EVN khởi công dự án điện vượt biển dài nhất Việt Nam
Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2015 giảm 15%
TPHCM có thêm dự án nhà ở gần 300 ha tại quận 9
Đầu tư 15 triệu USD tuyến cáp treo lên Hòn Bà - Yersin
Thanh tra các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-09-2015
- Cập nhật : 01/09/2015
Kiều hối chuyển về TP.HCM tám tháng lên 2,75 tỉ USD
Kiều hối chuyển về TP.HCM trong tám tháng đầu năm tăng 13,2%. Với đà tăng này, năm nay kiều hối chuyển về TP.HCM khoảng 5,3-5,5 tỉ USD, tăng so với 5 tỉ USD...
Tổng số kiều hối chuyển về trên địa bàn TP trong tám tháng đầu năm lên 2,75 tỉ USD, tăng khoảng 13,2% so với cùng kỳ 2014.
Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn TP.HCM trong tháng 8 ước khoảng 330 triệu USD, nâng tổng số kiều hối chuyển về trên địa bàn TP trong tám tháng đầu năm lên 2,75 tỉ USD, tăng khoảng 13,2% so với cùng kỳ 2014.
Với đà tăng này, kiều hối chuyển về TP.HCM năm nay khoảng 5,3-5,5 tỉ USD, tăng so với 5 tỉ USD của năm 2014.
Hơn 2,3 tỷ USD vốn ngoại đổ vào TP Hồ Chí Minh trong 8 tháng
Theo số liệu của Cục thống kê TP Hồ Chí Minh, tính từ đầu năm đến ngày 15/8, TP Hồ Chí Minh đã thu hút 327 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 2.317,6 triệu USD (vốn điều lệ 433,4 triệu USD).
Chia theo hình thức đầu tư, có 249 dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư đạt 744 triệu USD; hình thức liên doanh có 78 dự án, vốn đầu tư 1.573,6 triệu USD.
Chia theo lĩnh vực đầu tư, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng đầu về vốn đầu tư “rót” vào TP Hồ Chí Minh với 5 dự án và số vốn đạt 1.428,4 triệu USD, chiếm 61,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; công nghiệp 41 dự án, vốn đầu tư 585,7 triệu USD (chiếm 25,3%).
Đứng thứ ba là lĩnh vực thương mại với 90 dự án và vốn đầu tư 116 triệu USD (chiếm 5%); giáo dục và đào tạo với 8 dự án; vốn đầu tư đạt 71,3 triệu USD (chiếm 3,1%); thông tin truyền thông 53 dự án, vốn đầu tư 20 triệu USD; vận tải kho bãi 17 dự án, vốn đầu tư 15,4%...
Chia theo đối tác đầu tư, có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Trong đó, Anh 5 dự án với vốn đầu tư 1.201,4 triệu USD (chiếm 51,8% tổng vốn đầu tư vào TP Hồ Chí Minh); British Virgin Islands với 7 dự án, vốn đầu tư 306,5 triệu USD (chiếm 13,2%).
Tiếp theo đó là Hàn Quốc với 71 dự án, vốn đầu tư 232,8 triệu USD (chiếm 10%); Singapore 52 dự án, vốn đầu tư 107,6 triệu USD (chiếm 4,6%); Nhật Bản 57 dự án, vốn đầu tư 29,9 triệu USD; Hồng Kông 13 dự án, vốn đầu tư 47,8 triệu USD (chiếm 2,1%)…
Việt Nam sẽ xuất khẩu xoài và thanh long sang Peru?
Ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dẫn đầu đoàn công tác của Việt Nam đã thăm và làm việc chính thức tại Peru.
Theo tin từ Vụ thị trường Châu Âu, đoàn công tác của Việt Nam gồm đại diện Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành khác cùng đại diện 18 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, máy móc thiết bị nông nghiệp, dược phẩm,vật liệu xây dựng...
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Ngoại thương Peru, Thứ trưởng Nông nghiệp Peru, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ quan tâm xuất khẩu sang Peru một số loại trái cây gồm xoài, thanh long, nhãn, vải và các sản phẩm nông nghiệp như gạo.
Trong khi đó, phía Peru cũng mong muốn cho phép Peru xuất sang Việt Nam trái có múi, việt quất, bơ và nho.
Được biết, năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Peru đạt 186,9 triệu USD, tăng 69,2% so với năm 2013; nhập khẩu từ Peru đạt 98 triệu USD, tăng 123,8%. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 285 triệu USD, tăng 85% so với năm trước đó. Năm 2014 đánh dấu bước tăng vọt trong trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định việc kim ngạch trao đổi thương mại song phương tăng nhanh trong những năm gần đây. Đồng thời, Thứ trưởng Tuấn Anh mong muốn sau chuyến thăm này sẽ giúp hai bên mở rộng mục tiêu và đa dạng hóa thương mại song phương.
Cũng trong chuyến thăm này, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng Thứ trưởng Ngoại giao Peru, Đại sứ Eduador Martinetti, đã ký Hiệp định thành lập Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Peru về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật.
Hiệp định này sẽ là cơ sở và bước đầu thiết lập các khuôn khổ pháp lý và cơ chế cho hợp tác song phương giữa hai nước trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, nông nghiệp và hợp tác kỹ thuật.
EVNNPT sẽ được cấp thêm 1,9 tỷ USD vốn ODA
Theo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), từ khi mới thành lập năm 2008, EVNNPT đã tiếp nhận lại một số dự án vay vốn ODA từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, khoảng 850 triệu USD.
Sau 7 năm thành lập, tổng số luỹ kế vốn vay ODA đa phương và song phương ký kết đạt 2,15 tỷ USD. Như vây, mức vốn này đã tăng 153% so với thời điểm mới thành lập, chiếm khoảng 45,9% tổng đầu tư của EVNNPT cho hệ thống truyền tải điện giai đoạn 2008-2015.
Hiện nay, EVNNPT sở hữu 19.631 km đường dây, tăng 45,5% so với năm 2010. Trong đó, EVNNPT có 6.790 km đường dây 500 kV, 12.779 km đường dây 220 kV và 43 km đường dây 110 kVTổng số trạm biến áp đến thời điểm hiện tại là 109 trạm, tăng 45,3% so với năm 2010. Cụ thể, EVNNPT có 23 trạm biến áp 500 kV, 85 trạm biến áp 220 kV và một trạm biến áp 110 kV.
Theo đánh giá của EVNNPT, kết quả thực hiện các dự án sử dụng vốn vay ODA cơ bản đáp ứng tiến độ về thu xếp vốn và triển khai các dự án, các mục tiêu đầu ra của các dự án được đảm bảo.
Đây cũng là cơ sở để các nhà tài trợ tiếp tục tin tưởng và xem xét tài trợ cho EVNNPT các khoản vay tiếp theo với quy mô lớn hơn, nhiều hình thức mở, đa dạng và phong phú hơn.
EVNNPT cũng cho biết, giai đoạn 2016-2020, tổng số vốn ODA nằm trong chương trình do các tổ chức tài chính đa phương và các chính phủ cam kết/dự kiến cho Chính phủ Việt Nam vay trong lĩnh vực truyền tải điện khoảng 1,9 tỷ USD.
Tồn kho tăng hơn 10%
Ngoài ra, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng chung gồm sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất trang phục và một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là sản xuất thiết bị điện; sản phẩm từ cao su và plastic; hóa chất và các sản phẩm hóa chất...
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân những tháng đầu năm 2015 là 74,6%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (146,3%); hóa chất và sản phẩm hóa chất (115,7%); sản xuất chế biến thực phẩm (101,1%).