Kết thúc năm 2018 thương mại giữa Việt Nam và Philippines đạt 4,7 tỷ USD tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 181,56%) so với năm 2017, theo đó Việt Nam đã xuất siêu sang Philippines đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 31,79%.

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quý 1/2019 đạt gần 2,27 tỷ USD – đứng đầu về kim ngạch trong nhóm hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,62 tỷ USD, chiếm 71,2%, tăng 19,3%.
Từ cuối năm 2018, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ đã chính thức vượt qua thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất trong ngành nông nghiệp. Năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,38 tỷ USD (tăng 16,8% so với năm 2017) trong khi xuất khẩu thủy sản chỉ khoảng 9 tỷ USD năm 2018. Đáng chú ý, giá trị xuất siêu của ngành gỗ cả năm đạt hơn 7 tỷ USD, đứng đầu các ngành kinh tế xuất khẩu của Việt Nam.
Trong quý 1/2019, xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất, với 1,03 tỷ USD, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Tiếp đến xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 305,2 triệu USD, chiếm 13,4%, tăng 15,6%; Trung Quốc 253,26 triệu USD, chiếm 11,2%, giảm 6,1%; EU chiếm 10,5%, đạt 237,84 triệu USD, tăng 69,5%; Hàn Quốc đạt 200,66 triệu USD, chiếm 8,8%, giảm 3,4%.
Nhìn chung xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý 1 năm nay sang đa số thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, tăng mạnh trên 100% về kim ngạch ở một số thị trường như: Áo tăng 267%, đạt 0,65 triệu USD; Bồ Đào Nha tăng 100,7%, đạt 1,71 triệu USD; Đông Nam Á tăng 135,4%, đạt 46,62 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ; Campuchia và Phần Lan giảm mạnh so với cùng kỳ, với mức giảm tương ứng 82,6%, 44,7% và 42,7%.
Theo Tổng cục hải quan, chính nhờ nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, Nhật Bản) cùng với sự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm xóa bỏ rào cản và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của ngành gỗ đã khiến cho tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2019.
Dự báo, xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2019 sẽ tăng 16 - 18% so với cùng kỳ năm 2018 với những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khả quan gồm thị trường sản phẩm gỗ và đồ nội thất trên toàn thế giới còn nhiều dư địa, nhiều doanh nghiệp gỗ trong nước đã có đơn hàng đến hết năm 2019 và đều đạt tốc độ tăng trưởng mạnh so với năm 2018.
Ngoài ra, trong việc thực hiện lộ trình của các Hiệp định Thương mại tự do FTA, thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của các nước tham gia Hiệp định sẽ tiếp tục được cắt giảm hoặc xóa bỏ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Như vậy, kết thúc quý 1/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ không chỉ giữ vững vị trí hàng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu của nông nghiệp mà với mục tiêu riêng của riêng mình là đạt giá trị xuất khẩu 11 tỷ USD trong năm 2019, ngành hàng này cũng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận khi hoàn thành được hơn 20,6% (2,27 tỷ USD) kế hoạch đề ra trong quý đầu tiên của năm 2019.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quý 1/2019
ĐVT: USD
Thị trường | T3/2019 | +/- so tháng T2/2019 (%) | Quý 1/2019 | +/- so cùng kỳ năm trước (%) |
Tổng kim ngạch XK | 882.369.711 | 120,05 | 2.269.998.218 | 17,18 |
- Riêng sản phẩm gỗ | 616.786.164 | 135,66 | 1.616.051.271 | 19,31 |
Mỹ | 393.878.273 | 143,04 | 1.030.118.061 | 34,55 |
Nhật Bản | 122.959.588 | 84,88 | 305.238.947 | 15,57 |
Trung Quốc | 102.444.863 | 74,28 | 253.256.001 | -6,07 |
Hàn Quốc | 75.586.467 | 103,37 | 200.657.173 | -3,43 |
Anh | 30.785.053 | 176,07 | 77.740.424 | 7,13 |
Đức | 15.671.403 | 163,4 | 39.643.828 | 16,18 |
Canada | 12.937.806 | 100,9 | 37.338.699 | 1,54 |
