Giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng mạnh, trong khi các ưu đãi thuế từ Hiệp định Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) bắt đầu có hiệu lực, mở đường cho các sản phẩm thép của Nga có cơ hội vào Việt Nam nhiều hơn.
Dầu thô tuột khỏi top trên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
- Cập nhật : 15/07/2016
Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa công bố số liệu cho thấy Việt Nam bị thâm hụt thương mại 17 triệu USD trong tháng 6, thấp hơn so với mức dự kiến là 100 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 1,7 tỷ USD.
Trong nửa đầu năm 2016, xuất khẩu tăng trưởng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khu vực FDI vẫn là đầu tàu với mức tăng trưởng đạt 8,9%.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, điện thoại các loại và linh kiện đạt mức tăng trưởng 16%, máy móc thiết bị tăng 17,5%, và hàng dệt may tăng 6,4%.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng giảm 0,8% so với cùng năm trước.
Một thông tin tích cực là giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng khiêm tốn 1,25% so với cùng kỳ. Nhập khẩu máy móc giảm 6% là nguyên nhân chính khiến tổng giá trị nhập khẩu giảm.
Với việc giải ngân vốn FDI đang liên tục tăng lên, có thể kỳ vọng rằng việc nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ khởi sắc vào nửa cuối năm 2016.
Một điểm đáng lưu ý là dầu thô không còn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Trong nửa đầu năm 2016, dầu thô chỉ chiếm 1,4% tổng lượng xuất khẩu và chỉ đứng thứ 15 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, thậm chí đứng sau cả một số mặt hàng nông nghiệp như rau củ quả, cà phê và lúa gạo.
Ngoài ra, thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã được thu hẹp còn 14 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016 từ mức 15,97 tỷ USD của cùng kỳ năm 2015, tương đương giảm 12,3%.