tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 18-06-2017

  • Cập nhật : 18/06/2017

Gỗ Trường Thành dự báo lãi gấp 10 lần trong 5 năm tới

Gỗ Trường Thành đặt kế hoạch lãi sau thuế năm nay hơn 35 tỷ đồng và sẽ tiến hành tái cấu trúc hoạt động sản xuất.

go truong thanh du bao lai gap 10 lan trong 5 nam toi

Gỗ Trường Thành dự báo lãi gấp 10 lần trong 5 năm tới

Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã CK: TTF) vừa công bố tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên sắp diễn ra vào cuối tháng 6.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.254 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế ước tính khoảng 35,4 tỷ đồng, chấm dứt tình trạng thua lỗ 2 năm liên tiếp, nhất là khoản lỗ đột biến từ việc trích lập dự phòng gần 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho bị thiếu sau kiểm kê vào giữa năm ngoái.

Dự kiến trong quý III năm nay, công ty sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ tối đa 1.000 tỷ đồng theo phương án vay chuyển đổi của cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư.

Ông Hồ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành cho biết năm nay, công ty sẽ thu hồi tất các các khoản đầu tư ngoài ngành nhằm tập trung nguồn lực tài chính đầu tư thiết bị máy móc, tái cấu trúc sản xuất theo hướng tinh gọn, phát triển năng lực cốt lõi là chế biến gỗ và thi công lắp đặt.

Công ty chấp nhận lỗ lớn để thanh lý toàn bộ kho gỗ tồn nhiều năm, đồng thời nắm quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính và lành mạnh hoá bảng cân đối tài sản để có quyền lựa chọn làm việc với các ngân hàng, các định chế tài chính có chi phí thấp nhất. Từ đầu tháng 10/2017, công ty không còn nợ ngân hàng nhờ sử dụng nguồn tiền từ bán các khoản đầu tư ngoài ngành và phát hành vốn để trả nợ.

Theo chiến lược phát triển trong 5 năm tới, công ty sẽ tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập thêm nhiều nhà máy gỗ, thành lập một khu công nghiệp chuyên cho ngành gỗ. Dự kiến đến năm 2021, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt đạt 2.627 tỷ đồng và 319 tỷ đồng, tương ứng mức tăng gấp 2 và gấp 10 lần so với kế hoạch năm nay.

Sau khi ra quyết định chấm dứt tư cách thành viên Hội đồng quản trị và phê duyệt phương án khắc phục hậu quả theo đơn đề xuất của cha con ông Võ Trường Thành, đồng thời bổ nhiệm hàng loạt nhân sự cấp cao mới, hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Đến cuối quý I năm nay, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 212 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Dù vẫn tiếp tục lỗ sau thuế gần 17 tỷ đồng nhưng công ty đã tiết giảm đáng kể giá vốn bán hàng, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp. Đáng chú ý là trong kỳ báo cáo gần nhất, ước tính các khoản tiền phải thu của khách hàng, ứng trước cho người bán… lên đến 830 tỷ đồng nhưng công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Theo lý giải của ban lãnh đạo Gỗ Trường Thành, công ty khẳng định chắc chắn sẽ thu hồi được số tiền này do cuối năm 2016, một nhà đầu tư đã ký thoả thuận hỗ trợ và sẵn sàng đảm bảo khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu với tổng số tiền dự kiến là 400 tỷ đồng. Đổi lại, nhà đầu tư này được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành trong tương lai. Một cá nhân khác cũng cam kết nội dung tương tự và đồng ý dùng số tiền đã cho công ty vay trong năm trước (ước tính 300 tỷ đồng) để bảo đảm cho số tiền phải thu hồi.(Vnexpress)
--------------------

Đề xuất phương án 'giải cứu' bất động sản trùm mền

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tin rằng nếu cho phép áp dụng rộng rãi cơ chế chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ khai thông thị trường chuyển nhượng dự án, tái khởi động các dự án đang "trùm mền".

Đó là một trong những con số mà Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) đưa ra trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để góp ý một số nội dung với dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

HoREA dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Tính đến ngày 31-12-2016 nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng đã trên 160.000 tỉ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ.

Tính gộp tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu mà Công ty Mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được và nợ có nguy cơ cao trở thành nợ xấu trên cơ sở tính toán thận trọng của NHNN thì chiếm tỉ lệ khoảng 10,08% trên tổng dư nợ cho vay.

Trong khi đó, hằng năm nợ xấu vẫn phát sinh thêm 1,3-1,5% trên tổng dư nợ do các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đồng thời với mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm khoảng 16% trong năm năm tới, NHNN dự kiến sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỉ đồng. Tổng nợ xấu sẽ lên đến khoảng 600.000 tỉ đồng.

Đề xuất phương án 'giải cứu' bất động sản trùm nền - ảnh 1
Nhiều biệt thự, nhà phố tại một dự án ở quận 9, TP.HCM xây dang dở rồi bỏ hoang từ nhiều năm nay. Ảnh: THÙY LINH

Theo HoREA, nợ xấu bao gồm cả hơn 90.000 tỉ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản trong nhiều năm qua. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến có nhiều dự án BĐS "trùm mền", dở dang, riêng TP.HCM đã có khoảng 500 dự án ngừng triển khai.

HoREA cho biết hiệp hội đã nhiều lần đề nghị sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS để cho phép chuyển nhượng dự án theo cơ chế như nội dung được xác định tại Điều 10 dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, để giải quyết tình trạng nhiều dự án BĐS bị ngừng triển khai hiện nay.

Với việc ban hành cơ chế xử lý tài sản bảo đảm là dự án BĐS trong dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Quốc hội xem xét thông qua lần này, sẽ mở đường cho việc sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS trong thời gian tới.

Hiệp hội đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng rộng rãi cơ chế chuyển nhượng dự án BĐS như nội dung trên đây sẽ giúp khai thông thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án, khai thông nguồn vốn, tái khởi động các dự án đang bị ngừng triển khai.

"Đây cũng là một giải pháp góp phần tích cực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng mà chủ thể thực hiện lại chính là các doanh nghiệp BĐS, sử dụng nguồn vốn tư nhân, hoàn toàn không liên quan đến ngân sách nhà nước" - HoREA nhấn mạnh.   (PLO) 

-------------------------

Nhiều lô hàng bị trả về vì...không hiểu luật của Mỹ

Ngày 16-6, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo quốc tế về các yêu cầu mới tiêu chuẩn chất lượng để nông sản, thực phẩm Việt hội nhập.

Ông Herb Cochran – cố vấn Amcham Việt Nam cho biết doanh nghiệp cần phải biết về bộ tiêu chuẩn của luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm FSMA của Mỹ và thuê chuyên gia tư vấn giỏi, rành rẽ về kiểm định sản phẩm của Cục Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) khi tham gia xuất khẩu hàng hóa sang nước này.

FDA Đạo luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (ATTP) là công cuộc “quét dọn” lớn nhất trong việc thiết lập lại các luật về ATTP tại Mỹ trong hơn 70 năm qua, được Cựu Tổng thống Obama ký vào 4/1/2011, chuyển trọng tâm từ ứng phó sang phòng ngừa.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, mặc dù đạo luật đã đươc ban hành từ rất lâu nhưng các cơ quan, doanh nghiệp lại ít chú ý về những quy định trong đạo luật này.

Việc này dẫn đến hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ gặp nhiều khó khăn và bị nhiều rủi ro. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã có 45% kiện hàng xuất sang Mỹ bị dội lại do thiếu các hồ sơ quy trình của sản phẩm, chưa kể đến chất lượng của sản phẩm.

Các quy tắc mới thay đổi trọng tâm từ phản ứng với nhiễm bẩn hoặc các mối nguy khác, thay vào đó, để ngăn ngừaTheo đó, tất cả các nhà xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ bây giờ phải trao đổi và làm việc tích cực với những  người mua và nhà nhập khẩu Mỹ để hiểu các yêu cầu mới và tuân thủ chúng.

Ông Nguyễn Huy, người được ủy quyền kiểm định sản phẩm của Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA cho biết doanh nghiệp Việt Nam để được chấp nhận nhập khẩu vào Mỹ thì phải đáp ứng được 2 yêu cầu.

Đó là phải có chứng nhận về kiểm soát phòng ngừa PCIQ trực tiếp từ FDA và phải kế hoạch ATTP với các nội dung bắt buộc gồm phân tích mối nguy, kiểm soát phòng ngừa, thủ tục giám sát hành động khắc phục và thẩm tra.

Nhiều lô hàng bị trả về vì...không hiểu luật của Mỹ - ảnh 1
 Hội thảo quốc tế về các yêu cầu mới tiêu chuẩn chất lượng để nông sản, thực phẩm Việt hội nhập. Ảnh: HD

Teo ông Nestor Scherbey-Tổng Giám đốc, CTRMS Viet Nam, Cố vấn cấp cao, Liên minh thuận lợi hóa thương mại toàn cầu thì không riêng gì Việt Nam mà tất cả các doanh nghiệp trên thê giới nếu muốn nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ ỳ phải tuân thủ tất cả những điệu kiện của thì những quy định mới của FDA và USDA Mỹ.

Ông Nestor Scherbey cũng lưu ý các doah nghiệp đừng nghĩ rằng có Chứng chỉ đăng ký FDA là được xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

“Nếu công ty bạn có Chứng chỉ Đăng ký với FDA cái mà đại lý đăng ký đưa cho bạn, nó không có nghĩa là bạn được “cấp phép” xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ mà nó chỉ là một Số Đăng ký và bạn cho phép Các kiểm định viên của FDA kiiểm tra cơ sở của bạn. Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu an toàn thực phẩm liên quan đến Thực tiến Sản xuất tốt (GMP) hoặc Thực tiễn Nông nghiệp tốt (GAP) thì sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ”- ông Nestor Scherbey thông tin.

Đồng thời ông Nestor Scherbey cho biết luật mới quy định Đăng Ký FDA phải được gia hạn mỗi hai năm, nếu doanh nghiệp không tuân thủ các điều kiện của luật sẽ không được đăng ký lại.

Ông khuyến cáo nếu chưa tuân thủ yêu cầu thì rủi ro cao là sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng với hải quan, FDA và USDA và công ty sẽ có nguy cơ bị phạt rất nhiều tiền, bao gồm cả việc bị cấm xuất khẩu sang thị trường này.(PLO)
------------------------------

Xuất khẩu rau quả sang Nhật tăng ấn tượng

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu hàng rau quả năm tháng đầu năm nay ước đạt 1,4 tỉ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của rau quả Việt Nam, chiếm 84% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này.

Đáng chú ý, thị trường Nhật Bản có mức tăng trưởng khá ấn tượng khi đạt kim ngạch 43,4 triệu USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm trước. Việc rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh cho thấy chất lượng hàng Việt đã được nâng cao. Hiện Nhật Bản cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ)… do đã đáp ứng được các yêu cầu trong Luật Kiểm dịch thực vật của Nhật Bản.

Một số mặt hàng nông sản khác như thủy sản, hạt điều, cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng trưởng tốt với kim ngạch xuất khẩu đạt lần lượt là 474 triệu USD, 10 triệu USD và 95 triệu USD.(PLO)

Trở về

Bài cùng chuyên mục