tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 07-04-2017

  • Cập nhật : 07/04/2017

Bộ Tài chính bác đề xuất cho Taxi truyền thống nộp thuế GTGT với thuế suất 5%

Bộ Tài chính vừa chính thức có văn bản bác đề xuất của Hiệp hội Taxi TP. HCM vì cho rằng đề xuất “cho taxi truyền thống nộp thuế GTGT với thuế suất 5%” của Hiệp hội là không có cơ sở.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Trước đó, Hiệp hội Taxi TP. HCM đã kiến nghị Bộ Tài chính cho doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống được áp dụng cách tính doanh thu tính thuế như đã hướng dẫn đối với Uber, Grab hoặc cho taxi truyền thống nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) với thuế suất 5% thay vì 10% như hiện nay.

Chiều 3/4, Bộ Tài chính cho hay, ý kiến trên là chưa có cơ sở. Tuy nhiên, Bộ này cũng đang chỉ đạo rà soát trường họp có dấu hiệu rủi ro gian lận về thuế, cơ quan thuế sẽ thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế GTGT, doanh nghiệp kinh doanh vận tải (trong đó có vận tải taxi) nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu là 3%, thuế GTGT của các chi phí đầu vào (như chi phí văn phòng, sửa chữa, mua sắm tài sản cô định...) không được khấu trừ.

Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT, doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải là 10%, thuế GTGT phải nộp bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào, được khấu trừ thuế GTGT của các chi phí đầu vào (như chi phí văn phòng, sửa chữa, mua tài sản cố định...).

Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, thuế suất thuế GTGT dần được quy về áp dụng thống nhất 10%, thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với hàng hóa thiết yếu và thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu.

Vì vậy, Bộ Tài chính khẳng định, kiến nghị “cho taxi truyền thống nộp thuế GTGT với thuế suất 5%” là không có cơ sở.

Về xác định thuế đối với Grab, Uber, Bộ Tài chính khẳng định việc xác định doanh thu tính thuế của Uber và Grab là phù hợp với quy định của pháp luật về thuế hiện hành. Toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải đều phải kê khai, nộp thuế.

Đối với từng tố chức, cá nhân kinh doanh vận tải theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chia sẻ doanh thu có nghĩa vụ nộp thuế trên phần doanh thu được chia theo thỏa thuận hợp tác.

Bộ Tài chính khẳng định, nếu xác định doanh thu tính thuế của Uber, Grab là 100% doanh thu vận tải thu được từ khách hàng sẽ dẫn đến việc đánh thuế trùng và không hợp lý, vì trong số 100% doanh thu vận tải thu được từ khách hàng, Uber chỉ được hưởng 20% doanh thu vận tải phần còn lại 80% doanh thu vận tải được chia cho tổ chức, cá nhân hợp tác với Uber theo thỏa thuận hợp đồng hợp tác kinh doanh và tổ chức, cá nhân này phải kê khai, nộp thuế theo quy định đối với phần doanh thu được hưởng.

Câu chuyện Bộ Giao thông vận tải tuýt còi hoạt động của Uber trong thời gian vừa qua đã dấy lên những tranh cãi về nền kinh tế số đang bùng nổ với rất nhiều hình thái kinh doanh mới mẻ, trí tuệ và sáng tạo. Những hình thái kinh doanh đó đang mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho cộng đồng người tiêu dùng, tuy nhiên, lại đặt ra rất nhiều bài toán thách thức cho các nhà quản lý, đặc biệt trong câu chuyện thu thuế hay vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia.(Viettimes)
-----------------------------------

Hà Nội thành lập Tổ công tác đôn đốc các nguồn thu từ đất

 UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đôn đốc các nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quỹ nhà chuyên dùng; thu tiền sử dụng đất và thu từ cổ phần hóa DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo quyết định, Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội - Tổ trưởng; Ông Lê Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Tổ phó; Ông Trần Đức Hoạt, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Tổ phó; Ông Mai Sơn, Phó Cục Trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội - Tổ phó.

Tổ công tác có nhiệm vụ lập, phê duyệt Kế hoạch chi tiết công tác thu các nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất của các dự án được giao đất, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, bán đấu giá quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước, thu từ cổ phần hóa và tổ chức thực hiện.

Báo cáo kịp thời UBND Thành phố các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để huy động số thu từ các nguồn nêu trên; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Các thành viên Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu sự phân công của Tổ trưởng và chịu trách nhiệm đối với các nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành mình; Tổ công tác sử dụng con dấu của Sở Tài chính Hà Nội; tự giải thể khi kết thúc năm ngân sách 2017.(Viettimes)
-----------------------

Hàng nghìn tỷ đầu tư ngoài ngành của các công ty xổ số

11 công ty xổ số phía Nam đầu tư tài chính gần 1.100 tỷ đồng nhưng chỉ có 80 tỷ là thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, còn lại là đầu tư ngoài ngành, theo kết quả thanh tra của Bộ Tài chính.

Kết quả thanh tra tại 11 công ty xổ số kiến thiết khu vực phía Nam trong thời gian năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, tính đến cuối năm 2015, những công ty này chi hơn 1.078 tỷ đồng để đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, đầu tư tài chính thuộc lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh xổ số của các doanh nghiệp chỉ khoảng 80,9 tỷ đồng, chiếm 7,5% tổng mức đầu tư. Trong khi đó có 997 tỷ đồng là đầu tư ngoài ngành kinh doanh, không liên quan tới xổ số.

Liên quan tới việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xổ số, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, các công ty được thanh tra đã chấp hành các quy định về loại hình sản phẩm, tổ chức in vé, thu hồi vé, tổ chức mở thưởng, trả thưởng… Tuy nhiên, có 3 trong số 11 công ty có số dư nợ đại lý vượt kỳ hạn (vượt 3 kỳ, tương đương 21 ngày). Theo lý giải, các khoản nợ này phát sinh từ nhiều năm trước khi chưa có quy định về kỳ hạn nợ và thời gian qua, các đại lý gặp khó khăn trong kinh doanh nên chưa có khả năng chi trả.

Cơ quan thanh tra cũng cho biết, những công ty này cần phải nộp thêm hơn 1.448 tỷ đồng do kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Đặc biệt, biệt, sau thanh tra, quỹ đầu tư phát triển của một công ty chưa nộp ngân sách số tiền trên 211 tỷ đồng.

Thanh tra cũng chỉ ra những sai phạm của các công ty xổ số trong quá trình tăng vốn điều lệ khi chưa đủ điều kiện hoặc vốn điều lệ tăng thêm nhưng không phù hợp danh mục đầu tư cho phép.

Qua đó, đại diện Bộ Tài chính đề xuất với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các công ty rà soát kỹ phương án đề nghị bổ sung, tăng vốn điều lệ. Theo cơ quan này, nhu cầu tăng vốn điều lệ của các công ty phải phù hợp nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp và không đưa các nhiệm vụ không có trong giấy phép kinh doanh để tăng vốn trái quy định. Phía Bộ Tài chính cũng đề xuất Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các công ty xổ số rà soát các khoản đầu tư tài chính, đảm bảo đúng thủ tục theo quy định.(VNEX)
-------------------------------------

Siêu đô thị mới của Trung Quốc cần hàng trăm triệu tấn thép

Trung Quốc ước tính cần thêm 12-14 triệu tấn thép mỗi năm để xây đặc khu kinh tế rộng gấp 3 lần New York.

Cuối tuần trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ lập đặc khu kinh tế Hùng An tại Hà Bắc. Mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng tại Hà Bắc - tỉnh chịu ảnh hưởng lớn từ các vụ sa thải hàng loạt trong các ngành công nghiệp nặng, do Trung Quốc đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Họ cũng muốn giảm tải cho thủ đô - Bắc Kinh.Ban đầu, Hùng An có diện tích 100 km2. Sau này, nó sẽ mở rộng lên 2.000 km2 - gần gấp 3 New York (Mỹ).

trung quoc muon lap dac khu kinh te moi tai ha bac. anh: news.cn

Trung Quốc muốn lập đặc khu kinh tế mới tại Hà Bắc. Ảnh: News.cn

"Nếu giới chức Trung Quốc muốn tạo ra một đặc khu kinh tế Thâm Quyến thứ hai trong 10 năm, ít nhất là về mặt cơ sở hạ tầng. Số thép cần thêm mỗi năm vào khoảng 12-14 triệu tấn, tương đương mức tăng 2% so với nhu cầu trong nước hiện tại", các nhà phân tích tại Citi Research dự báo.

Thâm Quyến là đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, thành lập từ năm 1980. Nó là cửa ngõ giúp nước này tiếp cận thế giới. Từ khu nông nghiệp năm 1979, Thâm Quyến giờ đã thành trung tâm sản xuất và khởi nghiệp của nền kinh tế lớn nhì thế giới.

Theo tính toán của Citi Research, Trung Quốc cần mất 25-30 triệu tấn thép cho hạ tầng dân cư, 35 - 40 triệu tấn cho diện tích không để ở, 35 - 40 triệu tấn cho giao thông và logistics, cùng 25 - 30 triệu tấn cho các loại hạ tầng khác.

Những con số này rất nhỏ so với tổng sản lượng 1,63 tỷ tấn thép toàn cầu năm ngoái, theo Hiệp hội Thép Thế giới. Dù vậy, nó vẫn sẽ giúp "tăng tính ổn định cho thị trường khi nhu cầu từ Trung Quốc được duy trì ở mức cao", Citi Research nhận định. Ngành thép toàn cầu đã chịu áp lực nhiều năm gần đây, khi Trung Quốc - nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới bị điều tra vì cáo buộc bán phá giá ra thế giới do trong nước dư cung.(VNEX)

Trở về

Bài cùng chuyên mục