tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-04-2017

  • Cập nhật : 06/04/2017

​Khó kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Để bảo vệ quyền lợi người lao động, nhiều công đoàn địa phương đã khởi kiện các doanh nghiệp trốn, nợ bảo hiểm xã hội ra tòa nhưng tòa đã trả lại hồ sơ vì luật còn “khoảng trống”.

ong mai duc chinh (nguoi dung) cho biet cong doan khong kien duoc doanh nghiep no bao hiem xa hoi - anh: d.b

Ông Mai Đức Chính (người đứng) cho biết công đoàn không kiện được doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội - Ảnh: Đ.B

Thông tin này được đưa ra tại cuộc giao ban báo chí của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ngày 5-4.

Trước câu hỏi của Tuổi trẻ về tình hình các doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội, cũng như các biện pháp của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho biết số tiền doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tuy đã giảm, nhưng vẫn ở mức trên 6.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 1.400 tỷ đồng nợ khó đòi vì doanh nghiệp đã phá sản, hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

“Để bảo vệ quyền lợi người lao động, nhiều công đoàn địa phương đã tiến hành khởi kiện các doanh nghiệp trốn, nợ bảo hiểm xã hội ra tòa. Tuy nhiên, tòa đã trả lại hồ sơ, hoặc chưa trả lời, vì luật còn “khoảng trống”, vì kiện “không đúng thẩm quyền. Do đó, việc đòi nợ này đang cực kỳ gian nan, khó khăn”, ông Chính nói.

Theo ông Chính, tính đến hết 2-2017, phía bảo hiểm xã hội đã chuyển giao 1.177 bộ hồ sơ về các doanh nghiệp đang trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, 52 liên đoàn lao động các tỉnh cũng đã tiếp nhận 1.150 bộ hồ sơ ở địa phương.

Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo, hướng dẫn 39 liên đoàn địa phương khởi kiện 77 vụ ra tòa và sắp tới 17 LĐLĐ các tỉnh khác sẽ khởi kiện khoảng 60 vụ nữa. Tuy nhiên, trong 77 vụ đã đưa hồ sơ kiện ra tòa thì 17 vụ tòa án trả lại hồ sơ với lý do không thuộc thẩm quyền, hoặc chỉ là tranh chấp về quyền lợi.

Theo ông Chính, phía tòa cho rằng bảo hiểm xã hội là bên thụ hưởng, quản lý quỹ bảo hiểm nên bảo hiểm phải là người xử phạt hoặc kiện doanh nghiệp, nếu công đoàn kiện thì phải kiện bảo hiểm xã hội.

Mặc dù vây, ông Chính cũng cho biết, sau khi công đoàn có động tác khởi kiện thì đã có nhiều doanh nghiệp đem tiền nộp trả bảo hiểm xã hội cho người lao động, với tổng số tiền gần 300 tỷ đồng.(Tuoitre)
--------------------------------

EU thông qua thương vụ thâu tóm nước ngoài lớn nhất lịch sử của Trung Quốc

Ngày 5/4, giới quan chức chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua thương vụ trị giá 40 tỷ euro (khoảng 43 tỷ USD) của Tập đoàn Hóa chất Trung Quốc mua lại Syngenta - công ty sản xuất thuốc trừ sâu hàng đầu của Thụy Sĩ. Đây là thương vụ thâu tóm nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của một tập đoàn Trung Quốc.

Tuyên bố của bà Magrethe Vestager, Ủy viên Ủy ban Cạnh tranh EU, cho hay ChemChina đã đưa ra những biện pháp hiệu quả giúp giải quyết các quan ngại của EU về vấn đề chống độc quyền. Trên cơ sở đó, EU đã thông qua thương vụ trên. Cụ thể, ChemChina đã giải quyết những quan ngại về độc quyền liên quan tới một số sản phẩm của Adama - một công ty con của Tập đoàn ChemChina tại Mỹ và đồng thời là nhà cung cấp thuốc trừ sâu lớn nhất tại châu Âu. Bên cạnh đó, việc ChemChina đề xuất cắt giảm vốn đầu tư cũng sẽ giúp đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thuốc trừ sâu.

Trước đó một ngày, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cũng thông báo cơ quan chống độc quyền Mỹ đã thông qua thương vụ ChemChina mua lại Syngenta sau khi chấp thuận các biện pháp mà ChemChina đưa ra nhằm giải quyết lo ngại việc sáp nhập có thể làm tăng giá thành các sản phẩm này và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Ủy ban Cạnh tranh EU cho biết, cơ quan này đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chống độc quyền của nhiều nước, bao gồm Mỹ, Brazil và Canada, trong việc xem xét thông qua thương vụ trên.

Thương vụ này là diễn biến mới nhất trong làn sóng sáp nhập của ngành hóa chất nông nghiệp đang gây quan ngại cho nông dân và các nhà hoạt động môi trường. Trước đó, ngày 27/3, EU cũng đã thông qua kế hoạch sáp nhập trị giá 130 tỷ USD của hai tập đoàn hóa chất nông nghiệp Mỹ là Dow Chemical và DuPont. EU dự kiến trong vài tháng tới cũng sẽ đưa ra quyết định về kế hoạch sáp nhập của Tập đoàn hóa chất Đức Bayer với nhà cung cấp giống cây trồng Monsanto (của Mỹ) trong thương vụ có giá kỷ lục 66 tỷ USD nhằm tạo một tập đoàn cung cấp thuốc trừ sâu và giống cây trồng lớn nhất thế giới.(TTXVN)
--------------------------

Giá cá tra tăng, người nuôi thu lãi khủng

Cầu tăng đột biến trong khi nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá cá tra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ tăng cao.

Những ngày này người nuôi cá tra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang "vui như Tết" vì đang vào vụ thu hoạch với giá bán cao ngất ngưởng, ở mức khoảng 27.000 đồng/kg, đạt mức cao nhất trong hơn 7 năm qua. Với giá bán trên, sau khi trừ chi phí, người nuôi cá tra thu lãi từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/tấn.

"Ngay thời điểm trước Tết Nguyên đán 2017, giá cá tra đã bắt đầu tăng và kéo dài đạt mức đỉnh điểm trong các ngày qua. Đây được xem là chu kỳ giá cá tra tăng kéo dài nhất. Nguyên nhân do thua lỗ liên tục, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi trồng các loại thuỷ sản khác đã làm cho nguồn cung tụt dốc không phanh. Ngoài ra, lượng hợp đồng xuất khẩu đầu năm 2017 tăng khoảng 10% trong khi sản lượng cá gối vụ phục vụ chế biến giảm mạnh khiến giá cá tra tăng mạnh", ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho biết.

Sau thời gian dài trầm lắng, số hộ nuôi cá thể cá tra đã giảm mạnh. Hiện hầu hết diện tích thả nuôi mới đều tập trung ở các doanh nghiệp. Trong khi đó, tình hình thời tiết diễn biến thất thường tại các tỉnh ĐBSCL đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc thả nuôi và sản lượng cá tra. Theo đó, để có nguồn cá tra nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến sớm nhất cũng phải tới tháng 2/2018. Chính điều này đang đẩy giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu không ngừng tăng.

doanh nghiep xuat khau ca tra dang lo thieu nguyen lieu san xuat du da tang gia thu mua.

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang lo thiếu nguyên liệu sản xuất dù đã tăng giá thu mua.

Phân tích của các chuyên gia trong ngành, hiện giá cá tra trung bình tại thị trường châu Á tăng hơn 10% so với tuần trước và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cán mức 2,8 – 3 USD/kg. Tại hai thị trường trọng điểm Hồng Kông và Trung Quốc, cá tra đang thiếu hụt nghiêm trọng do sản lượng tồn kho không còn. Riêng ở thị trường Mỹ, do doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2017 cũng giảm 40% so với cùng kỳ năm 2016. Dự báo giá xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm cũng sẽ tăng khoảng 20 – 30 cent/kg.

Theo số liệu thống kê của ngành thuỷ sản, 3 tháng đầu năm 2017, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch hơn 672 ha nuôi cá tra đạt 68% diện tích thả nuôi với sản lượng hơn 210.000 tấn. Hiện nhà nông đã bắt đầu bước vào vụ thả cá tra giống mới nhưng việc tìm con giống là một vấn đề nan giải. Giá cá nguyên liệu tăng đã tạo động lực cho nhiều hộ dân chuyển hướng sang sản xuất giá cá tra giống. Hiện giá cá tra giống cũng tăng 20.000 đồng/kg so với năm trước, dao động 40.000-50.000 đồng/kg loại 20 con/kg.

"Do sản lượng cá cung cấp cho các nhà máy chế biến hiện chỉ đạt hơn 40%, thiếu hụt khoảng 2.500 tấn/ngày, dự báo trong thời gian tới, giá cá sẽ tiếp tục tăng. Điều quan tâm lúc này là người nuôi cần hết sức tỉnh táo, hạn chế rầm rộ phát triển diện tích nuôi cá tra mà cần tuân thủ nghiêm những khuyến cáo, kế hoạch của ngành chức năng để tránh những tác hại không đáng", ông Trương Đình Hoè cho hay (TTXVN)
-------------------------------------------

Đồng ý chi 55.000 tỷ đồng cho dự án cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các dự án cao tốc Bắc - Nam, và giao Bộ Giao thông vận tải lập lại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

anh minh hoa. nguon internetvan phong chinh phu vua co thong bao ket luan cua thu tuong nguyen xuan phuc ve phuong an dau tu tuyen duong bo cao toc bac-nam.

Ảnh minh họa. Nguồn InternetVăn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam.

Thông báo kết luận nêu rõ, Bộ Giao thông vận tải đã rất khẩn trương chuẩn bị các phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta có khoảng 2.000 km đường bộ cao tốc như Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra, Chính phủ quyết tâm thực hiện đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP, với tinh thần quyết liệt, minh bạch, không tham nhũng, lãng phí, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải rà soát, nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng điều chỉnh quy mô quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam thành 6 - 10 làn xe cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước; thực hiện cắm mốc lộ giới để quản lý quỹ đất theo quy hoạch.

Về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến các đoạn sẽ được tiếp tục đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 và sau năm 2020 theo quy mô Quy hoạch đã được phê duyệt.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chỉ định thầu tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế theo quy định; Bộ Giao thông vận tải tổng hợp vào cơ chế, chính sách đầu tư chung để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội. Việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu cạnh tranh, trên cơ sở thiết kế kỹ thuật được duyệt.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tư vấn chủ động lập các dự án đầu tư thành phần để triển khai xây dựng ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư toàn tuyến.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư dự án, trên tinh thần chặt chẽ, tuân thủ pháp luật, nhưng cần tạo động lực thu hút đầu tư, trình Chính phủ quyết định; đưa vào nội dung tờ trình Quốc hội xin quyết định chủ trương đầu tư đối với các cơ chế vượt thẩm quyền của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định dự án theo đúng quy định.(Viettimes)

Trở về

Bài cùng chuyên mục