tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 17-07-2016

  • Cập nhật : 17/07/2016

Mỹ giải mật tài liệu vụ 11-9-2001

Hôm 15-7, Uỷ ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã giải mật một tài iiệu dài 28 trang về những mối liên hệ bị hoài nghi giữa Ả Rập Saudi và bọn không tặc tiến hành sự kiện khủng bố 11-9-2001.

Số tài liệu này là một phần của cuộc điều tra chung do hai Ủy ban Tình báo Thượng viện, Hạ viện tiến hành năm 2002 về vụ tấn công.

Nội dung trong đó đã được giữ kín suốt hơn một thập kỷ. Gia đình của các nạn nhân và các nhà lập pháp trong nhiều năm qua đã đòi công bố số tài liệu trên, cáo buộc chính phủ tìm cách che đậy mối liên hệ giữa Ả Rập Saudi và những kẻ khủng bố. 15/ 19 không tặc trong vụ 11-9-2001 là công dân Ả Rập Saudi.

Tuy nhiên, tài liệu mới công bố dường như không có thêm thông tin đáng chú ý nào so với những báo cáo điều tra được đưa ra sau đó. Một số cái tên người Ả rập Saudi được nêu ra trong tài liệu, trong đó có vài người liên lạc trực tiếp với 2 trong số những tên không tắc khi bọn chúng ở Mỹ trước khi vụ tấn công xảy ra.

Tuy nhiên, những nhân vật Ả Rập Saudi nói trên đều bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ điều tra. Kết quả điều tra được đề cập chi tiết trong các báo cáo sau đó.

Đáng chú ý, báo cáo của Uỷ ban 11-9 công bố năm 2004 khẳng định không hề có bằng chứng nào cho thấy chính phủ hay các quan chức cấp cao Ả Rập Saudi hỗ trợ Al-Qaeda.

 Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 giết chết gần 3.000 người. Ảnh: NDTV

Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 giết chết gần 3.000 người. Ảnh: NDTV

Cựu Thượng nghị sĩ Bob Graham, người đứng đầu Ủy ban Tình báo Thượng viện vào thời điểm tiến hành điều tra vụ tấn công, cho biết ông "rất hài lòng" khi số tài lệu trên được giải mật.

“Hồ sơ trên sẽ tiếp tục làm tăng nghi ngờ về vai trò của Ả Rập Saudi với những tên không tặc. Tôi cho rằng hồ sơ 28 trang này chỉ là phần nổi. Và hy vọng khi mọi thứ được công bố, tình hình sẽ dần dần sáng tỏ. Liệu chính phủ Mỹ có cần phải bảo mật một bản hồ sơ trong suốt 14 năm nếu không phải nó tạo ra một sự khác biệt nào đó?” – ông Graham trả lời CNN.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố hôm 15-7 rằng hồ sơ trên sẽ “chẳng làm sáng tỏ được điều gì mới cả và nó cũng sẽ không làm thay đổi những kết luận trước đó về vụ khủng bố 11-9”
Abdullah Al-Saud, đại sứ Ả Rập Saudi ở Mỹ, trong một tuyên bố cho biết Vương Quốc Ả Rập Saudi rất vui mừng vì số tài liệu trên cuối cùng cũng được công bố.

“Chúng tôi hy vọng rằng hồ sơ này sẽ làm sáng tỏ mọi câu hỏi, xoá tan mọi hoài nghi về hành động, ý định của Ả Rập Saudi hoặc tình bạn lâu dài giữa Ả Rập Saudi và Mỹ” – tuyên bố cho biết.

Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ cũng tán thành việc công bố bản hồ sơ 28 trang này. Tất cả cho rằng đây là một việc làm cần thiết đối với công dân nước Mỹ và đặc biệt là nó “không hề gây nguy hại đến an ninh quốc gia”

“Không có lý do gì để giữ bí mật số tài liệu này trong suốt hơn một thập kỷ. Sự công bố này đáng được hoan nghênh và đã được mong đợi từ lâu” – ông Ron Wyden, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho biết.

“Người Mỹ xứng đáng biết được nội dung của bản báo cáo này” - ông Harry Reid, thủ lĩnh phe thiểu số của Đảng Dân chủ tại thượng viện Mỹ, nhấn mạnh.


Cựu Thủ tướng Ukraine bị cáo buộc tham nhũng 8 tỷ USD

Cựu Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk vừa bị cáo buộc liên quan các vụ tham nhũng của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt tại nhà máy hải cảng Odessa.

thu tuong ukraine arseniy yatsenyuk truoc phien bo phieu cua quoc hoi o kiev ngay 16/2. anh: afp/ttxvn

Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk trước phiên bỏ phiếu của Quốc hội ở Kiev ngày 16/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Trang mạng của Meganews chiều ngày 14/7 dẫn lời Thống đốc thành phố cảng Odessa thuộc miền Nam Ukraine, ông Mikhail Saakashvili cho biết trong vòng 2 năm tại nhiệm, cựu Thủ tướng Yatsenyuk đã kiếm được 8 tỷ USD. 

Trích dẫn lời ông Saakashvili có đoạn: "Tôi sẽ không để yên cho đến khi ông Yatsenyuk chịu trách nhiệm trước sự nghiêm minh của pháp luật và cho tới khi ông ấy trả lại hàng tỷ hryvnia bị đánh cắp, bởi vì chỉ trong vòng hai năm, chính phủ của ông ấy đã gây ra thiệt hại hơn 8 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhà nước".

Thống đốc Saakashvili nói thêm rằng mở cuộc điều tra hình sự về các hành vi tham nhũng tại nhà máy hải cảng Odessa chỉ như là "muối bỏ bể".


Trung Quốc bắt 53 người liên quan vụ lở đất ở Thâm Quyến

 Nguyên nhân của thảm họa khiến 73 người chết ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông hồi cuối năm 2015 phần lớn là do lỗi con người.

hien truong vu lo dat o tham quyen hoi thang 12-2015 - anh: reuters

Hiện trường vụ lở đất ở Thâm Quyến hồi tháng 12-2015 - Ảnh: REUTERS

Sau bảy tháng điều tra, cơ quan chức năng kết luận, thảm họa là tai nạn do con người xao nhãng các nguyên tắc an toàn chứ không phải do thiên nhiên tác động.

Rác thải không được bảo quản đúng cách, cộng thêm chuyện không có hệ thống thoát nước đã đẩy hàng triệu mét khối đất đá đổ ập ra khu vực xung quanh.

Theo Tân Hoa xã, tổng cộng đã có 110 cá nhân dính líu và chịu trách nhiệm đã để thảm họa xảy ra, trong số này, có 53 người đã bị cảnh sát “quản chế” do có liên quan trực tiếp, bao gồm cả hai quan chức cấp cao của Thâm Quyến.

Kết luận điều tra cho biết, bãi đổ chất thải Hong Ao được thiết kế với sức chứa 4 triệu mét khối, chiều cao giới hạn là 95 mét. Tuy nhiên, thời điểm xảy ra thảm họa, sức chứa thực tế bên trong bãi đã lên tới 5,8 triệu mét khối. Số rác thải này chất cao tới 160 mét, vượt xa mức giới hạn tối đa cho phép.

Thêm vào đó, việc thiếu hệ thống thoát nước từ bãi rác ra bên ngoài khiến nước bị dồn ứ bên trong làm cho nền đất trở nên trơn trượt. Chính quyền địa phương cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý và kiểm tra độ an toàn của bãi rác.

Từ đó, nhóm điều tra kết luận, Công ty Phát triển Đầu tư Yixianglong Thâm Quyến, đơn vị quản lý khu đổ chất thải xây dựng nên bị rút giấy phép kinh doanh, toàn bộ ban giám đốc phải bị cấm điều hành các công ty khác trong lĩnh vực này.

Hai công ty khác có liên quan, phải có trách nhiệm đứng ra bồi thường, chịu án phạt và các hình thức xử lý khác.

Riêng cá nhân ông Xu Yuan'an, trưởng phòng quản lý đô thị quận Guangming, phải chịu trách nhiệm nặng nhất vì đã để thảm họa xảy ra.

Điều tra sau đó cho thấy ông này đã nhận tiền hối lộ của Long Renfu, ông chủ công ty Yixianglong Thâm Quyến và nhiều cá nhân khác để phê duyệt, mở bãi rác Hong Ao ở quận này.

Tuy nhiên, ông này hiện đã chết vì nhảy lầu tự tử, chỉ vài ngày sau thảm họa lở đất.

Tính đến thời điểm hiện tại, hậu quả của vụ lở đất đã khiến 73 người chết, 4 người cho đến nay vẫn còn mất tích và 17 người khác bị thương. 33 tòa nhà trong khu vực bị phá hủy, 4630 nhân viên tại 90 công ty bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại lên tới 132 triệu USD.


Lãnh đạo Nhật, Trung tranh cãi vì biển Đông

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Á-Âu.
thu tuong nhat shinzo abe (trai) va thu tuong trung quoc ly khac cuong (phai) tai hoi nghi asem

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tại hội nghị ASEM

Ngày 15-7, tại thủ đô Ulaanbaatar (Mông Cổ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM). Đây là cuộc gặp mới nhất của hai ông Shinzo Abe và Lý Khắc Cường sau tám tháng trước. Cuộc gặp gần nhất của hai ông Abe và Lý Khắc Cường là vào tháng 11-2015 tại Hàn Quốc.

Theo Nikkei (Nhật), cuộc gặp diễn ra trong 35 phút với chủ đề nổi bật là các vấn đề liên quan tranh chấp hàng hải.

thu tuong nhat shinzo abe (trai) va thu tuong trung quoc ly khac cuong gap nhau ben le hoi nghi a-au tai mong co ngay 15-7. (anh: ap)

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp nhau bên lề hội nghị Á-Âu tại Mông Cổ ngày 15-7. (Ảnh: AP)

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Abe bày tỏ lo ngại của Nhật về việc Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự trên biển Hoa Đông, cũng như lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.

Thủ tướng Abe nhấn mạnh cần thiết phải giải quyết tranh chấp biển Đông trong hòa bình theo luật pháp.

Đáp trả lại, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khăng khăng quan điểm của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông Lý Khắc Cường cảnh cáo Nhật không có vai trò gì trong tranh chấp biển Đông, vì thế không nên can dự vào, nên thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề này.

hai phai doan nhat (trai) va trung quoc gap nhau tai mong co ngay 15-7. (anh: ap)

Hai phái đoàn Nhật (trái) và Trung Quốc gặp nhau tại Mông Cổ ngày 15-7. (Ảnh: AP)

Phát biểu tại hội nghị Á-Âu, Thủ tướng Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng nguyên tắc các bên không tự ý dùng vũ lực cải tạo hiện trạng các thực thể đang tranh chấp. Theo Thủ tướng Abe, hiện trật tự quốc tế vẫn bị thách thức - ám chỉ đến việc Trung Quốc từ chối tuân thủ phán quyết của PCA.

Thủ tướng Abe cũng đề cập đến vấn đề biển Đông và tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong các cuộc gặp với các lãnh đạo khác ngày 15-7.

Ngày 12-7, Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết xử thua Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Ngay sau đó, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida đã làm Trung Quốc nổi giận khi ra tuyên bố nói rằng phán quyết là hợp pháp và có giá trị pháp lý với các bên tranh chấp. Phía Trung Quốc đã cảnh báo Nhật không can thiệp vào chuyện biển Đông.

Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân cáo buộc thẩm phán người Nhật Shunji Yanai, cựu Chủ tịch Tòa án Quốc tế về luật biển, đã thao túng quá trình xét xử dẫn tới ra phán quyết không công bằng. Phản ứng điều này, ngày 15-7, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida khẳng định nội dung phán quyết không liên quan đến thẩm phán Shinji Yanai.(PLO)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục