5 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu cao su của Việt Nam tăng về lượng nhưng kim ngạch và giá nhập bình quân giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo tăng mạnh cả về lượng và trị giá
- Cập nhật : 19/06/2018
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 373.221 tấn chất dẻo nguyên liệu, thu về 356,9 triệu USD, tăng 145,3% về lượng và tăng 93% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2017. Giá xuất khẩu đạt trung bình 956,3 USD/tấn, giảm 21%.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 70,2% trong tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước và chiếm 54,6% trong tổng kim ngạch, đạt 262.095 tấn, tương đương 194,76 triệu USD, tăng rất mạnh 364% về lượng và tăng 279,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang thị trường này lại ở mức thấp nhất thị trường 743,1 USD/tấn, giảm 18,2% so với cùng kỳ.
Indonesia là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ nhóm hàng này của Việt Nam, chiếm 5,6% trong tổng lượng xuất khẩu và chiếm 8,9% trong tổng kim ngạch, đạt 20.993 tấn, tương đương 31,6 triệu USD, giảm 49,7% về lượng và giảm 41,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, giá xuất khẩu trung bình tăng 15,8%, đạt 1.505,1 USD/tấn.
Tiếp đến thị trường Ấn Độ chiếm 4,1% trong tổng lượng xuất khẩu và chiếm 5,2% trong tổng kim ngạch, đạt 15.347 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, tăng 89,8% về lượng và tăng 112,5% về kim ngạch, giá xuất khẩu trung bình tăng 12%, đạt 1.214,8 USD/tấn.
Xét về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thì thấy hầu hết các thị trường đều tăng cả về lượng và kim ngạch. Trong đó, ngoài thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh như trên, thì xuất khẩu thị trường Nhật Bản cũng đạt mức tăng rất cao 426% về lượng và tăng 267,8% về kim ngạch, đạt 12.471 tấn, tương đương 15,4 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng tăng mạnh 83,1% về lượng, đạt 5.259 tấn và kim ngạch tăng 131,5%, đạt 9,58 triệu USD. Xuất khẩu sang Singapore tăng 74,4% về lượng và tăng 52,9% về kim ngạch, đạt 839 tấn, tương đương 1,41 triệu USD.
Ngược lại, nguyên liệu chất dẻo xuất khẩu sụt giảm mạnh ở một số thị trường như: Indonesia giảm 41,8%, đạt 31,6 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 14,3%, đạt 0,44 triệu USD và Đài Loan giảm 5,4%, đạt 4,94 triệu USD.
Xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo 5 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường
| 5T/2018
| % tăng giảm so với cùng kỳ | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 373.221 | 356.904.546 | +145,34 | +93,86 |
Trung Quốc | 262095 | 194.762.470 | +363,96 | +279,59 |
Indonesia | 20.993 | 31.596.443 | 49,69 | 41,75 |
Ấn Độ | 15.347 | 18.643.147 | +89,80 | +112,49 |
Nhật Bản | 12.471 | 15.395.840 | +426,20 | +267,81 |
Thái Lan | 9.125 | 16.109.543 | 7,56 | +3,73 |
Hàn Quốc | 5.259 | 9.578.874 | +83,11 | +131,52 |
Philippines | 4.919 | 7.070.580 | +62,88 | +68,43 |
Bangladesh | 4.020 | 5.577.866 | +47,41 | +25,00 |
Malaysia | 3.023 | 5.456.956 | 8,53 | +9,14 |
Campuchia | 2.706 | 3.949.058 | +34,83 | +37,41 |
Đài Loan | 2.405 | 4.936.865 | 20,26 | 5,41 |
Myanmar | 1.958 | 2.240.350 | +72,36 | +37,75 |
Australia | 1.537 | 2.155.156 | +6,81 | +4,86 |
Singapore | 839 | 1.407.381 | +74,43 | +52,91 |
Canada | 727 | 1.383.018 | 11,88 | 8,42 |
Hồng Kông | 705 | 1.274.687 | 6,00 | 3,09 |
Nam Phi | 496 | 412.295 | +92,25 | +4,23 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 256 | 441.714 | 36,48 | 14,34 |
Italia | 28 | 67.008 | * | * |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn