Sau phiên phục hồi nhẹ hôm qua nhờ phát biểu của Bộ trưởng năng lượng Ảrập Xêút, giá dầu thế giới lại quay đầu giảm trong sáng nay (26/8/2016 - giờ Việt Nam) khi thị trường vẫn hoài nghi về một “thỏa ước” tiết cung của OPEC. Hiện giá dầu WTI giao tháng 10 đã giảm về 47,27 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm còn 49,54 USD/bbl.
Những nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu 7 tháng đầu năm 2016
- Cập nhật : 24/08/2016
Trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 191,63 tỷ USD, chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 96,99 tỷ USD, tăng 5,4% và nhập khẩu đạt hơn 94,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 7/2016 đạt 29,25 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu là 14,91 tỷ USD, tăng 1,2% và nhập khẩu là 14,34 tỷ USD, giảm 2,7%. Cán cân thương mại hàng hóa sau khi thâm hụt hơn 17 triệu USD ở tháng trước đã chuyển sang thặng dư 564 triệu USD trong tháng 7/2016.
Trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 191,63 tỷ USD, chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 96,99 tỷ USD, tăng 5,4% và nhập khẩu đạt hơn 94,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2%.
Cán cân thương mại hàng hóa cả nước 7 tháng/2016 thặng dư 2,25 tỷ USD, trong đó, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay 12,06 tỷ USD và khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước (doanh nghiệp trong nước) nhập siêu gần 9,81 tỷ USD.
Hàng hóa xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 7/2016 tăng nhẹ 1,2% về số tương đối và tăng 183 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng trước.
Hết 7 tháng/2016, xuất khẩu cả nước tăng 5,4%, tương ứng tăng hơn 5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước với 19 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có tới 9 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của 19 nhóm hàng này là 81,39 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm tới 84% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Điện thoại các loại & linh kiện: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 7/2016 đạt 2,68 tỷ USD, tăng nhẹ 1,1% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 19,6 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong 7 tháng/2016 là: thị trường EU: 6,15 tỷ USD, tăng 7,1% và chiếm 31% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất: 2,59 tỷ USD, giảm 3,5%; Hoa Kỳ: 2,33 tỷ USD tăng 52,8% lần so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: Xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2016 không có nhiều đột phá, tăng trưởng ở các thị trường chính đều dưới mức 5% và là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 7/2016 đạt 2,32 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2016 lên 13,15 tỷ USD, tăng 4,7% (tương đương tăng 586 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,52 tỷ USD, tăng 3,9%; sang EU đạt 2,03 tỷ USD, tăng 4,4%; sang Nhật Bản đạt 1,55 tỷ USD, tăng 4,7%…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,52 tỷ USD, tăng 1,3% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2016 lên 9,4 tỷ USD, tăng 9,7% (tương đương tăng 830 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam trong 7 tháng/2016 là: thị trường EU: 1,99 tỷ USD, tăng 18,6%; Trung Quốc: 1,66 tỷ USD, tăng 14,5%; Hoa Kỳ: 1,63 tỷ USD, tăng 7,9%; Hông Kông: 844 triệu USD, giảm 14,4%…so với cùng kỳ năm trước.
Giày dép các loại: Tháng 7/2016, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 1,16 tỷ USD, giảm 5,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2016 lên 7,43 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng giày dép của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này lên tới 5,03 tỷ USD, chiếm gần 68% tổng trị giá xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ là 2,55 tỷ USD, tăng 8,4% và sang EU là 2,48 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là gần 554 nghìn tấn, giảm nhẹ 1,6% so với tháng trước với trị giá là 189 triệu USD, giảm 9%. Tính đến hết tháng 7/2016, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 4,1 triệu tấn, giảm mạnh 24,4% và kim ngạch đạt 1,31 tỷ USD, giảm mạnh 46,5% so với cùng kỳ năm trước.
Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 2,5 triệu tấn, tăng mạnh 118,2%; sang Malaixia: 359 nghìn tấn, giảm 70,5%; sang Ôx trây li a: 263 nghìn tấn, giảm mạnh 78,2%; sang Nhật Bản: 189 nghìn tấn, giảm 87% so với cùng kỳ năm 2015.
Hàng rau quả: Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 7/2016 đạt 199 triệu USD, tăng 14% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong 7 tháng/2016 lên 1,35 tỷ USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng thanh long chiếm tỷ trọng kim ngạch cao nhất, chiếm đến 35% và đạt 477 triệu USD, tăng mạnh 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, xuất khẩu quả vải tươi cũng đạt được tăng trưởng tốt trong 7 tháng/2016, với kim ngạch gần 48 triệu USD, tăng gấp 3 lần.
Gạo: Lượng gạo xuất khẩu tháng 7/2016 đạt 287 nghìn tấn, giảm 12% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu trong 7 tháng/2016 lên 2,94 triệu tấn giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, đơn giá xuất khẩu bình quân trong 7 tháng/2016 của nhóm hàng này tăng 4,9%, nhưng do lượng giảm nên trị giá xuất khẩu chỉ đạt 1,32 tỷ USD, giảm 14,1% so với 7 tháng/2015.
Xuất khẩu gạo trong 7 tháng/2016 sang 2 thị trường lớn là Trung Quốc đạt 1,04 triệu tấn, giảm 21,6% và sang Philippin đạt 194 nghìn tấn, giảm 67%. Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Inđônêxia trong 7 tháng/2016 tăng tới hơn 25 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 353 nghìn tấn.
Cao su: Xuất khẩu cao su của Việt Nam vào vụ xuất khẩu, đạt mức cao nhất tính từ đầu năm nay.
Lượng xuất khẩu cao su trong tháng đạt 128 nghìn tấn, tăng tới 54,1% và trị giá là 163 triệu USD, tăng 49,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2016, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 572 nghìn tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cao su lại giảm mạnh 14,5% (tương đương giảm khoảng 210 USD/tấn) nên trị giá xuất khẩu chỉ đạt 715 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường sau: Trung Quốc: 322 nghìn tấn, tăng 30,1%; Ấn độ: 45,4 nghìn tấn, tăng 13%, Malaysia: 43,6 nghìn tấn, giảm 50,2%; ..so với cùng kỳ năm 2015.
Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 7/2016 là gần 140 nghìn tấn, trị giá đạt 264 triệu USD, giảm 11,8%% về lượng và giảm 9,7%% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2016, lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 1,12 triệu tấn, trị giá đạt 1,97 tỷ USD, tăng 37,6% về lượng và tăng 17,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Hàng hóa nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2016 đạt 14,34 tỷ USD, giảm nhẹ 2,7% so với tháng trước. Trong 7 tháng/2016, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước là 94,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2016, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước giảm 1,17 tỷ USD; trong đó giảm mạnh nhất ở nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng (giảm 1,04 tỷ USD); sản phẩm từ sắt thép (giảm 863 triệu USD); xăng dầu các loại (giảm 638 triệu USD)…Bên cạnh đó, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh 9,5%, tương đương tăng 1,88 tỷ USD.
Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,24 tỷ USD, giảm 11,6% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 7 tháng/2016 lên gần 15,34 tỷ USD, giảm 6,3% so với 7 tháng/2015. Khối doanh nghiệp FDI nhập khẩu 8,27 tỷ USD, giảm 21,4% trong khi khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 7,07 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhập khẩu nhóm hàng này 7 tháng/2016 giảm ở hầu hết các thị trường chính, cụ thể: trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc là gần 5 tỷ USD, giảm 5,6%; Hàn Quốc: 3,1 tỷ USD, giảm 0,9%; Nhật Bản: 2,35 tỷ USD, tăng giảm 19,6%; Đài Loan: 774 triệu USD, giảm 13,7%…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,4 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước. Tính trong 7 tháng/2016, cả nước nhập khẩu 15,02 tỷ USD, tăng 14,3%. Trong đó, nhập khẩu của khu vực FDI là 13,87 tỷ USD, tăng 14,4% và chiếm 92,3% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là hơn 1,15 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 4,88 tỷ USD, tăng mạnh 25,6%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 3,05 tỷ USD, tăng 8,4%; Đài Loan: 1,65 tỷ USD, tăng 41,6%; Nhật Bản: 1,37 tỷ USD, tăng 5,8%... so với cùng kỳ năm 2015.
Điện thoại các loại và linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 824 triệu USD, tăng 12,3% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2016 là 5,62 tỷ USD, giảm 9,4%. Trong đó, nhập khẩu của khu vực FDI là 4,95 tỷ USD, giảm 9,7% và chiếm 88,1% tổng trị giá nhập khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện của cả nước.
Nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường lớn nhất Trung Quốc và Hàn Quốc trong 7 tháng/2016 là 5,32 tỷ USD, chiếm gần 95% trị giá nhập khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường dẫn đầu là Trung Quốc giảm 14,5% (đạt 3,32 tỷ USD) và từ Hàn Quốc là 1,99 tỷ USD, tăng 8,5%.
Tính đến hết tháng 7/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 11,1 triệu tấn, tăng 32,6%. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 7 tháng đầu năm 2016 giảm 24% nên trị giá nhập khẩu là 4,49 tỷ USD, chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua từ Trung Quốc là 6,56 triệu tấn, tăng mạnh 32,6%; Nhật Bản: 1,64 triệu tấn, tăng 11,6%; Đài Loan: 1,07 triệu tấn, tăng 57,3%...so với 7 tháng/2015.
Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 7 là 828 nghìn tấn, trị giá là 351 triệu USD, giảm 20,8% về lượng và giảm 25,8% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, giá nhập khẩu bình quân xăng dầu các loại trong tháng 7 đã giảm sau khi tăng dần qua các tháng từ đầu năm.
Hạt điều: Lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt gần 166 nghìn tấn, tăng 4,4%; trị giá đạt gần 250 triệu USD, tăng 7,9% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu gần 569 nghìn tấn hạt điều, tăng 0,6% và trị giá là 852 triệu USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Hạt điều nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia trong 7 tháng/2016 là gần 77 nghìn tấn, giảm 27,3% và chiếm 13% trong tổng lượng điều nhập vào Việt Nam.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng 7/2016 là 10,8 nghìn chiếc, tăng mạnh 25,1% nhưng trị giá chỉ đạt 208 triệu USD, giảm 16% do đơn giá nhập khẩu bình quân ô tô nguyên chiếc các loại giảm mạnh 32,9% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2015, lượng xe ô tô nguyên chiếc cả nước nhập về là 60,6 nghìn chiếc, giảm 5,9%, trị giá là 1,42 tỷ USD, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, loại xe 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu là 25,5 nghìn chiếc, tăng 16,6%; xe tải là 26,2 nghìn chiếc, tăng 7%; loại xe trên 9 chỗ ngồi chỉ nhập 650 chiếc, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt, may, da, giày: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,59 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước nâng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2016 của cả nước lên 10,72 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng vải các loại đạt kim ngạch là 5,95 tỷ USD, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 7 tháng qua là: Trung Quốc: 4,55 tỷ USD, tăng 4,1%; Hàn Quốc: 1,67 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%; Đài Loan: 1,28 tỷ USD, giảm 7,2%...so với 7 tháng/2015.
( customs.gov,vn)