Việt Nam thất bại trong đấu thầu bán gạo cho Philippines; Bộ Công thương sẽ làm rõ việc Mỹ đánh thuế nặng lên thép Việt; Ngân hàng tiếp tục tăng giá USD; Loạt ngân hàng ngoại thêm vốn vào chi nhánh tại Việt Nam
Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-05-2018
- Cập nhật : 24/05/2018
Hãng sản xuất điện thoại Nokia có giá vượt 1 tỉ USD
Công ty Phần Lan đang bán điện thoại hiệu Nokia không phải tên là Nokia, mà là HMD Global, được thành lập cách đây hai năm và được cấp phép dùng thương hiệu Nokia cho các sản phẩm điện thoại di động.
Ảnh: Reuters
Theo trang Quartz, hôm 21.5, HMD Global tuyên bố họ có giá hơn 1 tỉ USD sau khi gọi vốn được thêm 100 triệu USD từ các nhà đầu tư. HMD cho biết số tiền này sẽ được dùng để mở rộng quy mô kinh doanh các mẫu smartphone mới, cải thiện kênh phân phối và bán hàng.
Hiện HMD đang bán 4 loại smartphone và ba loại điện thoại tính năng (tức điện thoại thường). Điện thoại thông minh chạy trên Android, cạnh tranh bằng mức giá thấp hơn so với phần cứng có chất lượng tương đối tốt. Điện thoại tính năng thì dựa trên thiết kế cổ điển của Nokia, có tuổi thọ pin cao và giá thấp. HMD thông báo trong tháng 2 rằng hãng xuất xưởng 70 triệu chiếc điện thoại di động, có mặt tại hơn 80 nước trong năm 2017.
HMD cũng công bố thông tin tài chính đầu tiên, cho hay hãng đạt doanh thu 1,8 tỉ EUR, tương đương 2,1 tỉ USD trong năm qua. Khoản lỗ hoạt động là 65 tỉ EUR. Khi HMD ra đời, hãng cam kết chi 500 triệu USD trong ba năm để tiếp thị điện thoại di động. Kinh phí mới gọi vốn được sẽ góp phần vào mục tiêu marketing.
HMD tuyển nhiều giám đốc lâu năm của Nokia, cho thấy hãng có sự ổn định. Dù vậy, dàn lãnh đạo doanh nghiệp đã thay đổi dù startup chỉ mới xuất hiện có hai năm. Giám đốc sáng lập Arto Nummela rời công ty trong tháng 7 theo “thỏa thuận chung”, được thay thế bởi tổng giám đốc công ty là Florian Seiche.
Tháng 2 năm ngoái, cựu giám đốc điều hành cấp C của HMD cho hay số liệu doanh số của hãng tại thời điểm đó cho thấy rằng công ty vẫn chật vật bước vào thị trường smartphone. “Giao được 70 triệu chiếc điện thoại chẳng có nghĩa lý gì”, giám đốc giấu tên cho biết bên lề hội chợ thương mại Mobile World Congress 2018 ở Barcelona (Tây Ban Nha). Bất kỳ nhà sản xuất điện thoại di động nào “cũng phải giao 50 triệu smartphone, nếu không sẽ chẳng kiếm được tiền”, ông này cho biết thêm.
Hiện tại thì HMD Global đã đạt danh hiệu “kỳ lân” trong làng startup, tức vào hàng các hãng khởi nghiệp có giá trị trên 1 tỉ USD, bằng cách thống trị phân khúc điện thoại tính năng. Dù vậy hãng chưa đủ sức để trở thành cái tên lớn trong làng smartphone trong tương lai.(THanhnien)
----------------------
Vỏ cà phê đắt hơn hạt cà phê 480%
Nhu cầu từ các chuỗi quán cà phê lớn như Starbucks là một phần lý do của sự chênh lệch giá cả này.
Ảnh: Getty Images
Bà Aida Batlle trồng cà phê trên trang trại của gia đình, giữa những ngọn đồi bao quanh núi lửa Santa Ana của El Salvador. Như ông bà mình, bà ít khi dùng vỏ bọc ngoài hạt cà phê, vì thế bà biến nó thành phân bón rẻ tiền hoặc thường xuyên hơn là vứt đi.
Song một ngày nọ, khi đang đi bộ qua dàn vỏ cà phê đang được phơi nắng, bà bất ngờ bởi một mùi thơm: hương hoa dâm bụt và hương các hoa khác. Bà nhận ra rằng những gì bà từng bỏ đi có thể có một số giá trị. Vì vậy, bà ngâm vỏ hạt cà phê trong nước nóng và nếm thử. “Ngay sau đó, tôi bắt đầu gọi cho khách hàng đến thử”, bà Batlle kể.
Hơn một thập niên sau, vỏ cà phê, hay còn gọi là cascara, đang gây sốt. Starbucks mới đây giới thiệu nhiều thức uống mới ở Mỹ và Canada được làm ngọt bằng xi-rô cascara, cung cấp loại đường làm từ vỏ cà phê. Các hãng đối thủ như Stumptown Coffee Roasters và Blue Bottle Coffee cũng đang thêm vào thực đơn của họ món này dưới dạng trà và đồ uống có ga.
Tại quán Starbucks ở Chicago (Mỹ), một tách cappuccino trung bình có đá với bọt cascara có giá 4,75 USD. Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Coffee & Tea Bar Holdings Michael Schultz cho biết: “Starbucks tuyệt vời trong việc đem mọi thứ giới thiệu ra công chúng”. Coffee & Tea Bar Holdings điều hành hai quán cà phê Fairgrounds Coffee & Tea ở Chicago, và đang chuẩn bị mở các cửa hàng khác ở Minneapolis và Los Angeles (Mỹ). “Người ta ngày càng biết nhiều về loại thức uống này”, ông Schultz nói.
Nhờ nhu cầu từ các chuỗi quán cà phê, vỏ cà phê ngày nay thường có giá cao hơn so với chính hạt cà phê. Bà Batlle cho biết bà bán khoảng nửa kg cascara với giá 7 USD, trong khi giá trung bình của cà phê là 1,2 USD, mức thấp nhất trong hai năm vì hạt cà phê arabica đang dư cung.
Cascara chứa ít caffeine, có vị nhạt hơn cà phê một chút. Ngoài tí hương dâm bụt, nó có thể có hương táo xanh, đu đủ, tùy thuộc vào địa điểm và cách thức nó được trồng, bà Batlle cho hay.
Giám đốc quản lý chất lượng và rang xay cà phê quốc gia Sam Sabori của hãng Intelligentsia Coffee cho biết ông thường liên kết cascara với các hương đậm hơn như nho khô và rượu pooctô. Gần đây, ông thử thêm nhiều loại “nhiệt đới” từ Guatemala, và giờ đây thì chuỗi cửa hàng cà phê đang xem xét cho cascara vào menu quán.
Hiện doanh số cascara còn quá thấp để có thể đo lường chính xác. Trong khi nhu cầu đang tăng, những nông dân như bà Batlle lo rằng vỏ cà phê sẽ chỉ nổi lên như một mốt nhất thời.
“Chúng tôi không muốn mua được 250 kg năm nay và năm sau thì không được gì. Chúng tôi muốn điều này bền vững cho tất cả các bên có liên quan”, ông Sabori nói.(THanhnien)
------------------
OPEC có thể quyết định nới lỏng thỏa thuận hạn chế nguồn cung dầu mỏ trong tháng 6
OPEC có thể quyết định nâng sản lượng dầu sớm trong tháng 6, do lo lắng về nguồn cung của Iran và Venezuela sau khi Washington nêu lên mối lo ngại về sự gia tăng giá dầu đã đi quá xa.
Các nước OPEC vùng Vịnh đang dẫn đầu các cuộc đàm phán, do tổ chức xuất khẩu này có thể tăng sản lượng dầu để làm dịu thị trường sau khi giá dầu tăng trên 80 USD/thùng vào tuần trước và phân bổ nỗi thành viên có thể bổ sung bao nhiêu thùng.
Tổ chức OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC dẫn đầu là Nga đã đồng ý hạn chế sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến hết năm 2018 để giảm tồn kho toàn cầu, nhưng dự trữ hiện nay đã giảm gần với mục tiêu của OPEC.
Một nguồn tin vùng Vịnh trả lời Reuters “tất cả lựa chọn ở trên bàn”, bổ sung rằng một quyết định nâng sản lượng có thể diễn ra trong tháng 6 khi OPEC nhóm họp lần tới để quyết định về chính sách của họ, nhưng không chắc chắn tổ chức này sẽ cần nới lỏng việc hạn chế nguồn cung như thế nào. OPEC và các đồng minh ngoài OPEC có thể lựa chọn nới lỏng mức độ tuân thủ cao kỷ lục theo thỏa thuận hạn chế nguồn cung.
Mức tuân thủ của OPEC theo thỏa thuận này đã cao chưa từng thấy 166% trong tháng 4, nghĩa là đã cắt giảm mạnh trên mức mục tiêu của mình.
Nguồn tin thứ hai cho biết “chúng tôi vẫn đang nghiên cứu những kịch bản khác”, bổ sung rằng thậm chí nếu OPEC quyết định nới lỏng việc hạn chế sản lượng trong tháng 6 họ có thể mất từ 3 đến 4 tháng để có hiệu lực.
Sản lượng của Venezuela đang giảm do khủng hoảng kinh tế đã giúp OPEC và các đồng minh của họ cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với dự định. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih có thể nhóm họp với các đồng cấp của ông từ Nga và UAE tại St. Petersburg trong tuần để bàn về vấn đề này.
Cho đến nay, OPEC dự kiến không cần nới lỏng hạn chế sản lượng bất chấp dự trữ toàn cầu giảm xuống mức mong muốn của OPEC và những lo ngại các quốc gia tiêu thụ có thể hạn chế nhu cầu khi giá tăng.
Nhưng các nguồn tin cho biết sự sụt giảm nhanh chóng trong dự trữ dầu mỏ toàn cầu và lo lắng về tác động tới các nguồn cung dầu mỏ sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, cũng như sản lượng dầu mỏ của Venezuela sụt giảm, là những yếu tố làm thay đổi suy nghĩ của OPEC. Những lo ngại của Mỹ rằng giá dầu đã quá cao cũng khiến tổ chức xuất khẩu bắt đầu bàn luận nội bộ.
Tuần trước, Falih, Bộ trưởng Năng lượng có ảnh hưởng nhất của OPEC cho biết ông đã kêu gọi các đối tác của ông ở UAE, Mỹ và Nga cũng như nước tiêu dùng dầu mỏ chủ chốt Hàn Quốc phối hợp hành động để giảm lo lắng trên thị trường toàn cầu.
Đầu tháng này, một nguồn tin của OPEC cho biết Saudi Arabia đang giám sát tác động tới các nguồn cung dầu mỏ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và sẵn sàng bù cho bất kỳ sự thiếu hụt nào nhưng họ sẽ không hành động đơn phương.(Vitic)
-------------------------
Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng nhưng khối lượng bị hạn chế
Trung Quốc đã cam kết nhập thêm hàng hóa Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và giúp tránh làm trầm trọng thêm chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc tạm dừng sau khi các chính quyền đồng ý giảm các mối đe dọa thuế quan và thực hiện một thỏa thuận rộng lớn hơn. Washington đặc biệt quan tâm tới việc bán thêm dầu mỏ và khí đốt sang Mỹ.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tắc nghẽn nghĩa là xuất khẩu năng lượng và hàng hóa có thể chỉ tăng dần, và chỉ khi dầu, khí đốt và hàng hóa khác của Mỹ có chi phí hấp dẫn so với sự cạnh tranh toàn cầu. Morgan Stanley ước tính họ có thể mất đến ba năm để Trung Quốc tăng 60 tỷ USD tới 90 tỷ USD mua hàng hóa của Mỹ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Mỹ sang Trung Quốc năm 2017 đạt 4,3 tỷ USD, dựa theo mức giá trung bình, còn xa so với mục tiêu giảm thâm hụt 200 tỷ USD. Nhưng xuất khẩu của Mỹ đang tăng và Trung Quốc đã chi 2 tỷ USD để nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ riêng trong quý 1/2018.
Nhập khẩu dầu thô từ Mỹ tăng sẽ giúp Trung Quốc thay thế cho các nguồn cung cấp từ Iran, được dự kiến giảm do Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Tehran. Kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Mỹ trong năm nay có thể tăng lên 9 tỷ USD tới 11 tỷ USD, với khối lượng tăng lên 300.000 tới 400.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2018, theo công ty Energy Aspects.
Đó sẽ chỉ là một phần nhỏ nhu cầu nhập khẩu 9,6 triệu thùng của Trung Quốc trong tháng 4, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Và trong khi xuất khẩu của Mỹ có thể tăng, những nút thắt cơ sở hạ tầng thời điểm này có thể kiềm chế doanh số.
Các kho cảng xuất khẩu dầu của Mỹ là nhỏ theo tiêu chuẩn toàn cầu và cho tác tàu lớn nhất, không phù hợp qua kênh đào Panama. Phải đi vòng qua châu Phi, họ có bất lợi so với các nhà sản xuất từ Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
Washington cũng muốn Mỹ xuất khẩu thêm khí tự nhiên hóa lỏng ( LNG) sang Trung Quốc. Trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc là khách hàng LNG lớn thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Trung Quốc đang trông cậy vào các nguồn năng lượng chi phí thấp để giảm sử dụng than và cắt giảm ô nhiễm môi trường.
Trong khi xuất khẩu LNG tăng, chỉ có duy nhất hai cơ sở xuất khẩu lớn hoạt động tại Mỹ, cả hai phần lớn đã ký hợp đồng cung cấp của họ. Cũng có những hạn chế tại Trung Quốc do công suất đường ống và kho cảng. Các cơ sở hóa lỏng bổ sung đang được xây dựng tại 5 địa điểm của Mỹ. Nếu các công ty Trung Quốc trở thành đối tác trong các dự án xuất khẩu của Mỹ, xuất khẩu LNG của Mỹ sang Trung Quốc có thể tăng vọt.
Charlie Cone, nhà phân tích độc quyền LNG để cung cấp số liệu cho Genscape cho biết “ít nhất 13% trong tổng số LNG của Mỹ xuất sang Trung Quốc, và chúng tôi dự kiến số lượng này tăng do có thêm công ty của Mỹ ký hợp đồng dài hạn với khách hàng Trung Quốc bởi quốc gia của họ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt”.
Paul Burke, giám đốc khu vực Bắc Á của Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ cho biết Trung Quốc có thể chỉ đạo các nhà máy nghiền đậu tương nhà nước mua thêm hạt có dầu dư thừa của Mỹ. Điều đó có khả năng bổ sung 14 triệu tấn nhập khẩu trị giá 6 tỷ USD trong thanh toán thương mại năm nay vào chi phí của các nhà xuất khẩu lớn Brazil và Argentina.
Đậu tương là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Mỹ sang Trung Quốc, với trị giá 12 tỷ USD trong năm ngoái.
Trung Quốc đang nới lỏng kiểm soát về chế biến nhập khẩu của ngô biến đổi gen và phân bố đầy đủ hạn ngạch nhập khẩu thuế quan thấp đối với lúa mì cũng bổ sung thêm xuất khẩu ngũ cốc.(Vinanet)
---------------------
EIA: Dự trữ dầu thô, xăng của Mỹ bất ngờ tăng
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần trước do nhập khẩu ròng tăng, dự trữ xăng cũng bất ngờ tăng.
Dự trữ dầu thô tăng 5,8 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 18/5, trong khi giới phân tích dự đoán giảm 1,6 triệu thùng.
Dự trữ tăng một phần do nhập khẩu ròng dầu thô tăng mạnh 1,4 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu giảm 818.000 thùng/ngày trong tuần trước xuống 1,7 triệu thùng/ngày, sau khi đạt kỷ lục 2,6 triệu thùng/ngày trong tuần trước đó.
John Kilduff một đối tác của Again Capital LLC ở New York cho biết “sự tăng mạnh trong dự trữ dầu thô được đưa ra như một báo cáo xu hướng giảm giá, và nó xuất phát từ sụt sụt giảm đáng kể trong xuất khẩu, cùng với sự gia tăng mạnh trong nhập khẩu”.
Giá dầu giảm do tin tức này. Sản lượng của Venezuela sụt giảm do khủng hoảng kinh tế và sự gia tăng các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể cản trở sản lượng từ thành viên OPEC này. Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng có thể làm giảm nguồn cung ra thị trường.
Cả hai yếu tố này cùng với nhu cầu mạnh đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong gần 4 năm. Dầu Brent gần đây đã chạm 80 USD/thùng, mặc dù giá đã giảm trong hôm qua.
Hoạt động lọc dầu giảm 7.000 thùng/ngày, công suất lọc dầu tăng 0,7 điểm phần trăm lên 91,8% tổng công suất.
Dự trữ xăng tăng 1,9 triệu thùng, so với dự đoán của giới phân tích trong thăm dò của Reuters giảm 1,4 triệu thùng. Dự trữ sản phẩm chưng cất, gồm cả dầu diesel và dầu sưởi giảm 1 triệu thùng, trong khi dự đoán giảm 1,3 triệu thùng. Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, điểm phân phối dầu thô WTI giảm 1,1 triệu thùng.(Vinanet)