tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-06-2017

  • Cập nhật : 18/06/2017

Tôm Úc xuất khẩu sang Việt Nam chế biến được tái nhập trở lại Úc

Từ ngày 15/6, Bộ Nông nghiệp Úc chấp nhận các đơn xin phép nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín được đánh bắt tự nhiên ở Úc rồi xuất khẩu sang Việt Nam để chế biến sau đó tái nhập lại Úc.

tu 15/6/2017, uc  chap nhan cac don xin phep nhap khau doi voi mat hang tom chua nau chin duoc danh bat tu nhien o uc roi xuat khau sang viet nam de che bien sau do tai nhap lai uc.

Từ 15/6/2017, Úc chấp nhận các đơn xin phép nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín được đánh bắt tự nhiên ở Úc rồi xuất khẩu sang Việt Nam để chế biến sau đó tái nhập lại Úc.

thông báo về việc Bộ này đã nhận được văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, đó là Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc có thể đáp ứng được các điều kiện nhập khẩu được đưa ra trong giấy chứng nhận kiểm dịch mới.

Cụ thể, kể từ ngày 15/6, Bộ Nông nghiệp Úc sẽ chấp nhận các đơn xin phép nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín được đánh bắt tự nhiên ở Úc rồi xuất khẩu sang Việt Nam để chế biến sau đó tái nhập lại Úc.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về các điều kiện an toàn sinh học nhập khẩu (BICON) đã được Bộ Nông nghiệp Úc cập nhật các yêu cầu mới này.

Theo đó, các đơn xin phép nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín được đánh bắt tự nhiên ở Úc rồi được chế biến ở các quốc gia khác không phải Việt Nam sẽ chỉ được chấp nhận khi cơ quan có thẩm quyền tại các quốc gia đó đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng được các điều kiện nhập khẩu mới của Úc. 

Trước đó, ngày 7/1/2017, Úc đã thực thi khẩn cấp lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam do lo ngại bùng phát bệnh dịch đốm trắng tại Úc. Lệnh cấm kéo dài trong vòng sáu tháng này đã khiến việc xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Úc bị gián đoạn.

Trước tình hình đó, Bộ Công thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị phía Úc sớm gỡ bỏ lệnh cấm này, đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ để tôm tươi nguyên con của Việt Nam sớm được xuất khẩu sang thị trường Úc.

Úc là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 7 của Việt Nam, chiếm 3,6% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Năm 2016, xuất khẩu tôm sang thị trường này cả năm đạt 114,6 triệu USD. Trong các sản phẩm tôm xuất khẩu sang Úc, tôm chế biến chiếm 78% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này.

Trong 5 năm qua, Việt Nam luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Úc. Mặc dù quy định khắt khe, Úc vẫn được coi là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam do nhu cầu nhập khẩu tôm được dự báo sẽ ngày một tăng. Bên cạnh đó, Úc có xu hướng thu hẹp thị trường và tập trung nhập khẩu từ các thị trường chính. Đây cũng là một trong những lợi thế lớn cho các nước cung cấp tôm hàng đầu cho Úc trong đó có Việt Nam.(Baodautu)
--------------------

KoCham đề nghị miễn thuế xuất khẩu với sản phẩm nhôm

Ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) cho rằng thuế xuất khẩu với sản phẩm nhôm đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Hàn Quốc.

ong ryu hang ha, chu tich hiep hoi doanh nghiep han quoc tai viet nam (kocham)  tai vbf giua ky 2017 (anh: duc thanh)

Ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham)  tại VBF giữa kỳ 2017 (Ảnh: Đức Thanh)

Kiến nghị trực tiếp với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo các bộ, ngành tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 sáng 16/6, ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch KoCham đặc biệt nhấn mạnh tới khó khăn của doanh nghiệp khi có sự thay đổi về thuế xuất khẩu với các sản phẩm nhôm.

Trước đây, Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu và Nghị định thi hành có quy định “Không áp thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm được sản xuất từ vật tư được nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu”.

Tuy nhiên, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu (khoản 7 điều 16, Luật số 107/2016/QH13) đã được sửa đổi ngày 06/4/2017 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP lại không còn cụm từ “không áp thuế xuất khẩu”.

“Do đó, các cơ quan nhà nước đang hiểu là vẫn áp thuế xuất khẩu. Và hiện tại, các sản phẩm này vẫn đang bị áp thuế xuất khẩu”, ông Ryu Hang Ha nói.

Hiện tại, thuế xuất khẩu được áp lên các sản phẩm nhôm khảng 7-10%. KoCham cho rằng, nhiều nhà sản xuất sản phẩm nhôm đang phải đối mặt với khó khăn khi xuất khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam, bởi vì họ mất năng lực cạnh tranh về giá tại các thị trường nước ngoài. 

“Hàn Quốc và Trung Quốc không áp thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm nhôm”, ông Ryu Hang Ha viện dẫn khi đề nghị miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm nhôm.

“Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất các sản phẩm nhôm đảm bảo được năng lực cạnh tranh về giá và góp phần vào sự phát triển công nghiệp của Việt Nam và cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hoạt động thuận lợi”, ông nói.

Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối năm ngoái với các công ty Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam, 46,1% số doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó 44,7% cho biết sẽ vẫn đầu tư vào Việt Nam ở mức hiện tại.

KoCham cũng cho biết, 71% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ hài lòng với hoạt động quản lý kinh doanh tại Việt Nam.

“Khó khăn mà các công ty Hàn Quốc gặp phải trong những giai đoạn đầu khi bắt đầu đầu tư đó là thiếu thông tin, khó khăn trong giao tiếp do khác biệt ngôn ngữ, và thiếu các chính sách ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, sau khi gia nhập thị trường Việt Nam, các công ty còn gặp những khó khăn khác như thiếu hệ thống pháp lý, pháp luật được thực thi chưa đồng bộ và khác biệt văn hóa”, ông Ryu Hang Ha nói.(Baodautu)
---------------------------

Doanh nghiệp Nhật lo ngại chi phí lao động ở Việt Nam ngang bằng Thái Lan

Ông Hiroshi Karashima, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) đã tính toán, nếu bao gồm cả chi phí về phúc lợi xã hội và công đoàn thì chi phí lao động ở Việt Nam ngang bằng với chi phí lao động ở Thái Lan. 

ong hiroshi karashima, chu tich hiep hoi doanh nghiep nhat ban tai viet nam (jbav)

Ông Hiroshi Karashima, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV)

Phát biểu tại VBF giữa kỳ năm 2017, ông chủ tịch JBAV đã nhắc tới lo ngại về tốc độ tăng lương tối thiểu hàng năm tại Việt Nam.

“Hiện tại, mức lương tối thiểu hiện tại của Việt Nam (ở khu vực 1) cao hơn mức lương ở lĩnh vực công nghiệp chính của Philippines, trong khi Malaysia và Thái Lan đã hạn chế tăng lương tối thiểu”, ông Hiroshi Karashima nói.

Thậm chí, các doanh nghiệp đã tính, nếu bao gồm cả chi phí về phúc lợi xã hội và công đoàn thì chi phí lao động ở Việt Nam ngang bằng với chi phí lao động ở Thái Lan.

“Với tốc độ tăng nhanh như vậy chúng tôi lo ngại Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh tranh tương đối so với các nước láng giềng. Tôi cho rằng, sẽ là chiến lược khi xác định mức tăng lương tối thiểu thích hợp hàng năm dựa trên mức tăng CPI”, ông Hiroshi Karashima kiến nghị với các cơ quan Chính phủ tham dự VBF giữa kỳ 2017.

Liên quan đến vấn đề lao động, JBAV cũng tiếp tục đề nghị cải thiện các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép lao động cho các chuyên gia về doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các ngành công nghiệp phụ trợ.

“Tôi tin rằng, những điểm mà tôi vừa đề cập sẽ là yếu tố quan trọng nhất để duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam. Tôi thực sự mong muốn Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ với cương vị lãnh đạo của mình sẽ giải quyết nhanh chóng và triệt để vấn đề cụ thể này”, ông Hiroshi Karashima nhấn mạnh.(Baodautu)
-------------------------

Thanh tra thuế đưa nhiều đối tượng vào "tầm ngắm"

Để chống thất thu cho ngân sách nhà nước, Cục Thuế TP.HCM đã đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin người nộp thuế, trong đó đã tập trung đối với những lĩnh vực rủi ro cao về thuế.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thanh tra 16 lĩnh vực rủi ro cao

Theo ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, trong thời gian qua, đơn vị này đã đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin người nộp thuế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để tăng cường kiểm tra, rà soát, phân loại những ngành nghề có rủi ro cao để có biện pháp đấu tranh với các hành vi gian lận thuế. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra đối với 16 lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, trong đó có một số lĩnh vực trọng yếu như: Kinh doanh thương mại điện tử; Kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản; Chuyển nhượng vốn; Doanh nghiệp bán hàng đa cấp…

Trong 5 tháng đầu năm 2017, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra tại 7.230 doanh nghiệp, truy thu và phạt 1.753 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, Cục Thuế TP.HCM tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và triển khai thực hiện một số chuyên đề như kiểm soát hoạt động chuyển giá đối với DN có giao dịch liên kết; chuyển giá trong hoạt động xuất nhập khẩu; quản lý kinh doanh thương mại điện tử. Trong đó, Cục Thuế TP.HCM thực hiện rà soát, thu thập thông tin và thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh qua mạng internet để vận động, hướng dẫn người nộp thuế kê khai và nộp thuế theo đúng quy định.

Từ nay đến cuối năm 2017, Cục Thuế TP.HCM sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và phân tích các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro lớn; các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu lớn tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế, gian lận thuế cao…

Cùng chặn trốn thuế kinh doanh qua mạng

Trước thực trạng nhiều người hoạt động lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử (hoạt động bán hàng qua mạng) thời gian gần đây không kê khai đầy đủ doanh số bán hàng qua mạng, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo các đơn vị, gồm: Công an, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước... sẽ cùng với Cục Thuế TP.HCM vào cuộc ngăn chặn hành vi trốn thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, để tăng cường quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, các đơn vị nói trên sẽ thực hiện nhiều giải pháp quản lý thuế, tạo môi trường công bằng trong kinh doanh về nghĩa vụ thuế. Theo đó, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ cung cấp cho các cơ quan Thuế danh sách các website thương mại điện tử như website bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mãi trực tuyến, website của các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến, các tổ chức cá nhân trong nước là chủ sở hữu của các website thương mại điện tử có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế …

Các đơn vị nói trên cũng sẽ xem xét đến các phương thức thanh toán của từng tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như thanh toán qua ngân hàng, bằng thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, số tài khoản nhận chuyển tiền của các website, thanh toán bằng thẻ cào điện thoại và các phương thức thanh toán khác. Trong khi đó, Công an TP.HCM cũng sẽ cung cấp cho cơ quan Thuế các website thương mại điện tử có hoạt động kinh doanh chưa kê khai nộp thuế bị phát hiện để cơ quan Thuế truy thu thuế theo quy định. Cục Thuế TP.HCM có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến nghĩa vụ kê khai nộp thuế, chính sách thuế, các loại thuế phải thực hiện kê khai nộp thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Đặc biệt, Cục Thuế TP.HCM sẽ phối hợp với các báo đài thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có hành vi trốn thuế.

Hoạt động bán hàng trên mạng điện tử, trên facebook rầm rộ là vậy, nhưng theo phân tích của lãnh đạo Cục Thuế TPHCM, cơ quan Thuế vẫn khó xác định được doanh thu, lợi nhuận của các đơn vị bán hàng trên mạng theo chứng từ kèm theo vì thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người tiêu dùng. Chẳng hạn, với các cá nhân, tổ chức bán hàng qua Facebook, cơ quan Thuế vào cuộc kiểm tra là một chuyện, nhưng việc  xác định được doanh thu, lợi nhuận bao nhiêu lại là chuyện khác. 

Theo ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, hiện trên địa bàn TP.HCM có khoảng 80.000 website có tên miền thực hiện thương mại điện tử, trong đó có khoảng 40.000 website hoạt động có hiệu quả tồn tại trên 3 năm. Để ngăn chặn hành vi trốn thuế, dự kiến trong năm 2017 sở sẽ phối hợp với Cục Thuế TP.HCM kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực thương mại điện tử theo 12 tiêu chí nhằm quản lý lĩnh vực này.(baohaiquan)

Trở về

Bài cùng chuyên mục