Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát quốc tế truy nã
Nhật Bản thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình
Máy bay năng lượng mặt trời vượt Thái Bình Dương thành công
Đề phòng Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sắm chiến đấu cơ mới
Đây là lý do khiến Mỹ nhất định muốn Anh ở lại EU
Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-04-2016
- Cập nhật : 24/04/2016
Mỹ theo đuổi vũ khí robot
Washington đang cố tình khoe những khả năng, sức mạnh quân sự mới để răn đe kẻ thù tiềm tàng
Các hệ thống robot và phương tiện tự lái đang có vai trò ngày càng lớn trong quân đội Mỹ nhưng Washington vẫn sẽ dựa vào kỹ năng ra quyết định của con người trên chiến trường.
Chiến lược bù đắp thứ ba
Tuy nhiên, ông Robert Work, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, lo ngại rằng một số chế độ có thể bị thu hút bởi sự hấp dẫn của loại vũ khí giết người tự động bởi nó giúp tập trung quyền lực trong tay một số người. “Chúng tôi sẽ không trao quyền gây sát thương cho một cỗ máy. Trường hợp ngoại lệ là chiến tranh mạng bởi những gì xảy ra nhanh hơn thời gian phản ứng của con người” - ông Work khẳng định tại một sự kiện do báo The Washington Post (Mỹ) tổ chức ở thủ đô Washington mới đây.
Mặt khác, quan chức này không quên để ngỏ khả năng thay đổi lập trường nếu nước đối địch cho phép hệ thống vũ khí tiên tiến “tự tung tự tác”. “Chúng ta có thể phải đương đầu với một đối thủ sẵn sàng trao quyền giết người cho máy móc. Trong trường hợp đối đầu nổ ra, chúng ta sẽ phải có những quyết định về cách thức đối phó tốt nhất có thể” - ông Work nói.
Mỹ đang nghiên cứu cái gọi là “chiến lược bù đắp thứ ba” nhằm đối phó những bước tiến quân sự của đối thủ. Hai “chiến lược bù đắp” trước đó tập trung phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật thời kỳ Chiến tranh lạnh và sử dụng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) để dẫn đường chính xác cho bom, tên lửa ngoài chiến trường.
Chiến lược mới nhất sẽ hướng đến phát triển mạng lưới máy móc làm việc với nhau cũng như phân phối sức mạnh quân sự thông qua việc sử dụng thiết bị không người lái (drone) và các công nghệ cao khác. Điều đó có nghĩa Lầu Năm Góc sẽ không đối phó kẻ địch theo kiểu “xe tăng đấu xe tăng, súng đấu súng, tên lửa đấu tên lửa, người đấu người”. Thay vào đó, họ tìm cách khắc chế sức mạnh của kẻ thù bằng những cách thức khác nhau.
Đón đầu thách thức
Ông Work cũng cho rằng Mỹ cần nhanh chóng chuẩn bị cho viễn cảnh chiến tranh robot giữa lúc mối đe dọa đang tăng từ Trung Quốc và Nga. Một phần của nỗ lực này là cố tình “khoe” những khả năng, sức mạnh quân sự mới để khiến “kẻ thù tiềm tàng” suy nghĩ kỹ hơn về những gì họ sắp làm. Một ví dụ gần đây là việc Lầu Năm Góc công khai sự tồn tại của Văn phòng Khả năng chiến lược (SCO) - một cơ sở ra đời từ năm 2012 và chủ yếu làm việc trong bóng tối. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter muốn SCO tìm kiếm phương thức sử dụng mới dành cho vũ khí cũ, như làm sao máy bay chiến đấu có thể triển khai drone siêu nhỏ khi đang hoạt động.
Trong một nỗ lực như thế, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) đang tìm cách cải tiến máy bay chiến đấu F-16 thành chiến đấu cơ bán tự động hoặc không người lái. Ông Work bày tỏ hy vọng sẽ sớm nhìn thấy máy bay tự hành này hoạt động bên cạnh F-35, máy bay chiến đấu thế hệ 5. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn muốn phát triển thế hệ xe quân sự không người lái có thể tự bảo vệ trước mối đe dọa của bom đặt bên đường hoặc loại bom nhỏ sử dụng camera, bộ cảm biến để nâng cao tính chính xác của nó.
Những dự án đáng chú ý khác là thuyền robot và súng thanh ray điện từ (có thể bắn đạn ở tốc độ đến 7.250 km/giờ). Để chinh phục mục tiêu trên, Lầu Năm Góc vừa đề xuất khoản tiền 71,4 tỉ USD dành cho hoạt động nghiên cứu, phát triển trong tài khóa tới.
Ukraine thử tên lửa chiến thuật
Campuchia tái khẳng định về phe Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng cho biết 2 bên cùng đạt được một đồng thuận về Biển Đông, theo Tân Hoa xã. Theo đó, cả 2 cho rằng cần tôn trọng quyền của nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) trong việc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp.
Nga đồng ý hoãn phiên tòa kiện Ukraine không trả 3 tỉ USD
Bộ Tài chính Ukraine ngày 22/4 thông báo đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc hoãn phiên tòa trong vụ Nga kiện đòi khoản nợ 3 tỷ USD.
Thông báo trên trang mạng của Bộ Tài chính Ukraine cho biết: "Bất chấp những tuyên bố quyết đoán mới đây của Nga từ chối cho Ukraine có thêm thời gian để bác đơn kiện như Ukraine yêu cầu và rằng vấn đề cần được giải quyết tại tòa án Anh, ngay trước thềm phiên tòa, dù muộn màng, Nga đã hoàn toàn từ bỏ quan điểm đó và đồng ý trao thêm thời gian". Nga chưa đưa ra bình luận chính thức về thông báo của phía Ukraine.
Ngày 18/4, Thứ trưởng Tài chính Nga Sergei Storchak thông báo với báo giới rằng Ukraine đã 2 lần yêu cầu Tòa án Tối cao ở London hoãn xét xử vụ kiện thu hồi khoản nợ 3 tỷ USD. Nga đã chấp nhận hoãn phiên tòa một lần song không đồng ý như vậy lần thứ hai.
Số tiền 3 tỷ USD trên nằm trong chương trình tín dụng 15 tỷ USD mà Nga cho chính phủ tiền nhiệm của Ukraine vay năm 2013 thông qua trái phiếu chính phủ, thời hạn thanh toán đến 20/12/2015. Hôm 17/12/2015, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận đây là nợ quốc gia của Ukraine.
Quân đội Pakistan sa thải hàng loạt tướng tham nhũng
Tướng tổng chỉ huy quân đội Pakistan cho rằng nhiệm vụ quan trọng hiện nay của quân đội nước này là chống khủng bố, và công cuộc chống khủng bố không thể thành công nếu “không dẹp được loạn tham nhũng tận gốc rễ”, theoDaily Pakistan.