tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 25-05-2018

  • Cập nhật : 25/05/2018

Ô tô nhập vào Việt Nam tiếp tục kêu khó vì Nghị định 116

Các doanh nghiệp ô tô cho rằng việc kiểm tra, thử nghiệm cho từng lô xe nhập khẩu kéo dài thời gian, tốn kém chi phí (nhất là thử nghiệm khí thải) và không công bằng giữa xe nhập khẩu, xe sản xuất lắp ráp trong nước. 

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, báo cáo kết quả làm việc của đoàn công tác liên ngành hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thực hiện Nghị định 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Liên quan đến nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, DN có thể được cấp “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” (VTA) đối với các xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia. Tuy nhiên, với các xe nhập khẩu từ Nhật Bản, DN không thể có được do Chính phủ Nhật Bản không cấp cho xe xuất khẩu. Các DN kiến nghị cho phép sử dụng báo cáo thử nghiệm của cơ sở sản xuất xe.

Đối với các loại xe nhập khẩu từ châu Âu đã có VTA, DN ô tô kiến nghị cơ quan chức năng xem xét chấp nhận VTA này để làm thủ tục nhập khẩu xe về Việt Nam. Lý do là châu Âu áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 6 cao hơn Việt Nam.

Ô tô nhập vào Việt Nam tiếp tục kêu khó vì Nghị định 116 - ảnh 1
Ô tô Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam hơn 85% trong khi ô tô từ nhiều nước vẫn gặp khó vì Nghị định 116 như Indonesia, Nhật Bản...

Bên cạnh đó, các DN cũng cho rằng việc kiểm tra, thử nghiệm cho từng lô xe nhập khẩu kéo dài thời gian, tốn kém chi phí (nhất là thử nghiệm khí thải) và không công bằng giữa xe nhập khẩu, xe sản xuất lắp ráp trong nước.

Do đó, DN kiến nghị xem xét mở rộng khái niệm lô hàng để giảm số lượng mẫu phải kiểm tra thử nghiệm. Đồng thời cho phép sử dụng kết quả thử nghiệm khí thải trong thời gian sáu tháng thay vì từng lô như hiện nay; xem xét đầu tư thêm cơ sở thử nghiệm khí thải ở khu vực phía Nam và đầu tư thiết bị thử nghiệm xe dẫn động bốn bánh toàn thời gian để rút ngắn thời gian thử nghiệm.

Về thủ tục thông quan hàng hóa, các DN nhập khẩu ô tô cho rằng việc kiểm tra, thử nghiệm sẽ kéo dài thời gian thông quan lô hàng quá 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai, vì vậy DN đề nghị cơ quan hải quan không tiến hành xử phạt, không chuyển luồng đỏ khi thực hiện thủ tục hải quan.

Liên quan đến sản xuất, lắp ráp xe trong nước, DN kiến nghị tiếp tục thừa nhận giấy chứng nhận linh kiện đã cấp theo quy định ECE - Ủy ban Kinh tế châu Âu và kết quả đánh giá COP đối với linh kiện để sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định đang áp dụng hiện nay mà không cần phải thử nghiệm, chứng nhận tại Việt Nam như yêu cầu trong Nghị định 116.(PLO)
-------------------------

Số lượng nhà đầu tư “tiền ảo” tăng chóng mặt

Theo thống kê của Houbi, số lượng người Việt Nam tham gia đầu tư bitcoin tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm. 

Cụ thể, trong năm 2016, số lượng người đầu tư bitcoin chỉ có 30.000 người, thì đến năm 2017 con số này đã là 60.000 người.

Đó là một số thông tin được đưa ra tại Lễ hội Blockchain Việt Nam được tổ chức tại Tp.HCM vào ngày 24 và 25/5. Sự kiện này thu hút hơn 1.000 người tham dự và hơn 30 diễn giả.

Theo ông Hubery Yuan, Hiệu trưởng học viện Ứng dụng Blockchain Houbi:  Việt Nam là quốc gia có ngành tài chính đang trên đà phát triển. Ở khía cạnh này, tài chính sử dụng tiền điện tử như bitcoin có cơ hội lan tỏa nhanh chóng và ít gặp trở ngại. Chúng tôi tin rằng, tài chính tiền điện tử sẽ dần thâm nhập và thay thế thị trường tài chính truyền thống ở nhiều khía cạnh khác nhau trong tương lai.

Tương tự, ông Fan Jing, Giám đốc đầu tư chiến lược của Houbi cho biết thêm: Khu vực châu Á do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đứng đầu là tiên phong của thị trường tiền điện tử toàn cầu. Đông Nam Á nằm trong vòng tròn kinh tế và văn hóa của Đông Á, nổi tiếng về sự phát triển kinh tế. Điều này được phản ánh trong thị trường tiền điện tử. Sự bùng nổ của tiền điện tử tại khu vực Đông Nam Á bắt đầu tại Lễ hội Xuân lần thứ 18, phần lớn chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng lần thứ 4, cũng như của nền công kinh tế số, tác động của xu thế công nghệ này đến mọi  lĩnh vực kinh tế xã hội của Viêt Nam. Việc tiếp cận khai thác các công nghệ số đặc biệt là các công nghệ đột phá có vai trò hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT và TT cho rằng: “Đây là công việc không dễ dàng và không phải lúc nào cũng êm thấm. Bởi công nghệ đột phá ngoài việc có những điều khoản đặc biệt nhưng trong một số trường hợp nó phá vỡ cấu trúc kinh doanh truyền thống, và nó ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể trong nền kinh tế và xã hội”, ông Khả nhấn mạnh.

Chính vì vậy làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các cũng như là có cách tiếp cận phù hợp các tiêu chí phù hợp để đưa ra các quyết định hợp lý, tiếp nhận công nghệ này đó là một trong những thách thức  rất lớn của nhiều quốc gia, kể cả như những quốc gia tiên tiến như các quốc gia trong nhóm G20 , cũng như của VN trong thời gian qua, ông Khả nói.

Không chỉ có sự kỳ vọng của cộng đồng dn mà  sự tiếp cận áp dụng công nghệ blockchain cũng phù hợp với mục tiêu chính sách của Nhà nước. Trong chỉ thị 16 của Chính phủ cũng yêu cầu , trong đó cụ thể là giao cho Bộ TT&TT phát triển công nghệ cốt lõi và để hỗ trợ trieenr khai cho cách mạng công nghệ lần thứ 4 tại VN.

Chia sẻ về các yếu tố pháp lý đối với việc quản lý tiền kỹ thuật số, ông Khả cho biết: Chúng tôi cũng nhận thức được rằng, mặc dù có những tiềm năng rất to lớn nhưng công nghệ blockchain cũng một số vấn đề mà chúng ta cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ hơn, những hạn chế kỹ thuật và những thách thức liên quan về vấn đề pháp lý, đặc biệt khi mà công nghệ blockchain đã tạo ra môi trường kết nối với doanh nghiệp mà không có bên thứ ba, đó là khi mà các nhà quản lý, những nhà thực thi pháp luật cần phải xác định những trách nhiệm pháp lý.

“Chính vì vậy, chúng tôi thấy rằng với mỗi mô hình triển khai blockchain khác nhau thì cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau, những vấn đề cần phải cân nhắc. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, những người tham mưu chính sách để bảo vệ chung cho quyền lợi của cộng đồng, chúng tôi quan tâm đến như yếu tố như công tác kiểm soát, tính tin cậy, những hệ thống quản lý khóa trong công nghệ blockchain nói riêng và hiệu  năng của hệ thống này. Cách thực thi pháp luật trong trường hợp không có bất cứ trung gian nào cũng là vấn đề mà chúng tôi hết sức quan tâm”, ông Khả nhấn mạnh.(PLO)
---------------------------

Vinamilk là thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam 4 năm liên tiếp

Ngày 22/5/2018, Kantar WorldPanel đã công bố báo cáo Dấu chân thương hiệu (Brand Footprint) năm thứ 6, trong đó Vinamilk tiếp tục vượt qua các thương hiệu nước ngoài và nội địa để giữ vị trí là thương hiệu số 1 Việt Nam - thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn mua nhiều nhất (khu vực thành thị 4 thành phố chính). Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp Vinamilk nhận được sự bình chọn này và giữ vững vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Theo bản báo cáo Brand Footprint (Dấu chân thương hiệu) của Kantar World Panel vừa công bố năm 2018, với chỉ số Điểm tiếp cận người tiêu dùng (Consumer Reach Points - CRPs*) cao vượt trội so với các thương hiệu khác trong bảng xếp hạng, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại Việt nam 4 năm liên tiếp 2014 - 2017 (khu vực thành thị 4 thành phố chính). 

Bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất ở thành thị 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam.

Ngoài ra, cũng theo báo cáo này, Vinamilk 4 năm liên tiếp 2014 - 2017 nằm trong top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả 4 thành phố và khu vực nông thôn Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Vinamilk là nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam. Điều này đạt được là nhờ vào chất lượng sản phẩm vượt trội và sự nhận biết thương hiệu mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu Vinamilk, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc của công ty có lịch sử hơn 40 năm thành lập phát triển này.

Bản đồ các Thương hiệu số 1 trên Thế giới.

Đặc biệt, trong ngành hàng sữa và các sản phẩm thay thế sữa, Vinamilk cũng là nhà sản xuất có nhiều nhãn hiệu sản phẩm được tin dùng nhất trên cả nước như Vinamilk hiện giữ vị trí số 1 và Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ, SuSu. Đánh giá về Vinamilk, trong báo cáo Brand Footprint về thị trường Việt Nam, Kantar Worldpanel nhận xét “Với điểm CRP khá cao, Vinamilk đang “tỏa sáng” với danh hiệu là thương hiệu Sữa được chọn mua nhiều nhất ở cả hai khu vực gồm thành thị của 4 thành phố lớn và nông thôn, vượt xa các thương hiệu khác về điểm CRP”.

Bảng xếp hạng 10 thương hiệu sữa và sản phẩm thay thế sữa được chọn mua nhiều nhất ở thành thị 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam.

Là công ty dinh dưỡng hàng đầu, Vinamilk luôn đi đầu trong cải tiến và phát triển sản phẩm mới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất như sữa tươi Vinamilk 100% Organic cao cấp là sữa tươi Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên ở Việt Nam đã nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận và yêu thích, sản phẩm Sữa đậu nành hạt óc chó vừa ra mắt trong quý 2/2018 đã làm phong phú thêm thị trường sữa hạt tại Việt Nam. Hay sữa bột trẻ em Vinamilk Optimum Gold với các lợi ích vượt trội giúp hấp thu khỏe, bé thông minh, đã vượt lên trên các sản phẩm nước ngoài trở thành nhãn hàng số 1 trong phân khúc sữa cao cấp cho trẻ em. Luôn tiên phong với các sản phẩm mới chất lượng quốc tế cao cấp, cùng hệ thống trang trại bò sữa và nhà máy trải dài khắp Việt Nam và hệ thống phân phối rộng khắp, Vinamilk sẵn sàng hội nhập, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm sữa nước ngoài, và đưa các sản phẩm sữa của Vinamilk vươn ra thế giới.

Trang trại nuôi bò sữa của Vinamilk.

Những sáng tạo và nỗ lực này đã giúp gia tăng sự thâm nhập của thương hiệu (penetration growth) vào người tiêu dùng và xây dựng một chỗ đứng trong tâm trí của họ, tạo sự gắn kết để được người tiêu dùng nhớ, tin dùng nhiều hơn. Đây chính là những tham số đo lường sự tăng trưởng của một nhãn hàng trong Brand Footprint của Kantar Worldpanel.

Ngoài những giải thưởng và bình chọn uy tín của các tổ chức trong, ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, Vinamilk còn là nơi làm việc được yêu thích nhất Việt Nam với sự đầu tư bài bản và có định hướng vào đội ngũ nhân sự của công ty. Sự phát triển bền vững “từ trong ra ngoài” của Vinamilk là minh chứng cho định hướng đúng đắn của Vinamilk trong mục tiêu giữ vững vị thế công ty dinh dưỡng số 1 tại Việt Nam và đem thương hiệu sữa của Việt Nam vươn tầm thế giới.

 

Nghiên cứu Brand Footprint (“Dấu chân thương hiệu”) do Kantar Worldpanel thực hiện trên 73% dân số thế giới, với tổng cộng 1 tỷ hộ gia đình tại 43 quốc gia, 5 lục địa, với tổng mức đóng góp trong GDP toàn cầu là 75%. Kantar Worldpanel nghiên cứu hơn 18,000 thương hiệu trên toàn thế giới ở các lĩnh vực thức uống, thực phẩm, sữa và sản phẩm thay thế sữa, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, và chăm sóc gia đình. Bảng xếp hạng năm nay phân tích trên 18.000 thương hiệu và sử dụng dữ liệu thu thập trong 12 tháng, tính đến tháng 11/2017.

Bảng xếp hạng Brand Footprint được thiết lập dựa trên thông tin về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thực tế thay vì dựa trên thị hiếu hay thái độ của họ đối với thương hiệu như ở các bảng xếp hạng khác. Bảng xếp hạng được xây dựng dựa trên thước đo điểm tiếp cận người tiêu dùng (Consumer Reach Points - CRPs*). Đây là một thước đo mang tính sáng tạo nhằm đo lường bao nhiêu hộ gia đình trên thế giới có chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và mức độ thường xuyên mua (tần suất mua). Thước đo này chính là đại diện chân thực nhất về sự lựa chọn của người tiêu dùng. Điều này cho thấy thước đo này phản ánh trung thực hơn các chỉ số khác trong việc đo lường lựa chọn mua của người tiêu dùng.(Baotintuc)

Trở về

Bài cùng chuyên mục