Cảnh sát Mỹ dùng robot tiêu diệt nghi phạm bắn tỉa
Ba kịch bản phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết 'đường lưỡi bò'
Đài Loan tìm ra nghi phạm đánh bom tàu chở khách
Philippines muốn 'chia sẻ tài nguyên' biển Đông với Trung Quốc
Siêu bão Nepartak khiến giao thông cả Đài Loan tê liệt
Tin thế giới đọc nhanh 25-04-2016
- Cập nhật : 25/04/2016
6 máy bay quân sự Mỹ tuần tra bãi cạn Scarborough
Trang tin Inquirer ngày 22-4 dẫn thông báo của Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết: “Các máy bay A-10 và HH-60 đã thực hiện các chuyến bay sứ mệnh qua không phận quốc tế quanh khu vực bãi cạn Scarborough, phía tây Philippines nhằm có những ghi nhận về tình hình hàng hải và hàng không”.
“Những nhiệm vụ này thúc đẩy tính minh bạch và sự an toàn của việc đi lại trong không phận và hải phận quốc tế, đại diện cho cam kết của Mỹ với đồng minh và các nước đối tác của mình cũng như đối với sự ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - châu Á-Thái Bình Dương hiện nay cùng các thế hệ mai sau”.
Mỹ sẽ sử dụng năm căn cứ quân sự của Philippines, trong đó có căn cứ Không quân Clark. Ảnh: INQUIRER
Bốn máy bay A-10 Thunderbolt và hai máy bay HH-60G Pave Hawk là một phần trong số các máy bay đóng lại tại căn cứ Không quân Clark sau khi cuộc tập trận thường niên Balikatan của Mỹ và Philippines vừa kết thúc.
Các máy bay này sẽ tiến hành các hoạt động từ ghi nhận tình hình hàng không và hàng hải đến cứu trợ và chống cướp biển. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện ngày 19-4.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo không phận và hải phận quốc tế tiếp tục được mở theo luật quốc tế. Điều này cực kỳ quan trọng bởi kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào nó. Việc phối hợp với quân đội Philippines là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sứ mệnh của chúng tôi” - Đại tá Không quân Mỹ Larry Card nhấn mạnh.
Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Tuy nhiên, khu vực này đã bị Trung Quốc chiếm đóng cách đây bốn năm. Trung Quốc thường xuyên triển khai tàu hải giám đến khu vực tranh chấp này và vấp phải sự phản đối của Philippines.
Mỹ đề nghị Nga thiết lập khu vực "chơi trung thực"
Trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ đã nêu đề xuất với Nga về việc lập một hệ thống mới nhằm giám sát thỏa thuận ngừng bắn 24/24 giờ tại Syria, đồng thời đề nghị Moskva phân định rõ vùng lãnh thổ không giao tranh.
"Chúng tôi thậm chí đã đề nghị xúc tiến định ra ranh giới tuyệt đối. Các vị đừng đến đó, chúng tôi sẽ không tới đây, còn tất cả mọi thứ ở giữa thuộc cách chơi trung thực", Ngoại trưởng Mỹ giải thích.
Theo quan điểm của ông Kerry, thỏa thuận về đề nghị như vậy có thể đạt được vào tuần tới. "Phía Nga đang xem xét đề nghị này, tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ diễn ra sau khoảng một tuần", ông nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ lưu ý rằng nhìn chung, các nỗ lực ngoại giao của Nga là đáng khích lệ, song ông không chắc Moskva có chân thành trong những tuyên bố của mình rằng mục đích của họ (ở Syria) là cuộc chiến chống khủng bố hay không. Ông nói: "Chúng tôi sẽ không đứng nhìn (Nga) hậu thuẫn chế độ (Assad) và chiến đấu với phe đối lập", và Mỹ đương nhiên "không ngu ngốc" cho phép điều này diễn ra. Ria Novosti dẫn một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Nga, bình luận về tuyên bố trên của ông Kerry, nói rằng Moskva sẽ xem xét ý tưởng của Mỹ nhằm củng cố thỏa thuận ngừng bắn ở Syria.
Anh có thể sẽ cử binh sĩ tham chiến tại Libya
Anh có thể sẽ cử binh sĩ tới tham chiến tại Libya trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond (giữa) tại cuộc họp báo với các thành viên Chính phủ đoàn kết Libya ở Tripoli ngày 18/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Anh, nước hiện đang hỗ trợ Chính phủ đoàn kết dân tộc của Libya trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, có thể sẽ cử binh sĩ tới tham chiến tại quốc gia Arab này. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Daily Telegraph ngày 23/4.
Tuy nhiên, ông Hammond nhấn mạnh mọi quyết định liên quan sẽ phải trình Quốc hội Anh thông qua, trước khi quân đội nước này tham gia các chiến dịch quân sự trên biển, đất liền hay trên không tại Libya.
Tuyên bố mới nhất này của ông Hammond được cho là trái ngược hẳn với phát biểu của chính ông hôm đầu tuần trước. Khi đó, ông khẳng định Anh không có kế hoạch gửi binh sĩ tham chiến mà nhiệm vụ của anh chỉ là đảm bảo hỗ trợ về mặt kĩ thuật và huấn luyện.
Trong khi đó, truyền thông Anh gần đây đưa tin hàng trăm binh sĩ Anh đã sẵn sàng lên đường tới Libya để tham gia sứ mệnh quốc tế chống IS và giúp ổn định tình hình tại quốc gia Bắc Phi này. Cùng tham chiến còn có các binh sĩ từ Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Mỹ, trong một liên minh có tên gọi P3+5. Liên minh này sẽ hợp tác với các nước Liên minh Châu Âu (EU) và Liên hợp quốc trong một chiến dịch nhằm hỗ trợ cho chính phủ đoàn kết dân tộc của Libya, thông qua việc khôi phục các thiết chế nhà nước và hỗ trợ đào tạo các nhân viên an ninh.
Hiện cộng đồng quốc tế đang nỗ lực tìm giải pháp cho những căng thẳng chính trị tại Libya, sau khi nước này tồn tại hai chính phủ và hai quốc hội đối địch từ giữa năm 2014. Hồi tháng 12/2015, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, các bên đối địch tại Libya đã ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực, nhất trí thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, tới nay tiến trình này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Boko Haram, IS dùng chim, gà đánh bom tự sát
Phong trào Hồi giáo cực đoan Boko Haram (Nigeria) đang sử dụng chim trong các vụ đánh bom cảm tử ở châu Phi, còn tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đeo bom cho gà để tấn công ở TP Fallujah – Iraq.
Tại cuộc họp báo ở trụ sở Lực lượng kết hợp đa quốc gia (MJTF, Chad) hôm 20-4, thiếu tướng Lamidi Adeosun công bố một số hình ảnh phong trào Boko Haram sử dụng các loại vũ khí mới nhất của chúng để tấn công khủng bố.
Một bức ảnh cho thấy phong trào này buộc chất nổ trên lưng một con chim, hành động được ông Adeosun mô tả là “rất khéo léo”. Đây không phải lần đầu tiên những phần tử Hồi giáo cực đoan sử dụng động vật cho các nhiệm vụ tự sát.
Tháng 7 năm ngoái, tờ Independent (Anh) cho biết IS đeo bom cho gà ở TP Fallujah – Iraq. Một sĩ quan quân đội Syria có mặt trong chiến dịch tái chiếm thành phố cổ Palmyra hồi tháng trước tiết lộ IS trưng dụng tất cả mọi thứ, kể cả động vật và cây cối, để gài bom chống lại kẻ địch.
Có những suy đoán rằng IS sử dụng phương pháp này khi hết đạn dược nhưng thông tin chưa được xác thực. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là IS thường chế tạo thiết bị nổ bằng các loại hóa chất giá rẻ cũng như dụng cụ có sẵn trên thị trường dân sự.
Hồi tháng 3 năm ngoái, lãnh đạo Boko Haram Abubakar Shekau thề trung thành với IS. Thiếu tướng Adeosun cho biết Boko Haram đã hợp tác cùng IS nhưng chúng không hài lòng với đề nghị triển khai các chiến dịch lớn hơn.
Sau khi mở rộng các cuộc tấn công khủng bố từ Nigeria đến Chad, Niger và Cameroon, Boko Haram được đánh giá là nhóm khủng bố gây chết chóc nhất thế giới hồi năm ngoái, theo Independent. Phong trào này chịu trách nhiệm cho cái chết của ít nhất 6.644 người năm 2014 và con số này dự kiến tiếp tục tăng lên.
Boko Haram cũng gây phẫn nộ khi bắt cóc hơn 270 nữ sinh ở Chibok - Nigeria, giữa thời điểm Mỹ, Anh và các quốc gia khác ở châu Âu ủng hộ can thiệp quân sự chống lại nhóm này. Hơn 30 binh lính Anh đã được triển khai để huấn luyện binh sĩ Nigeria hồi đầu năm nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cam kết sẽ tăng gấp đôi số nhân viên quân sự đang làm nhiệm vụ đào tạo ở Nigeria, đồng thời bổ sung chuyên gia thuốc nổ, nhân viên y tế và một đội ngũ huấn luyện thuộc Không quân Hoàng gia Anh (RAF) tới đây.
NATO thảo luận tăng hiện diện biển Đen để đối phó Nga
Hãng tin Reuters nhận định NATO đang tìm cách đối phó các động thái mở rộng quân đội của Nga tại Crimea và biển Đen, vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Đông và Tây nếu xét về các nguồn năng lượng và khoảng cách gần với Trung Đông.
“Các đồng minh gần biển Đen hiện đang tiến hành các cuộc thảo luận về việc hợp tác chặt chẽ lực lượng hải quân và các hoạt động ở biển Đen” - Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow cho biết trong chuyến thăm đến Sofia.
NATO đã bày tỏ quan ngại trước những gì mà khối quân sự này cho rằng Nga đang muốn ngăn chặn NATO di chuyển bằng đường không, đường bộ và đường biển quanh khu vực bằng cách bố trí các khẩu đội pháo đất đối không và tên lửa chống tàu tại Kaliningrad, biển Đen và Syria.
Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow cho biết Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Romania đang thảo luận hợp tác tăng cường hiện diện hàng hải ở biển Đen. Ảnh: REUTERS
NATO đã tiến hành tuần tra biển Đen nhưng ông Vershbow cho biết trước khi các lãnh đạo phương Tây tham gia Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới, các đồng minh khối này có thể sẽ “tăng cường hiện diện” trong khu vực như một phần trong kế hoạch luân chuyển quân vào vùng Baltic và Ba Lan.
“Chúng tôi cần phải xem xét việc hiện diện quân sự liên tục của NATO trong khu vực, đặc biệt tập trung vào năng lực hàng hải của chúng tôi” - ông Vershbow nói.
Được hỗ trợ thông qua việc tăng chi tiêu quân sự của Mỹ, NATO đang thiết lập các tiền đồn nhỏ ở phía Đông, các lực lượng luân chuyển, những cuộc tập trận thường kỳ và các thiết bị quận sự nhằm phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn Nga. Lực lượng này bao gồm các đơn vị đặc nhiệm, hàng hải và hàng không với 40.000 quân nhân.
Tuy nhiên, phái viên điện Kremlin tại NATO nói rằng các kế hoạch của NATO là một mối đe dọa đối với an ninh Nga và cảnh báo sẽ không có sự cải thiện nào trong tình trạng căng thẳng Đông-Tây xấu nhất từ trước đến nay sau Chiến tranh lạnh nếu NATO không rút lực lượng của mình.