tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh

  • Cập nhật : 01/06/2016

(Tin kinh te)

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2016 đạt 5,91 tỷ USD, tăng 22,57% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng cao là do các nhóm hàng chủ đạo đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,97%, đạt 854,3 triệu USD, chiếm 14,46% trong tổng kim ngạch; rau quả tăng 216,54%, đạt 542,34 triệu USD, chiếm 9,18%; xơ sợi dệt tăng 9,77%, đạt 454,95 triệu USD, chiếm 7,7%; dầu thô tăng 222%, đạt 451,4 triệu USD, chiếm 7,64%.

Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của gần 1,4 tỷ người dân. Các sản phẩm nông sản Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu gồm: ngũ cốc, bông và đường ăn, các loại hạt có dầu và dầu thực vật, rau quả và trái cây, sản phẩm gia súc gia cầm…

Những năm gần đây, Trung Quốc trở thành một trong các thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam với kim ngạch tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây (từ năm 2011 đến 2015) đạt trên 30% và chiếm tỷ trọng khoảng 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 5 tỷ USD. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu nông sản đối với nhóm hàng rau quả sang các nước tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của  Việt Nam sang Trung Quốc gồm: rau quả, nhân điều, cà phê, chè các loại, gạo, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn. Dự báo xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc có thể sẽ tăng lên gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với con số 5 tỷ USD hiện nay, nếu được thực hiện theo đường chính ngạch bằng các hợp đồng thương mại.

Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý và có giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách ổn định và bền vững. Cụ thể:

Thứ nhất, chính sách biên mậu của Trung Quốc vẫn mang nặng yếu tố bảo hộ, thường là các chính sách hạn chế phổ biến trong một chính sách ưu đãi thương mại đơn phương, không ràng buộc. Do vậy, chúng ta cần phải thường xuyên cập nhật và đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm cảnh báo cho doanh nghiệp.

Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Câu chuyện “được mùa – mất giá”, lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nông sản Việt Nam cứ lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua. Trung Quốc lại là quốc gia có hệ thống chính sách thương mại 2 tầng (Thể chế chính sách Trung ương và cơ chế chính sách thương mại địa phương). Do đó, chúng ta phải tăng cường đầu tư nghiên cứu sâu về thị trường Trung Quốc nhằm nắm bắt sớm những động thái có thể xảy ra, như đưa ra các biện pháo kỹ thuật và thủ tục hành chính để gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hạn chế được những thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân.

Thứ ba, hạ tầng kỹ thuật cho thương mại biên giới nhìn chung còn yếu kém, lạc hậu; chưa có hệ thống đồng bộ các thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quản lý thương mại biên giới; các phương thức kinh doanh thương mại biên giới còn nghèo nàn, thiếu những dịch vụ hỗ trợ thương mại cơ bản tại cửa khẩu…

Thứ tư, có thể thành lập ban điều phối một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Mời trực tiếp các doanh nghiệp , cơ quan xúc tiến thương mại, chuyên gia của Trung Quốc sang giúp nông dân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng hóa theo qui chuẩn chất lượng.

Thứ năm, các doanh nghiệp  cần chủ động mở rộng các hình thức hoạt động kinh doanh như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, lưu kho ngoại quan tăng cường khả năng thâm nhập thị trường nông sản Trung Quốc.

Thứ sáu, phối hợp cùng với việc mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu hiện có thế mạnh, doanh nghiệp  Việt Nam cần chủ động liên kết với doanh nghiệp  Trung Quốc để ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định.

Thứ bảy, phát triển hệ thống phân phối trên thị trường Trung Quốc. Thâm nhập kênh phân phối bán buôn thông qua việc thiết lập Cty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc.

Thứ tám, doanh nghiệp  xuất khẩu nông sản cần phải thay đổi sang phương thức chính ngạch bằng các hợp đồng thương mại, để xuất khẩu nông sản vào thị trường này mang tính ổn định và bền vững.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

 

 

Mặt hàng

4T/2016

4T/2015

+/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

5.906.035.389

4.818.650.719

+22,57

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

854.299.912

756.236.483

+12,97

Hàng rau quả

542.337.325

171.330.963

+216,54

Xơ, sợi dệt các loại

454.954.179

414.468.870

+9,77

Dầu thô

451.404.167

140.135.843

+222,12

Sắn và các sản phẩm từ sắn

375.143.546

531.488.339

-29,42

Gạo

325.325.767

269.831.408

+20,57

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

318.839.535

362.571.570

-12,06

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

286.036.379

184.846.664

+54,74

Gỗ và sản phẩm gỗ

267.670.247

289.327.162

-7,49

Điện thoại các loại và linh kiện

267.447.596

131.176.814

+103,88

Giày dép các loại

252.871.371

223.486.330

+13,15

Cao su

204.888.519

160.119.091

+27,96

Hàng dệt, may

185.006.709

143.680.516

+28,76

Hàng thủy sản

178.521.139

128.453.292

+38,98

Hạt điều

105.939.988

88.982.617

+19,06

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

65.204.622

59.017.879

+10,48

Dây điện và dây cáp điện

63.502.968

56.125.873

+13,14

Xăng dầu các loại

51.863.370

24.379.876

+112,73

Phương tiện vận tải và phụ tùng

48.834.870

27.494.682

+77,62

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

47.591.869

32.984.374

+44,29

Cà phê

39.230.280

20.479.157

+91,56

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

37.550.220

30.244.544

+24,16

Hóa chất

37.222.227

69.457.780

-46,41

Chất dẻo nguyên liệu

30.679.730

73.819.554

-58,44

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

26.422.418

16.015.466

+64,98

Quặng và khoáng sản khác

24.932.533

35.740.880

-30,24

Sản phẩm hóa chất

21.149.404

20.860.205

+1,39

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

18.397.954

33.019.901

-44,28

Sản phẩm từ cao su

18.265.223

21.128.636

-13,55

Kim loại thường khác và sản phẩm

17.559.793

6.559.299

+167,71

Sản phẩm từ sắt thép

13.779.705

13.120.075

+5,03

Sản phẩm từ chất dẻo

12.159.040

13.581.374

-10,47

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

6.888.673

7.020.058

-1,87

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

3.962.707

2.369.560

+67,23

Vải mành, vải kỹ thuật khác

3.237.986

2.789.890

+16,06

Chè

3.216.218

3.276.363

-1,84

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.817.192

1.379.710

+31,71

Sản phẩm gốm, sứ

1.197.567

792.626

+51,09

Sắt thép các loại

1.192.514

1.663.899

-28,33

Giấy và các sản phẩm từ giấy

1.036.063

902.285

+14,83

Clanhke và xi măng

852.407

-

 



Theo Thủy Chung // Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục