Chuyển gần 795ha đất quốc phòng ở Cam Ranh làm du lịch
Đầu tư ra nước ngoài hơn 155 triệu USD
TP.HCM hút khoảng 3,5 tỉ USD vốn ngoại trong năm 2015
Kiến nghị tập trung nguồn lực cho kinh tế tư nhân
Đề nghị phía Đài Loan cung cấp danh mục chất cấm trong sản xuất chè
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-08-2015
- Cập nhật : 06/08/2015
PVN và Vinatex ký kết tiêu thụ xơ sợi polyester Đình Vũ
Về phần mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ chỉ đạo PVTEX cung cấp cho Vinatex các sản phẩm xơ sợi polyester có chất lượng tốt với giá cạnh tranh.
Theo nhận định của đại diện Vinatex, sự hợp tác này sẽ tạo ra một nguồn cung ổn định về xơ sợi sản xuất ngay tại Việt Nam, đảm bảo được thời gian giao hàng kịp thời cho các nhà máy thành viên nhanh hơn là nhập khẩu từ các nước khác.
Tập đoàn giấy Malaysia đàm phán đơn hàng 5,2 triệu USD tại Việt Nam
Ông Lee See Jin cho biết theo các đơn hàng trên, 450 tấn khăn giấy sẽ được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam mỗi tháng.
Nhà máy mới tại Việt Nam có công suất lên tới 1.000 tấn khăn giấy thành phẩm/tháng. Tuy nhiên, ông Lee See Jin thừa nhận: "Trên thực tế, mỗi tháng nhà máy này chỉ nhà sản xuất được 800 tấn và chạy một dòng sản phẩm. Chúng tôi có kế hoạch đưa thêm 4 dòng sản phẩm khác vào sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam trong tương lai."
Theo ông Lee See Jin, tập đoàn đã đầu tư từ 40-50 triệu RM (10,2-13 triệu USD) cho hoạt động tại Việt Nam, vốn sẽ giúp NTPM - nhà sản xuất đồng thời là chủ sở hữu thương hiệu khăn giấy Premier - tăng khoảng 3% mỗi năm tính cả về tổng doanh thu lẫn doanh thu sau thuế. Hiện NTPM sở hữu 6 nhà máy tại Malaysia với tổng công suất 220 tấn giấy thành phẩm mỗi ngày, trong đó có 30% là dành cho xuất khẩu.
Giá cao su tiếp tục giảm do sức ép từ giá dầu
Giá cao su khó phục hồi khi giá dầu tiếp tục giảm, tình trạng dư cung tiếp diễn.
Chốt phiên giao dịch hôm nay 3/8 trên sàn sao giao dịch kỳ hạn Tokyo (TOCOM), giá cao su giao tháng 8 giao dịch ở 189,2 yên/kg, giảm gần 2% so với phiên cuối tuần trước. Giá các kỳ hạn từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016 cũng đồng loạt giảm quanh ngưỡng 2%. Đây là phiên giảm thứ 2 liên tiếp sau 2 phiên phục hồi ngắn ngủi vào ngày 29-30/7.
Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su các loại không thay đổi ở mức 9.900 đồng/kg. Giá cao su SVR3L giữ nguyên ở 26.200 đồng/kg, giá cao su SVR10 giao dịch ở 21.600 đồng/kg.
Giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục giảm do sức ép từ giá dầu giảm bởi lẽ dầu cũng là nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm mà cao su là nguyên liệu. Phiên giao dịch sáng nay, giá dầu châu Á giảm do lo ngại dư cung khi OPEC tuyên bố đạt sản lượng trong tháng 7 và không có ý định cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Giá dầu Brent giao tháng 9 giảm 44 cent, xuống 51,77 USD/thùng, trong phiên có lúc giá xuống 51,5 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 2/2. Đây là chuỗi mất giá theo tuần dài nhất kể từ cuối năm 2014. Giá dầu thô của Mỹ giao tháng 9 cũng giảm 36 cent, xuống 46,76 USD/thùng, sau khi xuống thấp nhất 4 tháng.
Chặt bỏ hàng trăm ha cao su
Tin từ Phòng NN-PTNT H.Ngọc Hồi (Kon Tum) ngày 2.8 cho hay tính từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện có 153,4 ha cây cao su đã bị phá bỏ.Trong đó có 53,5 ha cao su của các hộ dân, 38 ha cao su của Công ty TNHH một thành viên cao su 732, còn lại là cao su thuộc dự án trồng cây công nghiệp trên đất trống, đồi núi trọc, rừng và đề án chính sách phát triển cao su tiểu điền.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân ồ ạt chặt bỏ cây cao su phần lớn là do giá mủ cao su xuống thấp và không ổn định trong thời gian dài vừa qua; diện tích cao su đã già, kém năng suất, bị cháy do nắng hạn, phá để trồng mới.
Sơn La “khai tử” 35 mỏ khai thác khoáng sản
UBND tỉnh Sơn La đã đóng cửa 35 mỏ khai thác khoáng sản từ đầu năm đến nay, các mỏ bị đóng cửa chủ yếu là mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng.Tin từ UBND tỉnh Sơn La cho biết, từ đầu năm đến nay tỉnh Sơn La đã ra quyết định đóng cửa 35/66 điểm mỏ khai thác khoáng sản hoạt động trên địa bàn.
Việc UBND tỉnh Sơn La ra quyết định đóng 35 điểm mỏ khai thác khoáng sản nói trên theo đúng quy định tại Điều 73 của Luật Khoáng sản năm 2010 (Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng; Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản).
Trong số 35 mỏ đóng cửa có 33 điểm mỏ là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường như khai thác đá làm vật liệu xây dựng, 1 điểm mỏ đồng thuộc khu vực bản Huổi Lóng, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, 1 điểm mỏ chì - kẽm bản Tà Lọt, xã Tà Lại, huyện Mộc Châu.
Được biết, tỉnh Sơn La đang quy hoạch thăm dò và cấp phép khai thác đối với 9 điểm mỏ than thuộc địa bàn các huyện Quỳnh Nhai, Yên Châu. Điểm mỏ thạch anh thuộc xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên.
Đồng thời quy hoạch để khai thác 13 điểm mỏ đồng phục vụ cho Nhà máy luyện đồng Phù Yên (tại Cụm công nghiệp Gia Phù), công suất 5.000 - 7.000 tấn đồng kim loại/năm. Thời gian hoàn thành nhà máy trong năm 2015.