tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 27-11-2017

  • Cập nhật : 27/11/2017

Người dân được lợi gì từ thành phố thông minh?

Đô thị thông minh sẽ nâng cao chất lượng sống với giao thông công cộng tiện lợi, giảm thiểu tác động của ngập nước, an tâm khi sử dụng thực phẩm…

Chiều 26-11, UBND TP HCM đã công bố đề án "Xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025". Dự lễ công bố có Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong.

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết đề án từ khi thai nghén đến nay đã hơn 1 năm, đến nay chính thức thực hiện. Trước mắt sẽ thí điểm tại quận 1 và 12.

Ông Tuyến khẳng định thành phố thông minh hướng tới việc đảm bảo môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn.

Người dân có thể thụ hưởng các tiện ích như: sử dụng năng lượng với chi phí thấp, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, dịch vụ y tế tốt; học sinh có thể học tại trường chất lượng, không khí trong lành, nguồn nước sạch, tỉ lệ tội phạm thấp, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng...

Người lao động sẽ có các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới: kết nối Internet băng thông rộng; các nguồn năng lượng sạch, ổn định với chi phí thấp; các cơ hội để được học hành, trau dồi kỹ năng, kiến thức; chi phí cho không gian sống và làm việc vừa tầm thu nhập.

Thành phố thông minh cũng giúp chính quyền sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tối ưu, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân và đảm bảo lợi ích cho các thế hệ tương lai.

Cụ thể hơn, trong lĩnh vực giao thông, người dân được trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao, xuyên suốt với vé điện tử liên thông. Giải pháp thu phí thông minh, đỗ xe thông minh giúp người dân thuận lợi trong việc gửi và đỗ xe. Dữ liệu mở về giao thông và thông tin dự báo giao thông giúp người dân tìm lộ trình di chuyển phù hợp, giảm ùn tắc.

Trong lĩnh vực y tế, bệnh án điện tử sẽ cho phép người dân truy cập bằng thiết bị điện thoại di động để xem, lưu trữ và chia sẻ với đội ngũ chăm sóc y tế... Các hệ thống lưu trữ đầy đủ dữ liệu về tình hình sức khỏe và lịch sử khám chữa bệnh của người dân cho phép bác sĩ truy cập dễ dàng theo thời gian thực hiện nhanh hơn, người bệnh không phải tìm lại các kết quả xét nghiệm, bác sĩ không mất thời gian tra cứu thông tin của người bệnh từ các hồ sơ sổ sách. Chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng cao, các sai sót y khoa cũng được hạn chế.

Về lĩnh vực an toàn thực phẩm, người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin về cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đánh giá được các nguy cơ rủi ro về an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm trước khi lựa chọn sử dụng. Các giải pháp ứng dụng sẽ cho phép người dân có thể truy xuất được nguồn gốc của nhiều loại thực phẩm để có thể yên tâm hơn.

Trong lĩnh vực môi trường, khi TP giám sát được chất lượng môi trường theo thời gian (gần) thực thì sẽ nhanh chóng hơn có biện pháp xử lý các tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Trong chống ngập, các hệ thống cảnh báo và giám sát ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp theo dõi và cung cấp các thông tin về dòng chảy và thực hiện cảnh báo khi xuất hiện các tổ hợp bất lợi cho TP như mưa, triều cường và mực nước dâng cao để áp dụng các kịch bản ứng phó phù hợp của hệ thống quản lý tình huống khẩn cấp. Các kênh thông tin tương tác theo thời gian thực giữa chính quyền và người dân cũng giúp các nhà cung cấp những dự báo, cảnh báo về khả năng xảy ra ngập cũng như các kiến thức về phòng chống ứng phó với ngập lụt.

xay dung do thi thong minh se giam thieu tac dong cua ngap nuoc

Xây dựng đô thị thông minh sẽ giảm thiểu tác động của ngập nước

Về lĩnh vực an ninh trật tự, người dân và doanh nghiệp được sinh sống và làm việc trong môi trường an toàn, an ninh cao. Các cơ sở dữ liệu được số hóa giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khi không còn phải photo nhiều giấy tờ như CMND, hộ khẩu, điền tay và thực hiện nhiều thủ tục.

Trong lĩnh vực phát triển đô thị, các dữ liệu mở về quy hoạch đô thị cho người dân có thể truy cập và tìm thông tin một cách nhanh chóng trong các giao dịch, đẩy mạnh tính minh bạch và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân. (Người Lao Động)
--------------------------------------

Tàu container liên vận Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu hoạt động

Sáng nay, Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam đã đón đoàn tàu chuyên container đầu tiên kết nối giữa hai quốc gia tại ga Đồng Đăng (Lạng Sơn).

 

doan tau container dau tien ket noi giua 2 nuoc viet nam - trung quoc

Đoàn tàu Container đầu tiên kết nối giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc

 

Đoàn tàu này bao gồm 33 container 40fit chứa các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam như nội thất văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô...

Sau khi đến Việt Nam, đoàn tàu sẽ quay về Trung Quốc với các loại hàng hóa xuất sang Trung Quốc là nông sản, khoáng sản, sản phẩm điện tử...

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: Việc tổ chức chạy tàu chuyên container trên đường sắt đem lại tiện ích cho khách hàng, rút ngắn được thời gian vận chuyển từ 15 ngày bằng đường biển xuống chỉ còn 4 ngày với thủ tục hải quan nhanh gọn, thuận tiện.

Cước phí vận chuyển giảm một nửa so với đường bộ. Dự kiến sau chuyến chạy thử đầu tiên, hai bên sẽ tiến hành chạy đều đặn với tần suất 1 chuyến/tuần sau đó nâng dần lên thành 3 chuyến/tuần.

du kien sau chuyen chay thu dau tien, hai ben se tien hanh chay deu dan voi tan suat 1 chuyen/tuan sau do nang dan len thanh 3 chuyen/tuan.

Dự kiến sau chuyến chạy thử đầu tiên, hai bên sẽ tiến hành chạy đều đặn với tần suất 1 chuyến/tuần sau đó nâng dần lên thành 3 chuyến/tuần.

Đại diện phía Đường sắt Trung Quốc là Công ty TNHH container Đường sắt Trung Quốc (CRCT) và phía Việt Nam là Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt (RATRACO). Hai đơn vị đã đàm phán, ký kết hợp đồng quản lý vỏ container của nhau tại lãnh thổ của mình và hợp đồng phân công làm đại lý cho nhau trong việc tiếp nhận, làm thủ tục hải quan và đưa hàng đến kho khách hàng tại mỗi nước. 

Thời gian tới, hai bên tiếp tục khai trương các đoàn tàu chuyên tuyến đến Việt Nam từ các TP khác của Trung Quốc. Hai bên cũng đang nỗ lực kết nối với các khách hàng để vận chuyển hàng hóa từ Châu Âu, Nga, các nước Trung Á chuyển tiếp qua Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại.(Vietnamnet)
-----------------------------------

3,9 tỉ USD kiều hối đã về TP.HCM trong 10 tháng đầu năm 2017

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối về TP.HCM đến đầu tháng 11 đã đạt 3,9 tỉ USD, tăng 600 triệu USD so với một tháng trước.

 

hon 3,9 ti usd kieu hoi da chay ve tp.hcm trong 10 thang dau nam. trong anh la giao dich usd tai ngan hang. anh: thuan thang.

Hơn 3,9 tỉ USD kiều hối đã chảy về TP.HCM trong 10 tháng đầu năm. Trong ảnh là giao dịch USD tại ngân hàng. Ảnh: THUẬN THẮNG.

 

Trong đó, kiều hối chuyển về từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Úc, Canada…vẫn chiếm chủ yếu. Còn đóng góp từ các thị trường xuất khẩu lao động của như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Asean dù có tăng nhưng không nhiều.

Hiện nay đã vào những tháng cao điểm nhất, ông Minh dự báo trong thời gian còn lại của năm 2017 lượng kiều hối chuyển về TP.HCM sẽ vào khoảng 1,3 tỉ USD, nâng tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM năm nay lên mức 5,2 tỉ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2016.

Kiều hối tăng khá cũng là một trong những yếu tố giúp mặt bằng tỉ giá thời gian gần đây khá ổn định. Hiện giá bán USD tại các ngân hàng lớn như Vietcombank và Eximbank ở mức 22.760 đồng/USD, trong khi giá mua USD tiền mặt ở mức 22.670 - 22.680 đồng/USD. So với mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước, giá bán USD của các ngân hàng đang thấp hơn 344 đồng/USD.

Do tỉ giá ổn định, người nhận kiều hối cũng không còn mấy mặn mà với việc giữ ngoại tệ như trước mà đa phần chuyển sang tiền đồng để gửi tiết kiệm hoặc đưa vào đầu tư, sản xuất kinh doanh…

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, 72% lượng tiền chuyển về đi vào sản xuất kinh doanh, trong khi đó 22% kiều hối chảy vào bất động sản, 6% còn lại dành cho tiêu dùng.(Tuoitre)
------------------------

Sớm kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 15 vụ án tham nhũng, kinh tế lớn

Trong số 15 vụ án, 8 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, trước hết tập trung xét xử công minh vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại PVC và vụ góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Oceanbank, tập trung làm cho bằng được, lần lượt đưa ra xét xử trong năm 2017, tháng 1 và đầu tháng 2/2018.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến về tiến độ, kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án, xác minh một số vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

tong bi thu nguyen phu trong phat bieu ket luan cuoc hop. anh: ttxvn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Thường trực Ban Chỉ đạo nhất trí đánh giá, từ sau Phiên họp thứ 12 (tháng 7/2017) của Ban Chỉ đạo đến nay, các cơ quan chức năng đã tích cực, khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với mức án nghiêm minh, đúng pháp luật, được dư luận đánh giá cao; đưa vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) ra xét xử, với những mức án nghiêm minh theo quy định của pháp luật (1 án tử hình, 1 án chung thân). Qua xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, các cơ quan chức năng còn làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm có liên quan đến lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Dự án B5 Cầu Diễn (Hà Nội) đã được cơ quan chức năng khẩn trương đưa ra xét xử, với những mức án nghiêm minh theo quy định của pháp luật (1 án chung thân).

Các cơ quan chức năng đã tích cực điều tra làm rõ vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), khởi tố thêm 9 bị can là cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo PVN, PVC, Ban quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch về các tội danh tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng thời, các cơ quan chức năng đã tích cực điều tra, làm rõ nhiều sai phạm trong giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Về phương hướng sắp tới, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất kế hoạch để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 15 vụ án, 8 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trong năm 2017 và quý I/2018.

Trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng phải tập trung, khẩn trương để đưa ra xét xử đúng quy định của pháp luật, các vụ án: Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVC; vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) liên quan đến Trịnh Xuân Thanh và một số đối tượng khác; vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Oceanbank (vụ án thuộc giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm); vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phân Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (vụ án thuộc giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm); vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm (phần Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án để điều tra, truy tố, xét xử lại và các kiến nghị của Hội đồng xét xử).

Phát biểu kết luận Cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo nêu rõ: Thường trực Ban Chỉ đạo biểu dương Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương nỗ lực, cố gắng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

toan canh cuoc hop. anh: ttxvn

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư đánh giá từ sau cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tháng 4/2017, công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, việc xem xét một số vụ án cụ thể nói riêng, đã thu được kết quả tích cực, đạt tiến độ, yêu cầu đề ra, có những vụ việc vượt yêu cầu; nhân dân rất phấn khởi, hoanh nghênh, đánh giá cao.

Tuy nhiên, một số việc còn chậm tiến độ so với kế hoạch, vẫn là vướng ở khâu điều tra, giám định, thu hồi tài sản, rồi việc xác định tội danh, qua kiểm tra cho thấy cấp dưới chuyển chưa mạnh bằng cấp trên…

Tổng Bí thư hoanh nghênh Thường trực Ban Chỉ đạo đã nhất trí cao và đưa ra danh mục những việc cần triển khai thực hiện một cách khẩn trương, tích cực, quyết liệt, hiệu quả hơn các vụ án, vụ việc đã đề ra, tập trung vào 5 nhóm vụ việc, có kế hoạch bài bản, toàn diện.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư lưu ý, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, trước hết tập trung xét xử công minh vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại PVC và vụ góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Oceanbank, tập trung làm cho bằng được, lần lượt đưa ra xét xử trong năm 2017, tháng 1 và đầu tháng 2/2018, bảo đảm theo đúng quy định pháp luật, đồng thời phải tích cực, quyết liệt hơn theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị.

Tổng Bí thư lưu ý, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp nhịp nhàng hơn nữa, trao đổi rút kinh nghiệm, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm.

Tổng Bí thư nhất trí về việc khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân làm tốt, đồng thời rút kinh nghiệm những việc chưa làm tốt; từng cơ quan cần nghiêm túc nhìn nhận lại những công việc đã làm để rút kinh nghiệm làm tốt hơn.(TTXVN)

Trở về

Bài cùng chuyên mục