Việt Nam và Thái Lan cần có sự hợp tác để giúp việc kinh doanh gạo có lợi cho người nông dân hai nước và nỗ lực hơn để sớm đưa kim ngạch hai nước lên 20 tỷ USD trước năm 2020.
10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất tính đến 31/5
- Cập nhật : 15/06/2016
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 42,11 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 31/5 là 65,806 tỷ USD.
Vươn lên đứng đầu trong bảng xếp hạng là Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch nhập khẩu đạt 10,590 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tụt xuống vị trí thứ 2 làMáy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị kim ngạch 10,441 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vải các loại nâng hạng 1 bậc và đứng thứ 3 với 4,148 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện tụt xuống vị trí đứng ở vị trí thứ 4 với 4,063 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại tiếp tục đứng ở vị trí thứ năm với giá trị kim ngạch 2,994 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chất dẻo nguyên liệu vẫn đứng thứ sáu với giá trị kim ngạch 2,299 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hai vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Nguyên phụ liệu dệt may da giày;Xăng dầu các loại với giá trị kim ngạch lần lượt là 2,111 tỷ USD và 1,959 tỷ USD.
Đứng thứ chín là Kim loại thường khác với giá trị kim ngạch 1,821 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng ở vị trí cuối cùng là Sản phẩm từ chất dẻo với giá trị kim ngạch đạt 1,683 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, trong số 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất có Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Điện thoại các loại và linh kiện; Xăng dầu các loại là suy giảm so với cùng kỳ.
(Thời báo Ngân hàng)