Ngày 15/8/2018, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 4787/TCHQ-TXNK về xử lý vướng mắc tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

Trước kiến nghị của Công ty TNHH Chính xác Hồng Trí về đề nghị khai bổ sung giảm trị giá hải quan đối với hàng NK đã thông quan, Tổng cục Hải quan đã phân tích rất kỹ về các khoản điều chỉnh trừ trong trị giá hải quan.
Phân tích quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định rõ các trường hợp DN được khai bổ sung trong trường hợp xác định có sai sót sau:
Đối với hàng hóa đã được thông quan: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép XK, NK, kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, ý tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định nêu, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Về các trường hợp xét giảm thuế, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định các trường hợp xét giảm thuế thì: Hàng hoá XK, NK đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Trường hợp hàng hóa XK, NK bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
Bên cạnh đó, tại Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì các khoản điều chỉnh trừ trong trị giá hải quan gồm: Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi NK hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự; Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá thì phải phân bổ các chi phí theo nguyên tắc nêu tại điểm g và điểm h Điều 13 Thông tư này;
Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu…; khoản giảm giá (giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa; giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán, giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán).
Theo đó, trên cơ sở hồ sơ kiến nghị, trường hợp Công ty TNHH Chính xác Hồng Trí không thuộc các trường hợp khai bổ sung, xét giảm thuế và không thuộc các khoản điều chỉnh trừ theo quy định.
Thu Trang
Theo Baohaiquan.vn
Ngày 15/8/2018, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 4787/TCHQ-TXNK về xử lý vướng mắc tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.
Hai nhóm mặt hàng của Việt Nam đang bị áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng của Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) trong năm 2018 là quần áo lót và quần áo trẻ em.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa. Việc gia hạn thời gian quá cảnh thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Ngoại thương năm 2018.
Công ty TNHH NYK Line (Việt Nam) là công ty liên doanh, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa bằng đường biển. Công ty đã thực hiện các dịch vụ đại lý tàu biển theo yêu cầu của hãng vận tải biển nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, từ ngày 15/8/2018, việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi sẽ được thực hiện theo phương thức phân luồng theo quy định tại Thông tư 15/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương mới ban hành.
Trước phản ánh của một số DN về quy định trái chiều giữa Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC về chính sách thuế đối với hàng tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm của hàng SXXK… phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện Phòng Chính sách thuế, Cục Thuế XNK. Theo đó, vị đại diện này cho biết, trước mắt các DN thực hiện theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, thương nhân có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không hạn chế là hàng nông nghiệp hay hàng công nghiệp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ việc kiểm dịch y tế đối với hàng hóa.
Vụ Khoa học và Công nghệ thông báo 02 danh sách các đơn vị đã được Bộ Công Thương chỉ định, tính đến ngày 31/5/2018.
Triển khai Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa (C/O) xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, quy định 4 trường hợp doanh nghiệp phải nộp chứng từ chứng nhận C/O với cơ quan hải quan.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự