Thủ tục quan đang khiến các doanh nghiệp điều như ngồi trên đống lửa.

Mỗi năm Phan Thiết chế biến 55 tấn cá khô tiêu thụ trong nước và xuất đi các thị trường khó tính.
Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vốn nổi tiếng với nghề đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Nghề làm khô cá cũng ra đời từ lâu, thơm ngon nức tiếng xa gần. Toàn thành phố hiện có khoảng 20 cơ sở làm nghề. Đến Phan Thiết, du khách thường mua mực rim me, đặc biệt là các loại khô mực - tôm - cá của vùng biển này về làm quà.
Để làm ra mẻ khô cá chất lượng, các khâu tuyển chọn nguyên liệu, sơ chế, ngâm ướp, phơi sấy và đóng gói thành phẩm đều phải trải qua quy trình chế biến khắt khe, đảm bảo vệ sinh.
Chủ Công ty TNHH Hải Nam (27 Nguyễn Thông, Phú Hài) cho biết, cá nguyên liệu ngoài khơi sẽ được bảo quản trong thùng lạnh, vận chuyển trực tiếp về xưởng chế biến. Nhiệt độ cá được kiểm tra liên tục, phải dưới 10 độ C để bảo quản tốt nhất.
Trước khi thu mua, chủ cơ sở còn dùng giấy thử để đo lường hóa chất trên cá. Nếu giấy thử không đổi màu, mới đảm bảo cá sạch, không nhiễm hóa chất, kim loại nặng. Cá còn phải tươi ngon, mắt trong, dùng tay ấn vào thân không lún, không nhão, đàn hồi nhanh.
Tại khu vực sơ chế, cá tươi được rửa sạch, cắt đầu, làm ruột, rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch từ nhà máy nước Phan Thiết. Bước tiếp theo là đưa vào máy trộn thấm các gia vị đường, muối... nhập từ nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn hợp quy. Sau khi tấm ướp, cá chuyển ra phơi trên các vỉ không dính tạp chất, cách xa mặt đất để hạn chế bụi bẩn.
Trong điều kiện nắng tốt, cá có thể đạt ngưỡng độ ẩm lý tưởng sau một ngày phơi. Công nhân sẽ tiến hành gỡ cá khỏi vỉ và đem nướng bằng máy, đảm bảo chín đều khắp các mặt. Cuối cùng, kiểm tra lại về cảm quan, các chỉ số vi sinh, chỉ tiêu hạn mức kháng sinh... trước khi đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường.
Với sản lượng đạt 55 tấn mỗi năm, hiện khô cá của thành phố biển Phan Thiết được tiêu thụ trong và ngoài nước. Sản phẩm còn xuất đi nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Bắc Mỹ và Tây Âu.
Vũ Đậu
Theo Vnexpress
Thủ tục quan đang khiến các doanh nghiệp điều như ngồi trên đống lửa.
Theo Tổng cục Hải quan, bức tranh xuất khẩu 6 tháng đầu năm của Việt Nam có nhiều khả quan khi đạt tổng kim ngạch 97,21 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Trong đó, có 19/45 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng hai nhóm hàng so với cùng kỳ.
Rất nhiều container bị ách lại cảng dỡ hàng không thể chuyển đến cảng đích vì quy định mới phải làm thủ tục tại “cửa khẩu nhập”. Nhưng "cửa nhập khẩu" là gì thì hải quan không thông khiến doanh nghiệp rối.
Trong nửa đầu năm 2016, Indonesia đã vượt qua Thái Lan để trở thành thị trường mà Việt Nam nhập khẩu ô tô nhiều nhất, với số lượng 8,9 nghìn chiếc, trị giá 171 triệu USD, tăng 66 lần về lượng và 103 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đơn giá khai báo bình quân đạt 19,3 nghìn USD/chiếc.
Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc, trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Điều này cho thấy, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chưa thúc đẩy được xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Thanh long vào Nhật có giá 200.000 đồng một kg, xoài 100.000 đồng một trái, tía tô 700 đồng mỗi lá nếu qua được quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Nhiều mặt hàng nông sản Việt bị trả về vì... không hiểu quy định của các nước nhập khẩu.
Thay vì thực hiện kiểm tra 100% lô hàng cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 1/9/2017 theo thỏa thuận trước đó, phía Hoa Kỳ mới đây thông báo chuyển thời gian triển khai sớm hơn một tháng.
Thương vụ Việt Nam tại các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) vừa cảnh báo tình hình lừa đảo của một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu tại UAE mà các DN Việt Nam cần đặc biệt lưu ý.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 18,8% sau 6 tháng đầu năm, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự