Không chỉ giảm số lượng và giá trị, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gặp khó khi đối tác Trung Quốc ép giá, hoặc các đầu mối trung gian nhập khẩu cũng yêu cầu áp tỷ giá với đồng nhân dân tệ.
Xuất khẩu xơ sợi tăng mạnh ở thị trường Mỹ
- Cập nhật : 29/05/2018
Dù ngành sản xuất vải chưa cung ứng đủ cho ngành may trong nước, nhưng khâu sản xuất trước vải là sợi đang góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay, dự báo xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,9 tỷ USD trong năm 2018.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam trong tháng 4 đạt 312,4 triệu USD, tương ứng 114,3 nghìn tấn giảm 13,2% về lượng và 12,5% về trị giá so với tháng 3. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, lượng xơ sợi xuất đạt 451 nghìn tấn đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Xơ và sợi dệt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 51,1% tổng lượng nhóm hàng, đạt 230,6 nghìn tấn, đạt 646 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và 8,99% trị giá, giá xuất bình quân đạt 2800,61 USD/tấn, tăng 3,45% so với cùng kỳ. Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai là Hàn Quốc 53 nghìn tấn, đạt 132 triệu USD, tăng 3,73% về lượng và 16,82% trị giá, giá xuất bình quân 2487,8 USD/tấn, tăng 2,71%, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ tăng 75,63% về lượng và 90,97% trị giá, đạt tương ứng 25,4 nghìn tấn, 62,7 triệu USD. Như vậy, ba thị trường xuất khẩu chủ lực kể trên chiếm 68,5% tổng nhóm hàng.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, mặt hàng xơ sợi xuất khẩu có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt tăng mạnh ở thị trường Italia, Brazil… và tăng đột biến ở thị trường Mỹ.
Cụ thể, đối với thị trường Mỹ, tháng 4/2018 đạt 2,5 nghìn tấn, 3,1 triệu USD giảm 24,79% về lượng và 225,99% về trị giá so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, lượng xơ xợi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 11 nghìn tấn, 13,7 triệu USD, tăng 171,7% về lượng và 139,03% về trị giá so với cùng kỳ, mặc dù giá xuất bình quân giảm 12,02% tương ứng với 1248,74 USD/tấn.
Theo Vinanet