tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tăng cường xuất khẩu sang Australia và tận dụng ưu đãi từ AANZFTA

  • Cập nhật : 28/05/2018

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia tăng, tuy nhiên để tận dụng tốt nhất Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) hiệu lực từ năm 2010, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chủ động nguồn nguyên vật liệu, đa dạng, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Australia trong tháng 4/2018 giảm 14,1% so với tháng 3 và giảm 11,58% s với tháng 4/2017 tương đương 318,8 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 23,29% so với cùng kỳ năm trước.

Trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang Australia thời gian này thì nhóm hàng công nghiệp chiếm thị phần lớn và đều có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất 353,8 triệu USD, chiếm 27,4% tổng kim ngạch tăng 40,4% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 117,3 triệu USD, tăng 0,04%, kế đến là máy móc thiết bị phụ tùng và dầu thô, đạt lần lượt 99,7 triệu USD và 96,4 triệu USD, tăng tương ứng 73,06% và 53,22%.

Nhìn chung, kim ngạch hàng hóa xuất sang Austrlia trong 4 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng, số nhóm hàng này chiếm 69,6%, trong đó phải kể đến máy ảnh máy quay phim và linh kiện, dây điện và dây cấp điện tăng mạnh vượt trội gấp hơn 3 lần mỗi nhóm hàng, trong đó máy ảnh máy quay phim và linh kiện tăng mạnh nhất. Ngoài ra, sản phẩm từ sắt thép cũng có tốc độ tăng khá 116,52% đạt 38,8 triệu USD.

Ngược lại, nhóm hàng với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 30,3%, trong đó clanke và xi măng giảm mạnh nhất 83,5% về trị giá và 94,56% về lượng, tương ứng với 4,6 nghìn tấn, 493,5 nghìn USD, giá xuất bình quân đạt 105,07 USD/tấn, tăng 203,5% so với cùng kỳ 2017.

Đáng chú ý, trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang Australia thì nhóm hàng hạt tiêu có giá xuất bình quân đạt cao nhất 4.933,48 USD/tấn, tuy nhiên so với cùng kỳ giảm 36,85%.

Xuất khẩu sang thị trường Australia 4 tháng năm 2018

Mặt hàng

4 tháng năm 2018

+/- so sánh với cùng kỳ năm 2017

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

1.288.845.351

 

23,29

Điện thoại các loại và linh kiện

 

353.864.962

 

40,4

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

117.373.793

 

0,04

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

99.775.072

 

73,06

Dầu thô

181.242

96.494.340

25,81

53,22

Giày dép các loại

 

64.147.110

 

-6,15

Hàng dệt, may

 

63.179.447

 

14,96

Hàng thủy sản

 

56.801.755

 

14,12

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

51.133.090

 

6,63

Sản phẩm từ sắt thép

 

38.843.182

 

116,52

Hạt điều

2.838

27.285.309

-23,17

-21,38

Sản phẩm từ chất dẻo

 

17.149.907

 

28,75

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

15.009.332

 

27,05

Cà phê

7.074

13.546.550

29,13

6,59

Sắt thép các loại

16.479

13.055.803

-47,74

-30,97

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

12.704.523

 

27,95

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

11.963.968

 

-18,99

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

11.647.101

 

-53,27

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

9.117.660

 

-11,96

Sản phẩm hóa chất

 

8.952.045

 

28,13

Hàng rau quả

 

8.927.077

 

34,89

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

8.760.212

 

0,32

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

6.486.394

 

48,85

Dây điện và dây cáp điện

 

5.597.775

 

319,49

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

4.272.881

 

-2,76

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

4.178.675

 

8,05

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

4.099.160

 

36,31

Sản phẩm gốm, sứ

 

3.956.726

 

22,93

Sản phẩm từ cao su

 

3.939.330

 

7,07

Hạt tiêu

786

3.877.716

83,64

15,97

Chất dẻo nguyên liệu

1.169

1.615.531

-3,07

-6,11

Gạo

2.400

1.591.380

-24,24

-13,01

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

1.353.754

 

357,74

Clanhke và xi măng

4.697

493.522

-94,56

-83,5

(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Để tận dụng tốt nhất Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) hiệu lực từ năm 2010, mang lại hiệu quả rất cao cho các nước trong khối, trong đó có Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chủ động nguồn nguyên vật liệu, đa dạng, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia.

Phó Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia đánh giá: Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Australia trong 10 năm gần đây tăng gấp đôi, từ khoảng 3 tỷ lên hơn 6 tỷ USD, tương đương bình quân gần 10%/năm, riêng năm 2017 tăng 22,1%. Tuy nhiên, so với tiềm năng, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 quốc gia còn khiêm tốn. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này. Một trong những nguyên nhân là do doanh nghiệp Việt Nam còn khá lúng túng trong việc tìm hiểu, tận dụng các cam kết, ưu đãi, dù AANZFTA đã có hiệu lực từ năm 2010.

Đơn cử, để tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định AANZFTA, hàng xuất khẩu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia - những quốc gia đã tận dụng tốt AANZFTA, đáp ứng các tiêu chí này, doanh nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước có chất lượng để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào ổn định cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, có thể xem xét việc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài (các nước tham gia hiệp định) để cung ứng những nguyên phụ liệu mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất nhưng chất lượng chưa tốt.

Australia là quốc gia sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm nhưng bù lại, họ cũng có yêu cầu rất cao về chất lượng. Phó Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australiadù cho biết, Hiệp định AANZFTA đang mang lại những ưu đãi đáng kể nhưng không có nghĩa doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt, mà cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu. Giải pháp ưu việt nhất là cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao thay vì các nguyên liệu thô và chủng loại hàng rẻ tiền. Việc này sẽ giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và thay đổi nhận thức về việc Việt Nam chỉ cung cấp các sản phẩm rẻ tiền, chất lượng không tốt. Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường thông qua nhiều kênh khác nhau như hội chợ triển lãm, thương vụ ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng…

 

Nguồn: VITIC/Báo Công thương điện tử/Viannet

Trở về

Bài cùng chuyên mục