Ninh Bình bãi bỏ chủ trương đầu tư nhiệt điện 1,8 tỷ USD.
Surimi Việt Nam được nhiều nước ưa chuộng
Ô tô châu Âu nhập khẩu sẽ có mức thuế 0%
Đại gia Freddie Mac 'hồi sinh'
Giá dầu đã 'thổi bay' 1.300 tỉ USD
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-08-2015
- Cập nhật : 03/08/2015
Nợ thuế cả nước đã lên tới 74.000 tỉ đồng
Theo Bộ Tài chính, tổng số tiền nợ thuế trên cả nước đến nay đã lên tới 74.000 tỉ đồng, gấp đôi chỉ tiêu cho phép.
Dự kiến thời gian tới, một trong những biện pháp đốc thúc thu hồi nợ là cơ quan thuế tiếp tục công khai thông tin về doanh nghiệp (DN) nợ thuế.
Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, dự kiến vào ngày 15 hằng tháng, cơ quan thuế sẽ phải công bố ba danh sách: danh sách các DN nợ thuế đến ngày thứ 61, các DN nợ thuế đến ngày thứ 91, các DN có nợ thuế đến ngày thứ 121.
Đối với các trường hợp nợ thuế quá 121 ngày, cục trưởng cục thuế yêu cầu DN không được sử dụng hóa đơn. Tính đến nay, cục thuế các tỉnh đã ban hành hơn 400 quyết định cưỡng chế về phong tỏa tài khoản và dừng sử dụng hóa đơn của DN.
Còn về đợt công khai danh sách 600 DN nợ thuế vừa qua, Bộ Tài chính cho biết có tám đơn vị bị công bố sai, trong đó có hai trường hợp sai là do lỗi của DN. Nguyên nhân sai là do tờ khai xác định nghĩa vụ nộp và chứng từ nộp chưa được đối soát kịp thời.
Bộ Tài chính khẳng định sẽ có chế tài nghiêm đối với những cán bộ thừa hành để xảy ra sai sót này.
Điều động 2 Cục trưởng Hải quan địa phương
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc vừa ký quyết định điều động công tác đối với Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Bình và Cục trưởng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế.
Tại Quyết định 2126/QĐ-TCHQ, điều động ông Hoàng Văn Hiển- Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Bình, nhận nhiệm vụ Cục trưởng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế.
Tại Quyết định 2128/QĐ-TCHQ điều động ông Lê Chí Hồng- Cục trưởng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, nhận nhiệm vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Bình.
Hai quyết định trên có hiệu lực từ 10-8-2015.
Trước đó, trong tháng 7-2015, Tổng cục Hải quan cũng có quyết định luân chuyển một số cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cục khối cơ quan Tổng cục Hải quan nhận nhiệm vụ Phó Cục trưởng một số Cục Hải quan địa phương.
Đồng Nai: 300 tỷ đồng xây cụm công nghiệp dệt may
Sau khi đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp dệt may Hưng Lộc sẽ thu hút các nhà đầu tư ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp phụ trợ và giải quyết thêm hàng nghìn công ăn việc làm tại địa phương.
Ngày 31/7, tại ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), Công ty cổ phần may Đồng Nai (chủ đầu tư dự án) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Hưng Lộc.
Theo chủ đầu tư dự án, Cụm công nghiệp Hưng Lộc có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích gần 42ha và chia thành 6 lô đất công nghiệp cho thuê với tổng diện tích trên 25ha.
Dự án là bước chuẩn bị cho việc di dời toàn bộ nhà máy của Tổng công ty may Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 khi khu công nghiệp này chuyển đổi công năng thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ.
Theo dự kiến, sau khi đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp Hưng Lộc sẽ thu hút các nhà đầu tư ngành công nghiệpdệt mayvà công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, nhằm đón đầu cơ hội khi Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương-TPP được ký kết.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sẽ góp phần giải quyết thêm hàng nghìn công ăn việc làm tại địa phương và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu vực xã Hưng Lộc. /.
EU thiệt hại tới 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nông sản của Nga
Việc Nga cấm vận thương mại khiến nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp của Liên minh châu Âu giảm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Chủ tịch Copa-Cogeca (Liên minh nghiệp đoàn đại diện cho lợi ích của 28 triệu nông dân châu Âu), ông Albert Jan Maat cho biết các nhà sản xuất nông nghiệp củaLiên minh châu Âu(EU) đã thiệt hại 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga.
Cơ quan báo chí của nghiệp đoàn trên dẫn lời ông Maat nói: "Việc Nga cấm vận thương mại khiến nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp của chúng tôi giảm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu nông sản - tương đương 5,5 tỷ euro."
Ông hoan nghênh quyết định củaỦy ban châu Âu(EC) gia hạn các biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp, song cho rằng các biện pháp này chưa đủ để bù đắp cho thiệt hại (tài chính) nghiêm trọng của các nhà sản xuất thịt lợn, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa.
Tháng 8/2014, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, trong đó có các nước thành viên EU. Lệnh cấm được áp dụng với các mặt hàng thịt, xúc xích, cá, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa. Ngày 25/6, Liên bang Nga tiếp tục kéo dài lệnh cấm vận thực phẩm thêm một năm (đến ngày 5/8/2016) để đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU./.
Sẽ không bảo lãnh vốn cho doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ chỉ cấp bảo lãnh vốn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, dự án trọng điểm không có khả năng huy động vốn.
Ngày 2-8, ông Đặng Quyết Tiến - phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính - cho biết bộ này đang hướng cho một số doanh nghiệp nhà nước phải chủ động đi phát hành trái phiếu quốc tế chứ không trông chờ cấp bảo lãnh vốn từ Chính phủ.
Mục đích của chủ trương này là để giảm gánh nặng lên ngân sách và còn đảm bảo công bằng với các thành phần kinh tế khác trong kinh doanh. Chính phủ chỉ cấp bảo lãnh vốn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, dự án trọng điểm không có khả năng huy động vốn.
Cụ thể, theo ông Tiến, mục tiêu của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đặt ra là sau khi quá trình tái cơ cấu thành công thì từ năm 2017, những doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh thương mại sẽ phải chủ động về nguồn vốn, không thể khó khăn lại chạy đến Chính phủ xin cấp bảo lãnh.
Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Dệt may VN, Tổng công ty Hàng không VN, Tập đoàn Xăng dầu VN, Tổng công ty Lắp máy VN... sẽ phải chủ động phát hành trái phiếu quốc tế từ năm 2016 - 2017.