Theo Bộ Công Thương, hàng hóa nhôm Trung Quốc bán phá giá thời gian qua làm ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể như lợi nhuận giảm, tồn kho tăng, bị ép giá…
Phân bón xuất xứ từ Trung Quốc tiếp tục chiếm thị phần lớn
- Cập nhật : 03/01/2019
Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều phân bón nhất, 11 tháng đầu năm 2018 chiếm tới 48% thị phần.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 11/2018 đã tăng trở lại 22,7% đạt 369,3 nghìn tấn, sau khi giảm 0,9% về lượng trong tháng 10/2018. Nâng lượng phân bón nhập 11 tháng năm 2018 lên 3,76 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 13% về lượng và 7,3% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chủ lực phân bón của Việt Nam, chiếm 47,84% tổng lượng nhóm hàng, đạt 1,42 triệu tấn, trị giá 370,7 triệu USD, giảm 16,48% về lượng và 13,17% trị giá so với cùng kỳ, riêng tháng 11/2018 đã nhập từ thị trường Trung Quốc 198,7 nghìn tấn, trị giá 55,5 triệu USD, tăng 28,87% về lượng và 29,1% trị giá so với tháng 10/2018; nếu so với tháng 11/2017 thì tăng 40,65% về lượng và 57,62% trị giá.
Đứng thứ hai về lượng nhập là thị trường Nga với 462,3 nghìn tấn, trị giá 146,1 triệu USD, giảm 6,99% về lượng và 2,88% trị giá, trong khi đó giá nhập bình quân 297,01 USD/tấn, tăng 4,42%.
Kế đến là thị trường Indonesia, tuy nhiên lượng nhập từ thị trường này giảm nhưng kim ngạch lại tăng trưởng, cụ thể nhập từ Indonesia 205,5 nghìn tấn, trị giá 61 triệu USD, giảm 8,18% về lượng nhưng tăng 9,24% trị giá, giá nhập bình quân 297,01 USD/tấn, tăng 18,97% so với 11 tháng năm 2017.
Đáng chú ý trong tháng 11/2018, cơ cấu thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam có thêm thị trường Ukraina với lượng nhập 100 tấn, trị giá 30 nghìn USD, giá xuất bình quân 300 USD/tấn. Tính chung 11 tháng 2018 đã nhập từ thị trường này 200 tấn phân bón, trị giá 60 nghìn USD, giá nhập bình quân 300,4 USD/tấn.
Nhìn chung 11 tháng năm 2018 lượng phân bón nhập từ các thị trường phần lớn đều suy giảm số này chiếm tới 68,4% trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Hàn Quốc, giảm 27,61% về lượng và 20,37% trị giá tương ứng với 112,4 nghìn tấn, trị giá 45,99 triệu USD; kế đến là thị trường Philippines giảm 20,98% về lượng và 24,74% trị giá với 34,6 nghìn tấn, trị giá 12,3 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam lại tăng mạnh nhập khẩu phân bón từ thị trường Israel, tăng 70,13% về lượng và 78,38% trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 159,8 nghìn tấn; 51,34 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu phân bón 11 tháng năm 2018
Thị trường | 11T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 1.423.390 | 370.707.344 | -16,48 | -13,17 |
Nga | 462.377 | 146.109.157 | -6,99 | -2,88 |
Indonesia | 205.533 | 61.044.581 | -8,18 | 9,24 |
Nhật Bản | 202.132 | 24.357.056 | -15,72 | -19,28 |
Belarus | 187.862 | 51.631.678 | -18,97 | -14,12 |
Canada | 170.164 | 50.145.787 | 20,44 | 31,19 |
Lào | 164.354 | 39.602.224 | -18,03 | -7,74 |
Israel | 159.898 | 51.346.684 | 70,13 | 78,38 |
Malaysia | 124.898 | 36.049.480 | 0,34 | 10,9 |
Hàn Quốc | 112.481 | 45.995.836 | -27,61 | -20,37 |
Đài Loan | 100.650 | 14.849.680 | -10,17 | -13,09 |
Bỉ | 59.500 | 19.393.362 | -4,97 | -7,78 |
Đức | 42.947 | 16.416.476 | -7,52 | -8,41 |
Na Uy | 36.923 | 14.678.321 | 18,72 | 25,99 |
Philippines | 34.580 | 12.301.371 | -20,98 | -24,74 |
Thái Lan | 21.593 | 6.668.042 | 17,11 | 6,53 |
Hoa Kỳ | 7.421 | 10.519.187 | -10,99 | -8,43 |
Ấn Độ | 1.922 | 3.967.228 | 15,99 | 8,16 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn