Nhà đầu tư tăng mua vàng
Niên vụ thứ ba mất mùa, sản lượng cà phê có khả năng giảm 20%
Hé lộ nhà đầu tư chiến lược của cảng Hải Phòng
Sản xuất sản phẩm lưu niệm được hỗ trợ kinh phí
Giảm giá vé tàu hỏa theo giá nhiên liệu
Tin kinh tế đọc nhanh 04-09-2015
- Cập nhật : 04/09/2015
EVN, PVN, TKV kêu lỗ hàng nghìn tỷ vì chênh lệch tỷ giá
Tại cuộc họp của Bộ Công Thương diễn ra vào sáng ngày 3/9, đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đều cho biếtchênh lệch tỷ giáđang ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn này.
Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc của TKV cho biết - hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn đã bước đi đầu đi vào ổn định sau trận lũ. Về cơ bản TKV đã khắc phục xong và đưa vào khai thác các mỏ, ngoại trừ mỏ than Mông Dương. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, tổng doanh thu của TKV ước đạt 71.500 tỷ đồng, đạt 62,7% kế hoạch năm.
Lỗ hàng nghìn tỷ
Tuy nhiên, do chênh lệch tỷ giá đã ảnh hưởng lớn đến việc cân đối tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Đặc biệt liên quan đến sản xuất điện, chênh lệch tỷ giá đã khiến cho TKV bị lỗ khoảng 1.200 tỷ đồng, tính đến thời điểm hiện nay theo thông báo của ông Tuấn.
Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thì không chỉ áp lực tỷ giá, mà giá dầu giảm còn làm cho doanh thu của Tập đoàn này giảm mạnh. Theo ông Ninh Văn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc PVN, hiện tập đoàn phải vay lượng lớn ngoại tệ để thực hiện các dự án lớn, nên việc điều chỉnh tỷ giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Trong khi đó, tình hình giá dầu thế giới giảm mạnh cũng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn. Theo ông Quỳnh, giá dầu suy giảm xuống chỉ ở mức 58 USD/thùng, khiến doanh thu của toàn tập đoàn trong 8 tháng đầu năm đạt 383.000 tỷ đồng, chỉ đạt 53% so với kế hoạch đề ra.
Ảnh hưởng cân đối tài chính
“Trong 8 tháng đầu năm Tập đoàn Dầu khí đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhưng chỉ riêng chỉ tiêu về tài chính không đạt được”, ông Quỳnh nhấn mạnh.
Chịu thiệt hại nặng nề nhất do tỷ giá là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, khi đơn vị này đang thực hiện nhiều dự án điện quan trọng. Theo ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốcEVN, chênh lệch tỷ giá đang tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất điện của tập đoàn.
So sánh từ TKV, ông Hải cho biết nếu như Tập đoàn Than – Khoáng sản chỉ chiếm khoảng từ 10 – 15% trong hệ thống cấp điện. Do đó, với các đơn vị sản xuất điện của EVN cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá rất nhiều, tác động đến tình hình tài chính của EVN.
Không tiết lộ cụ thể nhưng đại diện của EVN cho biết mức lỗ mà Tập đoàn này đang phải gánh chịu từ chênh lệch tỷ giá cho các dự án điện có thể gấp hơn chục lần con số “thiệt hại” của TKV.
Được biết, EVN đang tính toán và thống kê con số cụ thể, báo cáo lên Bộ CÔng Thương để có phương hướng giải quyết. Tuy nhiên, theo đại diện của TKV thì cần có phương án hỗ trợ cho DN như miễn giảm, giãn thuế và các chính sách khác để khác phụ khó khăn.
Tập đoàn Interflour mua nhà máy chế biến bột mỳ ở Việt Nam
Tập đoàn Interflour, thuộc sở hữu của tỷ phú Indonesia Anthony Salim, mới đây đã mua lại một nhà máy chế biến bột mỳ ở thành phố Đà Nẵng nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Theo Giám đốc điều hành Interflour, ông Greg Harvey, nhà máy tại Đà Nẵng chỉ có quy mô nhỏ với công suất 220 tấn/ngày nhưng đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch nhằm biến tập đoàn này trở thành một trong năm nhà sản xuất bột mì lớn nhất thế giới vào nằm 2018.
Ông Harvey cũng cho biết nhà máy ở Đà Nẵng có thể được mở rộng trong khu vực rộng 3ha gần cảng biển và Interflour sẽ chuyển lúa mỳ tới Đà Nẵng từ các cơ sở tại cảng Cái Mép gần Thành phố Hồ Chí Minh, nơi nhà máy chế biến bột mỳ lớn nhất Việt Nam và một nhà máy mạch nha sẽ được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2017.
Chi tiết của thương vụ trên không được tiết lộ, tuy nhiên theo một số đối thủ của Interflour, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco đã bán nhà máy này ở Đà Nẵng cho Tập đoàn Interflour với giá 4 triệu USD.
Trước đó hồi tháng 11/2014, Interflour cũng đã mua nhà máy bột mỳ Golden Grand có công suất 600 tấn/ngày ở Cảng Cilegon, Tây Java với giá 19 triệu USD./.
KBC ký hợp đồng cho thuê đất KCN Tràng Duệ trị giá khoảng 250 tỷ
Theo tin từ Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) cho biết, công ty cổ phần KCN Sài Gòn-Hải Phòng (KBC/SHP) và Công ty Hee-Sung Electronics (Hàn Quốc) vừa ký Hợp đồng nguyên tắc thuê đất với diện tích 13,86 ha tại giai đoạn 2 của KCN Tràng Duệ.
Theo đó, Tổng giá trị hợp đồng thuê lại đất gần 250 tỷ đồng.
Công ty Hee-Sung Electronics là một công ty điện tử lớn và là đối tác của Tập đoàn điện tử LGE. Công ty Hee-Sung Electronics đang có hệ thống 3 nhà máy tại Hàn Quốc, 3 nhà máy tại Trung Quốc, 1 nhà máy ở Ba Lan và 1 nhà máy ở Ai Cập.
Được biết, Hee-Sung Electronics thuê đất giai đoạn 2 KCN Tràng Duệ nhằm xây nhà máy sản xuất các sản phẩm chính như Đèn Led trong máy tính xách tay; đèn Led trong màn hình TV; tấm cảm ứng màn hình, màn phát nguồn sáng trong màn hình điện thoại, máy tính; bảng điều khiển màn hình cảm ứng; đèn đi ốt phát quang… với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 150 triệu đô-la Mỹ.
Hee-Sung Electronics sớm khởi công, dự kiến tháng 5/2016 sẽ hoàn thành nhà máy đầu tiên để đi vào hoạt động sản xuất.
KBC cũng cho biết, nếu tính cả dự án Hee-Sung Electric, từ đầu năm 2015 đến nay, KCN Tràng Duệ đã thu hút được khoảng 297 triệu đô-la Mỹ. Hiện nay, KBC/SHP cũng đang đàm phán với một số tập đoàn điện tử lớn khác, dự kiến năm nay KBC sẽ thu hút đầu tư vượt 30%-50% so với năm 2014.
VN "tự vệ toàn cầu" với mặt hàng bột ngọt
Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký quyết định chính thức khởi động việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo Bộ Công thương, việc điều tra này trên cơ sở “Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam” của Công ty Vedan Việt Nam. Bộ Công thương xác nhận đơn yêu cầu là đầy đủ và hợp lệ theo quy định.
Bộ Công thương cho biết doanh nghiệp nào muốn đăng ký để cùng làm bên liên quan có thể gửi đăng ký tới Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương. Bảng câu hỏi điều tra sẽ được Bộ Công thương gửi đến các bên liên quan và sẽ xem xét tất cả thông tin, chứng cứ, quan điểm các bên liên quan trước khi đưa ra kết luận.
Bộ Công thương trong thông báo phát đi cho biết theo pháp lệnh tự vệ, bộ trưởng Bộ Công thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra. Pháp lệnh tự vệ của Việt Nam cũng khẳng định biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng dưới hình thức áp một mức thuế nhập khẩu (tăng lên - PV).
Cũng trong năm 2015, Bộ Công thương đã ra quyết định tiếp tục duy trì áp thuế tự vệ 3% đối với dầu thực vật nhập khẩu (dầu nành tinh luyện, dầu cọ tinh luyện) nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau. Biện pháp này được áp dụng vì cho rằng dầu thực vật nhập khẩu tiếp tục gia tăng và gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
TPHCM giao 13ha đất đầu tư dự án hơn 1.000 tỷ tại huyện Nhà Bè
UBND TPHCM vừa chấp thuận cho Công ty TNHH Vina Nam Phú đầu tư dự án Khu dân cư Vina Nam Phú tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Được biết khu đất được giao có tổng diện tích khu đất 129.404m2 và tổng mức đầu tư 1.055 tỷ đồng.
Khu dân cư Vina Nam Phú là một trong 3 dự án lớn, tiêu biểu tại TPHCM có vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2015.
2 dự án còn lại là Dự án của công ty TNHH Worldon Việt Nam, với tổng vốn lên đến 300 triệu USD. Dự án này hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Dự án lớn thứ 2 được TP HCM thu hút là dự án Công ty TNHH Trung tâm Thương mại Lotte Việt Nam chi nhánh Gò Vấp, với vốn đầu tư là 44,89 triệu USD của công ty TNHH Trung tâm Thương mại Lotte Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.