Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 14% so năm 2017. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Lào qua Việt Nam đạt hơn 723 triệu USD và nhập hơn 552 triệu USD hàng hoá từ Việt Nam.
Những nhóm hàng xuất khẩu chính 5 tháng năm 2018
- Cập nhật : 19/06/2018
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 có 39/45 nhóm hàng có tốc độ tăng dương.
Trong đó, trị giá một số nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng cao trên 50% so với cùng kỳ năm 2017 đã góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức ấn tượng bao gồm: chất dẻo nguyên liệu tăng 93,9%; clanke & xi măng tăng 69%; sắt thép các loại tăng 57,8%; giấy & sản phẩm từ giấy tăng 55,3%.
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 3,23 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5/2018, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 19,3 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng thời gian năm trước.
Trong 5 tháng tính từ đầu năm Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường: EU (28 nước): 5,64 tỷ USD, tăng 17,3%; Hoa Kỳ: 1,97 tỷ USD, tăng 7,2%; Hàn Quốc: 1,89 tỷ USD, tăng 33,7%; Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất: 1,87 tỷ USD, tăng 17,3%...
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 5 đạt 2,46 tỷ USD, tăng 14,6% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm đạt 10,95 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng từ đầu năm 2018, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu với trị giá đạt 3,07 tỷ USD, tăng 32,6%; xuất khẩu sang EU (28 nước) đạt trị giá 2,03 tỷ USD, tăng 14,4%; sang Hàn Quốc đạt trị giá 1,12 tỷ USD, tăng 52,5% so với cùng thời gian năm trước…
Hàng dệt may: xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,35 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng từ đầu năm 2018 đạt 10,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 1,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng tính từ đầu năm 2018, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 5,15 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng thời một năm trước đó và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường thị trường EU đạt trị giá 1,46 tỷ USD, tăng 12,7%, chiếm tỷ trọng 13,4%; thị trường Nhật Bản đạt trị giá 1,39 tỷ USD, tăng 22,7% so với một năm trước đó và chiếm tỷ trọng 12,8%; thị trường Hàn Quốc đạt trị giá 1,09 tỷ USD, tăng 22,3%, chiếm tỷ trọng 9,9%…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2018 đạt 1,46 tỷ USD, tăng 7% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng từ đầu năm 2018 đạt 6,53 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 5 tháng từ đầu năm 2018 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 1,1 tỷ USD, tăng 7,3%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 916 triệu USD, tăng 43,5%; Ấn Độ với gần 938 triệu USD, tăng gấp 6,3 lần; Nhật Bản với 726 triệu USD tăng 6,2% so với cùng thời gian năm 2017...
Giày dép các loại: xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng 5/2018 đạt 1,54 tỷ USD, tăng 22,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong 5 tháng từ đầu năm 2018 đạt 6,24 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 2,31 tỷ USD, tăng 16%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 1,82 tỷ USD, tăng 1,2%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 533 triệu USD, tăng 27,9% so với cùng thời gian năm trước.
Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 711 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm đạt 3,42 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 960 triệu USD, tăng 15,2%; sang Hoa Kỳ đạt 498 triệu USD, tăng 24,3%; sang Singapore đạt trị giá 243 triệu USD, tăng 3,5 lần so với cùng thời gian năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2018 đạt kim ngạch 728 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng từ đầu năm 2018 đạt 3,37 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng từ đầu năm 2018 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 1,36 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc với 461 triệu USD, tăng 2,7%; sang Nhật Bản với 439 triệu USD, tăng 3%; …
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 766 triệu USD, tăng 11,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm nay đạt 3,21 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2018 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: EU (28 nước) với 569 triệu USD, tăng 24,7%; Nhật Bản: 497 triệu USD, tăng 5,5%; Hoa Kỳ: 491 triệu USD; tăng 2,3%; Trung Quốc: 396 triệu USD, tăng 18,2% … so với một năm trước đó.
Sắt thép các loại: lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 5 đạt 462 nghìn tấn, với trị giá đạt 354 triệu USD, giảm 4,1% về lượng và giảm 4,1% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng từ đầu năm 2018 đạt 2,36 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, tăng 41,9% về lượng và tăng 57,8% về trị giá.
Sắt thép các loại 5 tháng đầu năm nay chủ yếu xuất khẩu qua các thị trường Campuchia là 491 nghìn tấn, tăng 48,4%; Hoa Kỳ: 368 nghìn tấn, tăng 104%; In-đô-nê-xi-a: 301 nghìn tấn, tăng 25,4%; Ma-lai-xi-a: 292 nghìn tấn, tăng 99%; EU: 286 nghìn tấn, tăng 146% so với cùng kỳ năm trước.
Cà phê: lượng xuất khẩu cà phê trong tháng 5 đạt gần 150 nghìn tấn, trị giá đạt 294 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm 1,2% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng/2018 đạt 878 nghìn tấn với trị giá đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng nhưng giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm chủ yếu sang các thị trường: EU (28 nước) với hơn 343 nghìn tấn, trị giá đạt 643 triệu USD, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 12,2% về trị giá; sang Hoa Kỳ với gần 90 nghìn tấn, trị giá hơn 174 triệu USD, giảm 14% về lượng và 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; sang Indonexia với hơn 52 nghìn tấn và trị giá đạt gần 102 triệu USD.
Nguồn: Baohaiquan.vn