Bắt giữ 3 container thiết bị y tế cũ nhập lậu
Thép Việt lại bị kiện ở Malaysia
Giảm tới 2%/năm lãi suất vay đối với doanh nghiệp
Thuê tư vấn Singapore lập quy hoạch đảo Lý Sơn
Vietjet Air thuê mua thêm 3 máy bay A321
Tin kinh tế đọc nhanh 13-09-2015
- Cập nhật : 13/09/2015
Samsung phủ nhận chuyển sản xuất khỏi Bắc Ninh
Trao đổi với Tuổi trẻ, đại diện Samsung Electronic VN cho rằng thông tin tập đoàn này chuyển sản xuất từ Bắc Ninh sang Thái Nguyên để tránh hết thời hạn ưu đãi thuế ở Bắc Ninh là không chính xác.
Cụ thể, theo văn bản trả lời của Samsung, đúng là doanh thu của nhà máy Samsung Bắc Ninh giảm trong quý 1-2015. Tuy nhiên, nguyên nhân là do Samsung Bắc Ninh đang giai đoạn đầu tư, lắp ráp số lượng lớn máy móc để sản xuất dòng điện thoại cao cấp S6 và S6 Edge có khung kim loại.
“Vì vậy, dù con số của quý 1 có hơi đặc biệt, nhưng đến cuối năm, doanh số của nhà máy Samsung Bắc Ninh sẽ vẫn ở mức tương đương hoặc chỉ giảm không đáng kể so với năm 2014” - Samsung tuyên bố.
Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh có báo cáo về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, theo đó hé lộ Canon có tỉ lệ nội địa hóa đạt khoảng 65%, Samsung có tỉ lệ nội địa hóa đạt khoảng 36%. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bắc Ninh nêu vốn đầu tư được các doanh nghiệp FDI đem ra thực hiện năm 2014 có sự sụt giảm, chỉ đạt 23.085 tỉ.
Một trong những với lý do được nêu ra là vì tổ hợp Samsung giảm kế hoạch sản xuất so với dự kiến.
Cục Hải quan Bắc Ninh thì nêu số liệu cho thấy trong khi sản xuất, xuất nhập khẩu của SamSung ở khu vực nhà máy Bắc Ninh giảm, thì sản xuất của Samsung ở Thái Nguyên lại tăng. Nếu quý 1-2014 Samsung Bắc Ninh nhập khẩu 5,1 tỉ USD, xuất khẩu 5,6 tỉ USD thì quý 1-2015 nhập chỉ 3,1 tỉ USD, xuất chỉ 3,6 tỉ USD.
Trong khi đó, Samsung Thái Nguyên quý 1-2014 nhập khẩu chỉ 246 triệu USD, xuất khẩu 77 triệu USD thì quý 1-2015 tăng vọt: nhập khẩu 3,7 tỉ USD, xuất 3,6 tỉ USD.
Cục Hải quan Bắc Ninh cho rằng nhà máy Samsung Thái Nguyên quy mô lớn, đang trong thời gian ưu đãi giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp.
“Do đó, doanh nghiệp sẽ cân đối sản xuất tại nơi có chi phí thấp nhất để có lợi cho tập đoàn” - Cục Hải quan Bắc Ninh báo cáo UBND tỉnh Bắc Ninh.
Ngọc Viễn Đông xây đường 300 tỷ đồng nối vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Theo thiết kế, đường D3 có điểm đầu nối vào đường số 11 hiện hữu (cách Rạch Rộp khoảng 150m), điểm cuối giáp Rạch Sóc Vàm (ranh dự án Khu Công nghiệp Hiệp Phước, giai đoạn 2 với giai đoạn 3).
Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 2.372m, trong đó bao gồm xây mới hai cầu (Rạch Rộp II dài khoảng 300m và Mương Lớn II dài khoảng 273m) và phần đường dài khoảng 1.799m với 4 làn xe.
Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 293 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2015 đến năm 2016.
UBND TP.HCM giao CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Ý tưởng mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Lập công ty ma nhằm lừa đảo tài trợ vốn đầu tư
Văn bản do Chủ tịch tỉnh Phạm Đình Cự ký cho biết Bộ Công an vừa qua đã có thông báo về tình trạng một số đối tượng, doanh nghiệp gửi thư chào đến Thủ tướng và các cơ quan nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước đề nghị được làm việc và tài trợ vốn cho các dự án của Việt nam dưới các hình thức cung cấp tín dụng, chuyển giao vốn Trái phiếu Chính phủ nước ngoài…
Thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng là thành lập công ty có sự tham gia của các cá nhân là người nước ngoài, thậm chí là người có tiếng tăm trong giới học giả quốc tế và khu vực để lấy uy tín, đăng ký vốn điều lệ cao, sau đó gửi thư chào đến các cơ quan nhà nước đề nghị trài trợ vốn không thu hồi lại với giá trị lớn cho các dự án của Việt Nam.
Xác minh của cơ quan Công an cho thấy cho thấy hoạt động chào mời tài trợ vốn của các đối tượng, doanh nghiệp nêu trên là không có cơ sở, năng lực tài chính không rõ ràng và có dấu hiệu lừa đảo.
"Kết quả xác minh các chứng chỉ vốn trái phiếu Chính phủ nước ngoài mà đối tượng đề nghị chuyển giao để tài trợ đều không có giá trị và bất hợp pháp. Không loại trừ trường hợp các đối tượng lợi dụng văn bản chấp thuận hợp tác của cơ quan nhà nước Việt Nam vào mục đích xấu khác", văn bản nêu.
Theo cơ quan quản lý, trên thực tế, mặc dù những hành vi lừa đảo trên chưa gây thiệt hại nhưng cần phải được ngăn chặn để tránh lãng phí thời gian và ngăn ngừa tác hại tiêu cực có thể xảy ra. Do đó, tỉnh Phú Yên yêu cầu các Sở, ban, ngành, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố... phòng ngừa, tránh bị các đối tượng lợi dụng gây thiệt hại tài sản nhà nước, thông báo kịp thời cho cơ quan Công an.
Tháng 8/2015, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng đã khởi tố và ra lệnh tạm giam đối với Trịnh Phi Long và Nguyễn Thị Kim Cúc vì đã mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Trịnh Phi Long, nghề nghiệp tự do đã tự nhận là tiến sĩ Nguyễn Trí Đức, trợ lý Thủ tướng, Cục trưởng Cục Quản trị và tài vụ Ngân sách Chính phủ, trưởng Ban quản lý dự án Chính phủ và Nguyễn Thị Kim Cúc - nguyên phóng viên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Nghệ An, đã liên hệ với một số doanh nghiệp, nêu có khả năng xin phê duyệt vốn Chính phủ bằng nguồn vay ưu đãi với lãi suất thấp.
Tin theo lời của Long và Cúc, một số doanh nghiệp đã gửi hồ sơ và đưa số tiền lớn để lo các thủ tục dự án. Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra mở rộng điều tra để xử lý các đối tượng.
Cảnh cáo nhà đầu tư thực hiện chậm tiến độ
Theo Bộ GTVT, nếu nhà đầu tư không có chỉ đạo quyết liệt, đề ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo tiến độ hoàn thành công tác xây lắp trước ngày 31-12, Bộ sẽ có các hình thức xử lý phù hợp.
Trước đó, Bộ GTVT đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, chỉ đạo về tiến độ các công việc của dự án. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án mới triển khai được 5/7 gói thầu xây lắp, sản lượng công việc thực hiện được rất thấp (23%), không đảm bảo như cam kết với Bộ GTVT.