Việc quy định ngay trong luật về danh mục và mức thuế suất thuế nhập khẩu là thiếu khả thi...

9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,69% trong đó mặt hàng gạo có tốc độ tăng đột biến gấp gần 3 lần so với cùng kỳ 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 9 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã thu về trên 2,79 tỷ USD Từ thị trường Pháp tăng 10,69% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 đạt 317,12 triệu USD, giảm 13,26% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 6,14% so với tháng 9/2017.
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Pháp thời gian này thì điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn nhất 34,99%, đạt 977,64 triệu USD, tăng 7,95% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 kim ngạch giảm 23,09% so với tháng 8/2018 và giảm 5,05% so với tháng 9/2017 chỉ có 102,76 triệu USD.
Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may, tuy nhiên kim ngạch trong tháng 9/2018 cũng giảm 1,07% so với tháng 8/2018 nhưng so với tháng 9/2017 tăng 24,17% đạt 66,68 triệu USD, tính chung 9 tháng 2018 đạt 448 triệu USD, tăng 18,17% so với cùng kỳ năm trước.
Kế đến là mặt hàng giày dép, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đều đạt lần lượt 375,60 triệu USD và 164,40 triệu USD, tăng tương ứng 0,28% và 4,09% so với 9 tháng năm 2017.
Ngoài những mặt hàng kể trên Việt nam còn xuất sang Pháp các mặt hàng khác như: gỗ, thủy sản, da giày…
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2018 hàng hóa xuất khẩu sang Pháp đều có kim ngạch tăng trưởng số này chiếm 88,4% trong đó phải kể đến mặt hàng gạo, tuy lượng xuất chỉ đạt 801 tấn, trị giá 587,7 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 3,77 lần về lượng (tức tăng 277,83%) và gấp 2,97 lần trị giá (tức tăng 197,63%) so với cùng kỳ, giá xuất bình quân đạt 733,72 USD/tấn, giảm 21,23%.
Ngoài mặt hàng gạo, xuất khẩu sang thị trường Pháp thời gian này cũng tăng mạnh ở nhóm hàng sản phẩm sắt thép tưng 76,51% đạt 15,11 triệu USD; sản phẩm mây tre, cói và thảm tăng 61,36% đạt 11,12 triệu USD và sản phẩm từ cao su tăng 57,55% đạt 10,66 triệu USD.
Chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Pháp 9 tháng năm 2018
Mặt hàng | 9T/2018 | +/- so với cùng kfy 2017 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 2.793.478.830 |
| 10,69 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 977.644.209 |
| 7,95 |
Hàng dệt, may |
| 448.029.605 |
| 18,17 |
Giày dép các loại |
| 375.607.591 |
| 0,28 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 164.408.596 |
| 4,09 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 90.312.544 |
| 24,67 |
Hàng thủy sản |
| 81.291.507 |
| 2,65 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù |
| 80.843.500 |
| 8,13 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 65.673.391 |
| 22,94 |
Cà phê | 28.838 | 50.952.350 | 11,33 | -6,7 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 50.381.954 |
| 7,78 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 38.371.203 |
| -5,15 |
Hạt điều | 3.308 | 34.768.814 | 42,96 | 36,67 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 18.683.584 |
| -0,93 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
| 18.055.726 |
| 30,62 |
Hàng rau quả |
| 17.272.649 |
| 43,04 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 16.675.149 |
| 18,43 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
| 16.270.188 |
| 10,28 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 15.119.221 |
| 76,51 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 11.129.077 |
| 61,36 |
Sản phẩm từ cao su |
| 10.663.194 |
| 57,55 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 7.778.547 |
| 1,49 |
Hạt tiêu | 2.232 | 7.670.012 | 29,47 | -26,1 |
Cao su | 2.464 | 3.749.530 | 3,31 | -21,57 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 3.151.997 |
| 37,19 |
Gạo | 801 | 587.709 | 277,83 | 197,63 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Việc quy định ngay trong luật về danh mục và mức thuế suất thuế nhập khẩu là thiếu khả thi...
Cá ngừ Việt Nam hiện đang được xuất sang 107 thị trường.
2 nhóm mặt hàng có xuất xứ từ CHDCND Lào là gạo và lá thuốc lá sẽ được áp dụng thuế suất nhập khẩu bằng 0%.
Nếu nhiều doanh nghiệp nông sản trong nước vẫn tiếp tục bỏ đường lớn để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì sẽ chịu nhiều thiệt hại khi luôn ở thế bị động và bị ép giá.
Nhập khẩu qua tuyến Việt Nam- Trung Quốc trong năm 2015 tăng 40% so với năm 2014. Ngược lại xuất khẩu giảm 12,1%. Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam qua Trung Quốc vẫn xảy ra tình trạng ách tắc, ép giá...
Một nghịch lý là trong khi nông dân đang ế chuối, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản này lại gặp khó khăn do không đủ chuối để xuất khẩu.
Bị kiểm tra khắt khe dư lượng kháng sinh, giá sản phẩm cao hơn đối thủ 1-3 USD, thậm chí màu tôm còn bị chê kém đẹp hơn sản phẩm của Ấn Độ, Indonesia... khiến doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt có một năm hoạt động giật lùi.
Trong năm 2015, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu. Riêng thâm hụt với thị trường Trung Quốc lên tới 32,3 tỷ USD (gấp 10 lần mức nhập siêu chung). Không chỉ vậy, Việt Nam còn nhập siêu từ ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tính chung cả năm 2015 cán cân thương mại của cả nước thâm hụt 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu...
Nhập siêu từ Trung Quốc năm 2015 tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự