một quỹ 10 triệu USD.
Nếu so sánh về tương quan hoạt động đầu tư giữa hai nước thì cả Việt Nam và Thái Lan đều được quỹ đầu tư này thuê 2 công ty bản địa làm đối tác.
500 startup đã có hơn 1000 dự án đầu tư trên thế giới bao gồm cả tại Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ và đã hoàn thành 3 thoải thuận tại Việt Nam.
Techcrunch cho biết, các doanh nghiệp này dự kiến hoàn thành thêm 20 thoải thuận nữa trong thời gian từ nay đến năm tới.
Khi nhấn mạnh con số về lượng khách hàng sử dụng internet di động so với máy tính và dân số trẻ đại diện của một doanh nghiệp cho biết: “Đây là một lựa chọn hợp lý nhưng vẫn chưa đủ”.
Giới truyền thông cho rằng việc 500 Startup khởi động việc đầu tư tại Việt Nam nhưng lại so sánh với mô hình tại Thái Lan có thể hiểu rằng các doanh nghiệp này đang muốn tiếp cận Đông Nam Á theo 2 cách.
Tại Thái Lan, các quỹ tại đó sẽ đầu tư cho việc phát triển giai đoạn đầu khi thực hiện ý tưởng kinh doanh. Sau đó sẽ theo dõi việc các dự án thu hút thêm vốn đầu tư.
Còn tại Việt Nam, quỹ đầu tư này sẽ trực tiếp giám sát một doanh nghiệp trong nước trong cả bước tiếp theo của quá trình đầu tư đến khi các doanh nghiệp này có thể tự mở rộng ra ngoài thị trường trong nước.
Đây có thể sẽ là một chiến lược phù hợp trong dài hạn tại thị trường Đông Nam Á, nơi mà hiện các nhà đầu tư từ Singapore và Nhật Bản đang hoạt động rất tích cực.