tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 20-08-2015

  • Cập nhật : 20/08/2015

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp thị trường

Để chủ động ứng phó với việc nhân dân tệ phá giá, Ngân hàng Nhà nước trong một tuần đã nới biên độ từ 1% lên 3%, tăng tỷ giá 1% và có thể sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần.

Tuyên bố này được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sáng 19/8, sau khi có động thái kép, vừa tăng thêm tỷ giá 1% vừa tiếp tục nới biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%. Như vậy, nhà điều hành một lần nữa tỏ ra sẵn sàng chủ động can thiệp ổn định tỷ giá, bình ổn thị trường ngoại tệ. 

dola ngan hang va tu do lien tuc tang trong sang nay. anh: anh quan.

Đôla ngân hàng và tự do liên tục tăng trong sáng nay. Ảnh: Anh Quân.

Trước đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng hé lộ quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia đến tháng 7/2015 là 37 tỷ USD. Ông nhấn mạnh đây là số ngoại tệ "tiền tươi thóc thật", sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào.

Như vậy, chỉ trong một tuần, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần ra các thông báo điều chỉnh quan trọng về tỷ giá. Đầu tiên, ngày 12/8, sau khi đồng nhân dân tệ bị phá giá kỷ lục, cơ quan này quyết định nới biên độ mua bán cho các ngân hàng thương mại từ 1% lên 2%. Tuy nhiên, bên cạnh những diễn biến căng thẳng của nhân dân tệ, Ngân hàng Nhà nước cho rằng tâm lý thị trường trong nước vẫn còn nặng nề do lo ngại các hệ lụy của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất. Do đó, việc điều chỉnh lần này xem như động thái dự phòng cho cả những diễn biến bất lợi không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu 2016, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. 

Ngay sau khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng, biên độ được nới, các nhà băng liên tục điều chỉnh tỷ giá. Đầu giờ sáng, giá bán đôla tại Vietcombank, Eximbank nhảy hơn 200 đồng lên 22.380, 22.450 đồng. Đến 10h, giá lại tăng tiếp 20-30 đồng. Tương tự tại ACB, Techcombank, giá bán đôla hiện giao dịch ở 22.480 đồng.

Diễn biến này cũng xảy ra tương tự trên thị trường tự do. Đầu giờ sáng, mỗi đôla tăng 100-200 đồng khi giao dịch quanh 22.350 - 22.450 đồng, sau đó một giờ đã nhảy tiếp 50 đồng nữa.

Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên bình tĩnh theo dõi thêm thông tin trước khi quyết định mua bán ngoại tệ, bởi đây là thời điểm rất nhạy cảm.


FLC hợp tác với tập đoàn y tế lớn của Nhật Bản

lanh dao flc lam viec voi dai dien seirei. doanh thu nam 2014 cua seirei dat hon 900 trieu usd. tong so nhan su hien dang lam viec tai seirei tinh den 31/12/2014 la 13.380 nguoi.

Lãnh đạo FLC làm việc với đại diện Seirei. Doanh thu năm 2014 của Seirei đạt hơn 900 triệu USD. Tổng số nhân sự hiện đang làm việc tại Seirei tính đến 31/12/2014 là 13.380 người.

“Mục tiêu quan trọng của Seirei trong lần đến thăm Việt Nam lần này là trao đổi với phía FLC về cơ hội hợp tác hai bên trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh, chuyển giao nguồn lực và hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến ở Nhật Bản hiện nay”.

Đó là phát biểu của ông Yamamoto Toshihiro, Chủ tịch Seirei - một tập đoàn y tế và khám chữa bệnh lớn của Nhật - nhân chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo tập đoàn FLC, ngày 17/8.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cho hay, tập đoàn hiện có hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản trên quy mô lớn, với tổng vốn đầu tư hiện đạt 2 tỷ USD. 

Cùng với đó, với mảng dịch vụ khám chữa bệnh, FLC đã có chiến lược đầu tư Bệnh viện Đa khoa Quốc tế với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hiện đại. Bên cạnh việc tìm kiếm các dự án mua bán và sáp nhập trong nước, FLC chào đón các nhà đầu tư và đối tác chiến lược đến từ nước ngoài có cùng mối quan tâm.

“Chúng tôi hướng tới xây dựng một bệnh viện mang thương hiệu FLC có quy mô tầm cỡ, đạt chuẩn trong khu vực và quốc tế”, ông Trịnh Văn Quyết nói.

Ông Yamamoto Toshihiro cho biết, phía Seirei đã có một thời gian theo dõi, chứng kiến hoạt động của FLC và quan tâm đến cơ hội đầu tư tại tập đoàn này.

Ông nói, Seirei đặc biệt chú trọng đến việc triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân từ lúc còn trẻ đến lúc về già ở Việt Nam, mô hình đang áp dụng phổ biến ở Nhật Bản và các nước phát triển. 

Bên cạnh đó, vấn đề tiếp nhận nhân lực trẻ trong lĩnh vực y tế cũng là vấn đề được Seirei quan tâm, do tỷ lệ sinh tại Nhật đang giảm trong khi người cao tuổi lại tăng, đồng nghĩa số lượng các nhân viên y tế cũng tăng theo.

"Hiện nay Chính phủ Nhật Bản đã tiếp nhận điều dưỡng viên từ Việt Nam và Philippines, tuy nhiên con số này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người Nhật. Chúng tôi cũng hướng tới mục tiêu tìm kiếm những nhân tài và điều dưỡng viên chăm sóc người già", ông cho hay.

“Đến thăm cơ sở của FLC, chúng tôi nhận thấy tập đoàn có một chế độ đào tạo các nhân viên y tế bài bản. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng cả hai bên sẽ đạt được mục tiêu mong muốn”.

Tại buổi làm việc, TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nói: “Tôi tin rằng sự hợp tác giữa FLC và Seirei, hai tập đoàn có đầy đủ các nguồn lực, sẽ mang lại sự phát triển và thành công . Về phía cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi ủng hộ cho sự hợp tác hai bên nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng y tế khám chữa bệnh tại Việt Nam”.

Phó tổng giám đốc FLC Trần Thị My Lan cho biết, phía FLC sẽ nhanh chóng xúc tiến triển khai trên tinh thần các nội dung thoả thuận hợp tác mà hai bên đã đạt được trong đợt làm việc lần này.

Seirei là tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội hàng đầu Nhật Bản, có trụ sở chính tại Shizuoda. Bệnh viện đầu tiên của Seirei được thành lập năm 1930 với bề dày 85 năm hoạt động.

Mạng lưới các bệnh viện của Seirei phủ khắp lãnh thổ Nhật Bản. Tổng số bệnh viện và trung tâm y tế, nhà dưỡng lão của Seirei là 140. Seirei cũng là mô hình tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực y tế cho ra đời dịch vụ đưa đón bệnh nhân khám chữa bệnh bằng máy bay trực thăng Heli-Doctor.

Doanh thu của Seirei năm 2014 đạt hơn 900 triệu USD. Tổng số nhân sự hiện đang làm việc tại Seirei tính đến 31/12/2014 là 13.380 người.

Yêu cầu thanh tra dự án của Benthanh Group và Phát Đạt

mot goc trang web cua tong cong ty ben thanh.

Một góc trang web của Tổng công ty Bến Thành.

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo về kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND Tp.HCM trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng giai đoạn 2011 đến tháng 6/2014.

Trong phần nội dung về quản lý, sử dụng đất đai tại Tp.HCM, theo Thanh tra Chính phủ, Tổng công ty TNHH Một thành viên Bến Thành (Benthanh Group) đã sử dụng khu đất số 104 Nguyễn Văn Cừ với 2.750 m2 để hợp tác 30 năm với Công ty Bất động sản Phát Đạt, trái với điều 2 quyết định số 5757/QĐ- UBND ngày 31/12/2008 của UBND Tp.HCM. 

Theo quy định, Tổng công ty Bến Thành không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Trước thực tế trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND Tp.HCM chỉ đạo các đơn vị tiến hành thanh tra và xử lý đối với Tổng công TNHH Một thành viên Bến Thành về công tác quản lý nhà, đất và cho tư nhân thuê, hợp tác để thực hiện nhiều dự án.

Trong đó, có dự án trái với quy định của UBND Tp.HCM như dự án cao ốc tại 104 Nguyễn Văn Cừ.

Sản xuất thép Việt Nam tăng vọt dù Trung Quốc thừa cung

tinh trong 7 thang dau nam nay, tong san luong thep cua cac thanh vien hiep hoi thep dat 3.646.205 tan, tang 28,2% so voi cung ky 2014, day duoc danh gia la muc tang cao so voi nhung nam gan day. 

Tính trong 7 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thép của các thành viên hiệp hội thép đạt 3.646.205 tấn, tăng 28,2% so với cùng kỳ 2014, đây được đánh giá là mức tăng cao so với những năm gần đây. 

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố, trong tháng 7/2015, giá các loại nguyên liệu để sản xuất thép tiếp tục xu hướng giảm, đặc biệt giá giao dịch thép phế liệu, phôi thép tuần cuối tháng 7/2015 giảm sâu so với hồi cuối tháng trước. 

Cụ thể, giá thép phế liệu giảm 45 USD/tấn so với giá cuối tháng 6/2015. Giá phôi nhập khẩu giảm 30 USD - 35 USD/tấn xuống mức 305 - 320 USD/tấn trong tháng 7/2015.

Về tình hình sản xuất, bán hàng của các doanh nghiệp trong ngành thép, VSA cho biết các nhà sản xuất thép trong nước tiếp tục đối đầu với thép nhập khẩu giá rẻ và sức ép nguồn cung dư thừa từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Tuy nhiên, sản xuất thép xây dựng của các thành viên VSA tháng 7/2015 đạt 612.884 tấn, tăng 4,59% so với tháng trước và tăng tới 51,48% so với cùng kỳ 2014. 

Sản xuất thép xây dựng tháng 7 cao hơn so với mức bình quân từ đầu 2015 cho đến nay và ở mức 514.000 tấn thép/tháng. Sản lượng bình quân tháng trong năm 2014 là 429.000 tấn.

Bán hàng thép xây dựng của các thành viên VSA đạt 522.099 tấn, tuy có giảm 1,52% so với tháng trước nhưng tăng đến 23,24% so với cùng kỳ.

Tính trong 7 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thép của các thành viên VSA đạt 3.646.205 tấn, tăng 28,2% so với cùng kỳ 2014. 

Trong khi đó, tổng mức bán hàng đạt 3.577.163 tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo VSA, ngành thép Việt Nam sẽ đối diện với không ít khó khăn từ phía Trung Quốc bởi lý do sản lượng thép của Trung Quốc 7 tháng đầu năm cao kỷ lục, đồng thời Trung Quốc mới hạ giá đồng Nhân dân tệ xấp xỉ 5%, khiến giá thép Trung Quốc có thể giảm sâu thời gian tới. 

Số liệu của Bloomberg cho thấy, lũy kế 7 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc đã xuất ra thị trường thế giới 62,13 triệu tấn thép, mức cao chưa từng có trong lịch sử. 

Citigroup dự báo Trung Quốc sẽ xuất khẩu khoảng 100 triệu tấn thép trong năm nay, cao hơn mức 79 triệu tấn trong năm 2014.

Mỹ tiếp tục áp thuế cao đối với túi PE xuất khẩu từ VN

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra kết luận cuối cùng đợt rà soát thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm túi nhựa polyethylene (túi PE) nhập khẩu từ VN theo hướng tiếp tục kéo dài lệnh áp thuế và giữ nguyên mức thuế với các bị đơn như trong cuộc điều tra ban đầu cách đây 5 năm.

Ngày 19-8, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) cho biết thông tin này.

Với kết luận cho rằng “việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống trợ cấp với túi PE nhập khẩu từ Việt Nam có thể dẫn tới việc tiếp tục/hoặc tái diễn các trợ cấp có thể đối kháng, Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định duy trì việc áp thuế chống trợ cấp với sản phẩm túi PE xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ ở mức 52,56% và 5,28% đối với hai bị đơn bắt buộc, mức 5,28% đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Đồng thời, giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá rất cao, từ 52,3-76,11% đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nói trên sang Mỹ.

Với mức thuế quá cao như vậy, cơ hội xuất khẩu túi nhựa PE của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ gần như đã đóng chặt cửa.

Theo VCA, tiến trình rà soát thuế được Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành từ tháng 4-2015. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, việc ngành sản xuất túi PE trong nước tiếp tục bị áp thuế có khả năng rất lớn từ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ không nhận được bất cứ phản hồi nào từ các bị đơn Việt Nam trong quá trình rà soát nói trên, dẫn đến việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định sẽ tiến hành một cuộc “rà soát hoàng hôn rút gọn” (expedited sunset review) theo như luật định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục