Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) cho biết, 3 năm qua, sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng 7,5 lần. Con số này sẽ không dừng lại khi thuế suất nhập khẩu thịt sẽ được giảm theo cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU.
10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất tính đến 30/6
- Cập nhật : 15/07/2016
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 51,408 tỷ USD, chiếm 63,91% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6 là 80,434 tỷ USD.
Đứng đầu trong bảng xếp hạng tiếp tục là Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch nhập khẩu đạt 13,086 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng ở vị trí thứ 2 là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị kim ngạch 12,624 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Vải các loại đứng thứ 3 với 5,056 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại tiếp tục đứng ở vị trí thứ 4 với 4,795 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại đứng ở vị trí thứ năm với giá trị kim ngạch 3,809 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Chất dẻo nguyên liệu vẫn đứng thứ sáu với giá trị kim ngạch 2,817 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hai vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Nguyên phụ liệu dệt may da giày;Xăng dầu các loại với giá trị kim ngạch lần lượt là 2,526 tỷ USD và 2,424 tỷ USD.
Đứng thứ chín là Kim loại thường khác với giá trị kim ngạch 2,225 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng ở vị trí cuối cùng là Sản phẩm từ chất dẻo với giá trị kim ngạch đạt 2,046 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, trong số 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất có Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Điện thoại các loại và linh kiện; Xăng dầu các loại là suy giảm so với cùng kỳ.
(Thời báo Ngân hàng)