Australia | 11.271.742 | 99,05 | 33.468.642 | -11,69 |
Pháp | 12.182.905 | 182,42 | 32.693.979 | -2,33 |
Hà Lan | 8.965.706 | 86,61 | 25.351.872 | 0,84 |
Malaysia | 6.596.570 | 15,85 | 17.798.651 | -9,4 |
Đài Loan(TQ) | 5.120.386 | 169,58 | 14.922.624 | 12,91 |
Lào | 5.503.893 |
| 13.407.875 |
|
Bỉ | 5.012.572 | 187,9 | 11.052.737 | 22,42 |
Italy | 4.142.318 | 110,24 | 10.559.594 | 12,28 |
Tây Ban Nha | 4.358.111 | 142,68 | 9.876.241 | 1,69 |
Thụy Điển | 4.056.251 | 184,82 | 9.847.957 | 6,36 |
Ấn Độ | 3.564.471 | 140,78 | 8.509.123 | -37,13 |
Saudi Arabia | 3.790.498 | 112,72 | 8.410.969 | 33,54 |
Thái Lan | 3.137.608 | 405,64 | 8.330.140 | 13,36 |
Đan Mạch | 2.558.392 | 79,32 | 8.121.438 | 23,06 |
Ba Lan | 2.986.081 | 155,95 | 7.426.367 | 28,77 |
U.A.E | 1.780.446 | 97,19 | 6.924.995 | 29,21 |
Singapore | 1.578.069 | 99,16 | 5.701.646 | 9,61 |
New Zealand | 1.673.092 | 130,47 | 4.405.016 | -10,99 |
Chile | 1.028.867 |
| 3.487.293 |
|
Mexico | 1.177.525 | 144,21 | 3.250.679 | 40,55 |
Nam Phi | 1.151.530 | 630,56 | 2.516.934 | 40,49 |
Hy Lạp | 590.082 | 42,12 | 2.282.948 | 60,4 |
Nga | 507.633 | 106,56 | 1.770.263 | 27,29 |
Bồ Đào Nha | 454.612 | 104,03 | 1.710.248 | 100,65 |
Campuchia | 547.374 | 120,63 | 1.379.443 | -44,71 |
Na Uy | 359.373 | 64,73 | 1.271.212 | -2 |
Kuwait | 394.646 | 54,61 | 1.059.984 | -13,46 |
Hồng Kông (TQ) | 326.620 | 26,1 | 1.035.100 | -29,8 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 377.655 | 1,221,44 | 875.336 | -82,61 |
Thụy Sỹ | 164.600 | -40,17 | 802.268 | -20,37 |
Áo | 198.598 | 271,44 | 654.499 | 266,95 |
Séc | 298.620 | 169,4 | 526.580 | -29,35 |
Phần Lan | 134.707 | 141,63 | 352.166 | -42,66 |
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Kết thúc năm 2018 thương mại giữa Việt Nam và Philippines đạt 4,7 tỷ USD tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 181,56%) so với năm 2017, theo đó Việt Nam đã xuất siêu sang Philippines đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 31,79%.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Năm 2018 lượng xăng dầu cả nước nhập khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,43 triệu tấn, trị giá 7,64 tỷ USD, tăng 8,6%.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 12/2018 đạt 372 triệu USD, tăng 16,74% so với tháng trước đó và tăng 53,43% so với cùng tháng năm ngoái.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2018, thương mại giữa Việt Nam – Indonesia đạt 7,65 tỷ USD, theo đó xuất khẩu đạt 3,24 tỷ USD, tăng 23,93% và nhập khẩu trên 4,4 tỷ USD, tăng 33,12% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Indoensia là 1,16 tỷ USD, tăng 67,82%.
Phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng; Đẩy mạnh phát triển và mở cửa thị trường; Tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến – đó những giải pháp trọng tâm được Bộ Công Thương thực hiện để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2019 – năm được đánh giá là nhiều khó khăn, sau mức xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2018.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề ra mục tiêu phát triển ngành trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%.
Xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2018 đạt 3,52 tỷ USD, chiếm thị phần trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều thế giới.
Từ giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra đã đạt trên 2,2 tỉ USD trong năm 2018, nhiều chuyên gia XNK đánh giá tiềm năng của XK cá tra vẫn được duy trì trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2,2-2,3 tỉ USD.
Năm 2018, con số tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017 khiến mục tiêu tăng trưởng XK của năm 2019 sẽ gặp nhiều áp lực. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, vẫn còn khá nhiều dư địa cho tăng trưởng XK.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự