Một doanh nghiệp nhập 2 máy bay cỡ nhỏ
Đề nghị chi 34 - 96 triệu đồng/cán bộ
đi xúc tiến xuất khẩu gạo
Kinh doanh game trái phép thu lời hàng tỉ đồng mỗi tháng
Khởi công dự án VSIP tại Nghệ An
Xây dựng trung tâm Logistic ga Yên Viên
Tin kinh tế đọc nhanh 14-09-2015
- Cập nhật : 14/09/2015
ASEAN+3 nhất trí tăng hợp tác trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp
Cuộc họp thứ 15 giữa các Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp ASEAN cùng các bộ trưởng nông nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thảo luận về các tiến triển rõ rệt trong các hoạt động hợp tác và các dự án theo 9 mục tiêu của Chiến lược hợp tác ASEAN+3 về Thực phẩm, Nông nghiệp và Lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015.
Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 11/9 đã nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong vấn đề an ninh lương thực.
Cuộc họp thứ 15 giữa các Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp ASEAN cùng các bộ trưởng nông nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thảo luận về các tiến triển rõ rệt trong các hoạt động hợp tác và các dự án theo 9 mục tiêu của Chiến lược hợp tác ASEAN+3 về Thực phẩm, Nông nghiệp và Lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015.
Chiến lược này bao gồm tăng cường an ninh lương thực, nâng cao việc xây dựng khả năng và phát triển nguồn nhân lực, quản lý rừng bền vững, giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu, tăng cường hệ thống thông tin và mạng lưới kiến thức cũng như tăng cường khả năng sản xuất, số lượng và việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Trong cuộc họp, các bộ trưởng cũng tái cam kết đẩy mạnh lĩnh vực năng lượng sinh học theo hướng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Các bộ trưởng đã thông qua Khuôn khổ ASEAN+3 về Năng lượng sinh học và An ninh lương thực với mục tiêu hỗ trợ các nước thành viên ASEAN đảm bảo rằng nguồn năng lượng sinh học bền vững, thân thiện với môi trường sẽ giúp phát triển kinh tế.
Các bộ trưởng ASEAN+3 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một bước chuẩn bị để thảo luận chi tiết về Hệ thống thông tin an ninh lương thực ASEAN (AFSIS).
Các bộ trưởng nhất trí sẽ nhóm họp lần thứ 16 tại Singapore vào năm 2016.
Sản lượng điện nguyên tử tăng 45% vào năm 2035
Tổng giám đốc WNA Agneta Rising cho biết sản lượng điện nguyên tử trong vòng 5 năm tới sẽ có tốc độ tăng cao hơn so với cách đây hai thập niên. Trong khi, WNA ước tính công suất điện nguyên tử đến năm 2030 cần khoảng 660 GWe và hơn 900 GWe năm 2050, nhằm duy trì nhiệt độ Trái Đất tăng dưới 2 độ C trong thế kỷ này, ngưỡng nhiệt độ tăng an toàn để tránh tác động xấu từ biến đổi khí hậu, theo các nhà khoa học.
Ngoài ra, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng trên thế giới sẽ cần khoản đầu tư 81 tỷ USD mỗi năm từ năm 2014-2040.
Khó liên kết du lịch do hạ tầng giao thông yếu kém
“Hạ tầng giao thông phát triển, ngành du lịch tự khắc phát triển theo. Chúng ta không ỷ lại nhiều vào ngành hàng không được”
Ngày 12-9, phát biểu tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia” diễn ra tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), TS Trần Du Lịch - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM (trưởng nhóm tư vấn điều phối vùng duyên hải miền Trung) - cho rằng một trong những rào cản lớn nhất khiến ngành du lịch trong nước bị kìm hãm, gây khó khăn trong việc liên kết các vùng du lịch lại với nhau là do hạ tầng giao thông yếu kém, không đồng bộ.
Cùng quan điểm, ông Phan Văn Đa - phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho biết nếu từ Đà Lạt đi Bình Thuận, TP.HCM... bằng đường bộ sẽ mất rất nhiều thời gian.
“Các tuyến đường chính đi Đà Lạt hầu hết đã lỗi thời, xuống cấp khiến việc liên kết phát triển du lịch giữa địa phương này với các địa phương khác gặp nhiều khó khăn, dẫn đến phát triển nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm” - ông Đa nói.
Theo ông Lịch, để thực hiện tốt việc liên kết các vùng du lịch lại gần với nhau và xa hơn là liên kết với hai nước bạn Lào và Campuchia, việc đầu tiên là cơ sở hạ tầng giao thông phải đảm bảo, kết nối đồng bộ...
“Hạ tầng giao thông phát triển, ngành du lịch tự khắc phát triển theo. Chúng ta không ỷ lại nhiều vào ngành hàng không được” - ông Lịch nói.
Gần 1.500 tỉ đồng bảo tồn sâm Ngọc Linh từ nguồn ngân sách
Ngày 12.9, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết địa phương đang gấp rút lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh đối với các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thuộc đề án Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm VN).
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà
Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) góp ý về việc mua nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Trước đó, HoREA đã gửi liên tiếp hai công văn (Công văn số 47/CV-HoREA và 53/CV-HoREA) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn chuyển khoản tiền mua nhà ở, vay để mua nhà ở và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo hướng dẫn của NHNN, việc tổ chức và cá nhân nước ngoài chuyển khoản tiền mua nhà từ ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam và thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà tuân thủ theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định Chính phủ và Thông tư ngân hàng...
Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức “Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam” quy định tại khoản 2 (a) Điều 159 Luật Nhà ở thì việc chuyển tiền đầu tư xây dựng nhà ở và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà được thực hiện theo các thủ tục quy định tại Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức “Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư đầu tư xây dựng nhà ở” quy định tại khoản 2 (b) Điều 159 Luật Nhà ở theo quy định tại khoản 2 (c) Điều 162 Luật Nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Việc chuyển tiền mua nhà ở từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà được thực hiện theo các thủ tục quy định tại Thông tư 16/2014/TT-NHNN ngày 1/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 70/2014/NĐ-CP.
Về việc vay vốn để mua nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001.
Việc cho vay mua nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo Quyết địnhh về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
Trong một diễn tiến khác, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) cũng có công văn trả lời các kiến nghị của HoREA về việc xác nhận nguồn gốc của người Việt Nam ở nước ngoài.
HoREA đề nghị Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hà Nội và TPHCM cũng là cơ quan có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao, chỉ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hay Sở Tư pháp nơi đương sự cư trú là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.