Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2016 ước đạt 345 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,35 triệu tấn và 1,06 triệu USD, giảm 2,1% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Máy móc thiết bị đạt kim ngạch cao nhất trong số những hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản
- Cập nhật : 02/06/2016
(Tin kinh te)
-Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật, trị giá 1,26 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 8,7 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,3% tổng kim ngạch XNK cả nước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,32 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản đạt 4,37 tỷ USD, giảm 8,59% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật, trị giá 1,26 tỷ USD, chiếm 28,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2015.
Đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 768,96 triệu USD, chiếm 17,6%, tăng 5,37%. Đứng thứ 3 là nhóm hàng sắt thép đạt kim ngạch 380,71 triệu USD, chiếm 17,6%, giảm 6,46%.
Những nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh về kim ngạch trong 4 tháng đầu năm gồm có: Sữa và sản phẩm sữa tăng 178%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 126%, sản phẩm từ chất dẻo tăng 100%, dược phẩm tăng 62%. Ngược lại, nhập khẩu điện thoại và quặng, khoáng sản từ Nhật lại sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 58,7% và 41,91%.
Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ về kim ngạch XNK nhưng Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại truyền thống quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong vòng 10 năm trở lại đây (từ năm 2006 đến 2015) hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm tăng trưởng 13,9%. Năm 2006, thương mại hai chiều đạt mức 9,93 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng kim ngạch XNK của cả nước. Đến năm 2015 đã tăng gấp gần 3 lần, đạt kim ngạch 28,49 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng kim ngạch XNK của cả nước.
Trong 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản luôn tăng trưởng mạnh, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 đã đạt tới 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Tương tự, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản cũng tăng trưởng mạnh từ 4,7 tỷ USD năm 2006 lên 14,36 tỷ USD năm 2015, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm.
Đáng chú ý, trong 10 năm gần đây, nhiều năm Việt Nam duy trì được vị thế xuất siêu với đối tác này, với tổng thặng dư đạt 3,59 tỷ USD (tính từ 2006 đến hết tháng 4-2016). Đặc biệt, một số năm đạt mức thặng dư cao, như năm 2013 thặng dư 2,02 tỷ USD, năm 2014 thặng dư 1,77 tỷ USD.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu từ Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng |
4T/2016 |
4T/2015 | +/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 4.373.930.508 | 4.784.701.518 | -8,59 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 1.260.282.942 | 1.726.328.992 | -27,00 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 768.960.604 | 729.766.159 | +5,37 |
Sắt thép các loại | 380.710.046 | 406.999.415 | -6,46 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 221.959.120 | 197.650.274 | +12,30 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 191.937.981 | 95.926.659 | +100,09 |
Vải các loại | 176.406.898 | 165.104.382 | +6,85 |
Phế liệu sắt thép | 142.236.857 | 105.401.777 | +34,95 |
Sản phẩm từ sắt thép | 132.241.380 | 183.315.185 | -27,86 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 105.076.790 | 89.281.732 | +17,69 |
Hóa chất | 95.493.112 | 83.663.429 | +14,14 |
Chất dẻo nguyên liệu | 93.931.997 | 91.089.800 | +3,12 |
Sản phẩm hóa chất | 86.584.440 | 78.975.387 | +9,63 |
Kim loại thường khác | 72.544.802 | 80.850.849 | -10,27 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 59.769.677 | 64.572.996 | -7,44 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 51.061.712 | 39.043.842 | +30,78 |
Giấy các loại | 41.609.695 | 35.566.187 | +16,99 |
Sản phẩm từ cao su | 36.329.514 | 33.534.094 | +8,34 |
Dây điện và dây cáp điện | 33.262.570 | 32.361.857 | +2,78 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 31.526.233 | 35.944.222 | -12,29 |
Cao su | 29.339.697 | 33.784.501 | -13,16 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 26.819.927 | 25.171.081 | +6,55 |
Hàng thủy sản | 19.702.544 | 22.051.966 | -10,65 |
Xơ, sợi dệt các loại | 15.368.837 | 13.419.433 | +14,53 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 13.690.215 | 13.738.620 | -0,35 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 13.674.801 | 15.201.984 | -10,05 |
Sản phẩm từ giấy | 13.204.408 | 11.985.618 | +10,17 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 12.004.355 | 29.068.963 | -58,70 |
Phân bón các loại | 11.721.636 | 13.060.222 | -10,25 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 11.241.903 | 9.620.127 | +16,86 |
Dược phẩm | 10.306.881 | 6.361.636 | +62,02 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 8.487.027 | 5.588.333 | +51,87 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá | 8.484.552 | 9.970.725 | -14,91 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 8.342.371 | 11.102.352 | -24,86 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 4.699.308 | 3.697.716 | +27,09 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 4.129.553 | 3.909.044 | +5,64 |
Sữa và sản phẩm sữa | 4.027.513 | 1.445.769 | +178,57 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 2.104.675 | 1.600.715 | +31,48 |
Quặng và khoáng sản khác | 1.952.948 | 3.362.098 | -41,91 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 1.703.274 | 753.406 | +126,08 |
Theo Vinanet