Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng Biển Đông
Canada biểu tình đòi hủy hợp đồng vũ khí với Saudi Arabia
Philippines cảnh báo Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Hiệp hội súng trường Mỹ - tổ chức quyền lực ngáng đường Obama
Thổ Nhĩ Kỳ đóng tàu sân bay hơn một tỷ USD
Tin thế giới đọc nhanh trưa 04-10-2015
- Cập nhật : 04/10/2015
Mỹ sẽ đáp trả "trong vài giờ" nếu chủ quyền của Philippines bị đe dọa
Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines sẽ nối lại các cuộc tập trận Phiblex hàng năm trong 10 ngày tới, trong khi tướng Mỹ đảm bảo với Philippines rằng Mỹ sẽ hành động cứng rắn nếu chủ quyền của Phillippines "ở khu vực tranh chấp" bị thách thức.
"Tôi nói rằng nếu bất kỳ ai thách thức chủ quyền của đất nước này, những người bạn tốt nhất của họ trong khu vực sẽ đáp trả chỉ trong vài giờ. Tôi đảm bảo rằng đây không phải lời hứa suông" - Thiếu tướng Paul Kennedy, chỉ huy Lữ đoàn khảo sát thủy quân lục chiến số 3 của Mỹ, phát biểu hôm 1.10.
Tướng Kennedy đang ở thăm Philippines để chuẩn bị cho cuộc tập trận Phiblex hàng năm giữa lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines. Hai bên có Hiệp ước phòng thủ chung và Thỏa thuận lực lượng viếng thăm cho phép quân đội Mỹ có mặt ở Philippines cho nhiều hoạt động khác nhau.
"Chúng tôi biết rằng đây là một khu vực tranh chấp. Các vị đang sống trong một khu vực sôi động... Trong kịch bản xấu nhất các vị có thể viện đến thủy quân lục chiến Mỹ, và là đồng minh của các vị, khi có ai đó vượt qua giới hạn trong khu vực này... An ninh chung của chúng ta đã được giữ vững nhờ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ mà chúng ta đã củng cố qua thời gian" - ông Kennedy nói.
Ông cũng bác bỏ những quan ngại rằng quân đội Mỹ đang tìm cách thiết lập lại căn cứ ở Philippines: "Dù đây là ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, nhưng đừng lo, chúng tôi không đến để ở lại".
Tổng thống Myanmar bị kiện vi phạm nhân quyền
Reuters ngày 2-10 đưa tin các nhà hoạt động nhân quyền Hồi giáo nộp đơn tại Mỹ khiếu nại Tổng thống Myanmar Thein Sein, cáo buộc ông và nhiều bộ trưởng vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số Rohingya.
Đơn khiếu nại nộp lên tòa án liên bang Manhattan (Mỹ) cáo buộc ông Thein Sein và các quan chức cấp cao trong chính quyền Myanmar lên kế hoạch và kích động "ghét tội phạm và phân biệt đối xử trong xét xử tội diệt chủng".
Theo đơn khiếu kiện trên, những người Hồi giáo Rohingya là "đối tượng để diệt chủng, tra tấn, tùy ý bắt giữ, đối xử thô bạo, bất nhân và hạ cấp" của các quan chức dưới quyền ông Thein Sein và các bộ trưởng của ông.
Reuters cho biết phát ngôn viên chính phủ Myanmar vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào cũng như không trả lời vụ việc qua thư điện tử.
Chính phủ Myanmar có cơ hội để phản bác đơn kiện trong khi sẽ mất vài tháng để một tòa án tại Mỹ quyết định có thụ lý vụ kiện hay không.
Myanmar không xem người Rohingya là công dân của nước này trong khi vẫn phủ nhận là đang phân biệt đối xử với họ và rằng họ đang chạy trốn trước cuộc đàn áp của chính quyền nước này.
Mỹ điều tàu sân bay cùng 5.000 thủy thủ đến Nhật
Quân đội Mỹ vừa triển khai một trong những tàu sân bay hiện đại nhất của nước này đến Nhật để tăng cường quan hệ quân sự Washington - Tokyo.
Theo IB Times, tàu sân bay USS Ronald Reagan với 5.000 thủy thủ và 80 máy bay chiến đấu đã có mặt ở căn cứ hải quân Yokosuka tại Nhật.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan được trang bị hệ thống radar phòng thủ tối tân, các loại vũ khí và công nghệ liên lạc vô cùng hiện đại, vượt xa tàu USS George Washington từng hoạt động ở Nhật.
“Giống như một chiếc xe mới, chúng tôi có các trang bị hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất. Chúng tôi có năng lực kiểm soát và chỉ huy rất mạnh mẽ. Chúng tôi cung cấp thành tố quan trọng nhất của an ninh quốc tế” - đại úy Chris Bolt, tư lệnh tàu USS Ronald Reagan, khẳng định.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan là một phần trong chiến dịch triển khai 60% lực lượng hải quân Mỹ tới châu Á - Thái Bình Dương. Đây cũng là động thái quan trọng để Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với đồng minh thân cận Nhật.
Thời gian qua, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nỗ lực thúc đẩy vai trò của Lực lượng Phòng vệ (SDF) nhằm mở rộng vai trò quân sự của Nhật trên trường quốc tế. Mới đây Quốc hội Nhật đã thông qua các luật an ninh cho phép SDF tham gia các cuộc chiến ở nước ngoài.
Thủ tướng Abe khẳng định Nhật cần các luật an ninh mới để đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc và chương trình hạt nhân - tên lửa đáng lo ngại của CHDCND Triều Tiên.
Khám phá sức mạnh siêu tàu sân bay Mỹ đóng tại Nhật Bản
Mỹ đã triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan gần đây tới Nhật Bản, bắt đầu đợt triển khai mới trong nỗ lực nhằm tăng cường và đẩy mạnh quan hệ với đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong khu vực.
Được trang bị công nghệ lớp Nimitz, tàu sân bay USS Ronald Reagan được ví như một “hòn đảo” di động, với đội quân hùng hậu bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu và thủy thủ đoàn có khả năng tác chiến hiệu quả và linh hoạt bậc nhất trên thế giới.
Con tàu được đặt tên theo Tổng thống thứ 40 của Mỹ. Phương châm hoạt động của tàu là "Hòa bình thông qua sức mạnh”, là một thông điệp lớn được áp dụng dưới thời Tổng thống Reagan.
Tàu USS Ronald Reagan được đóng vào ngày 12/2/1998 tại nhà máy đóng tàu Northrop Grumman Newport News, hạ thủy ngày 04/3/2001 và đưa vào biên chế ngày 12/7/2003.
Tàu có chiều dài 332,8m, rộng 76,8m, lượng giãn nước lên đến 101.400 tấn. Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A4W, giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động không giới hạn, có thể 20-25 năm mới phải tái nạp nhiên liệu.
Do luôn đi cùng đội tàu hộ tống hùng hậu nên tàu sân bay USS Ronald Reagan chỉ được trang bị những loại vũ khí phòng thủ như tên lửa phòng không Sea Sparrow và hệ thống phòng thủ tầm gần.
Tàu USS Ronald Reagan có thể mang theo hơn 5.000 thủy thủ và phi đội bay, trong đó có lực lượng máy bay hùng hậu (80 chiếc các loại) như F-18, Super-Hornet, E-2C Hawkeye, SH-60F Seahawk, C-2A Greyhound.
USS Ronald Reagan sẽ thay thế tàu sân bay USS George Washington, vốn về nước hồi tháng 5 sau 7 năm đồn trú tại Nhật Bản.
NATO huy động 36.000 quân tập trận rầm rộ
Cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ năm 2002 đã chính thức được tiến hành từ ngày 3/10 tại nhiều quốc gia thành viên của khối quân sự này.
Cuộc tập trận mạng tên Trident Juncture diễn ra từ ngày 3/10 tới ngày 6/11 và có sự tham dự của 36.000 binh sĩ tới từ hơn 30 quốc gia.
Thông báo của Bộ Chỉ huy NATO cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra cả ở Canada, Na Uy, Đức, Bỉ, Hà Lan, cũng như các hoạt động trên biển như ở Địa Trung Hải hay Đại Tây Dương.
Thông báo nêu rõ: "Cuộc tập trận Trident Juncture 2015 sẽ tập trung nâng cao năng lực chiến đấu và hợp tác của NATO trong môi trường chiến tranh hiện đại, cũng như để thể hiện vai trò của khối quân sự hàng đầu thế giới với khả năng và sức mạnh đủ để đối phó với những thách thức an ninh hiện tại và tương lai".
Cuộc tập trận lần này được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc xác định vị thế của NATO, đặc biệt là trong bối cảnh đang có bất đồng giữa khối quân sự này và Nga.
Hiện NATO đã nâng mức cảnh báo nhằm đối phó với các mối đe dọa có thể xảy ra từ cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine hay tình trạng bất ổn tại một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi.
Hồi tháng 9 năm ngoái, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí thành lập lực lượng phản ứng nhanh mới để có thể triển khai tới các điểm nóng trên toàn cầu trong thời gian ngắn.
Thông báo của Bộ Chỉ huy NATO cho biết cuộc tập trập Trident Juncture 2015 sẽ là cơ hội để khối quân sự này kiểm tra lực lượng phản ứng nhanh và xem liệu lực lượng này đã sẵn sàng hoạt động chính thức từ năm tới hay chưa.