Hải quân Mỹ và ASEAN tập trận chống hải tặc ở Biển Đông
Nobel Y khoa tôn vinh công trình trị sốt rét và giun chỉ
Israel thề “chiến đấu đến chết” chống lại Palestine
Nga tính phương án đưa thêm tàu chiến đến Syria
Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sang Triều Tiên, căng thẳng sẽ giảm?
Nhật muốn bán vũ khí cũng không dễ
- Cập nhật : 05/10/2015
(Tin kinh te)
Các nước nhiều tiền như Singapore chỉ đi mua vũ khí Mỹ.
Ngày 1-4-2014, một sự kiện chính trị quan trọng xảy ra ở Nhật. Nội các Nhật đã thông qua “ba nguyên tắc về chuyển giao thiết bị phòng vệ và công nghệ”.
Đây là bước thay đổi có ý nghĩa trong chính sách quốc phòng của Nhật.
Với ba nguyên tắc nêu trên, Nhật có thể xuất khẩu vũ khí sau khi các dự án xuất khẩu được xem xét nghiêm ngặt để bảo đảm vũ khí xuất khẩu chỉ nhằm mục đích thúc đẩy hòa bình quốc tế và an ninh của Nhật.
Một năm rưỡi sau, Nhật tiến thêm một bước nữa. Ngày 1-10-2015, Bộ Quốc phòng Nhật đã thành lập Cục Hậu cần, Công nghệ và Kinh doanh với 1.800 nhân viên.
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết mục đích thành lập cơ quan mới nhằm thúc đẩy chính sách xuất khẩu vũ khí. Một êkíp gồm 50 nhân viên trong Cục Hậu cần, Công nghệ và Kinh doanh chỉ chuyên làm công tác quảng bá xuất khẩu vũ khí.
Nhật đánh giá sự hiện diện thường trực của hải quân Mỹ góp phần bảo đảm an ninh. Trong ảnh là tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đến Nhật thay cho tàu sân bay George Washington hồi tuần trước. Ảnh: SPUTNIK
Chuyên gia Jeffrey Hornung ở Quỹ Hòa bình Sasakawa-Mỹ nhận xét Thủ tướng Shinzo Abe hủy lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vì ba lý do: Cắt giảm chi phí trong thị trường nội địa; tăng cường hợp tác với Mỹ và Nhật muốn trở thành đối tác về an ninh tích cực hơn.
Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 2-10 nhận định với mục tiêu giảm chi phí là ưu tiên hàng đầu, chính phủ Nhật cần phải thủ đắc công nghệ với giá rẻ nhất.
Giá vũ khí do Nhật sản xuất khá cao do đầu tư nhiều cho chi phí nghiên cứu và phát triển. Ví dụ, nếu Nhật giành được hợp đồng bán tàu ngầm Soryu cho Úc thì phải giảm giá bán.
Tuy nhiên, chưa chắc mở rộng xuất khẩu vũ khí thì giá vũ khí sẽ giảm bởi muốn giảm giá cần mất nhiều năm, đồng thời thế cạnh tranh xuất khẩu vũ khí Nhật trên thị trường quốc tế không mạnh.
Ông Stephen T. Ganyard, Chủ tịch Tập đoàn tư vấn quốc phòng Avascent (Mỹ), ghi nhận ngành công nghiệp quốc phòng Nhật đang thiếu đơn đặt hàng vì ba lý do: thiếu minh bạch, thiếu tính cạnh tranh và giá cao.
Đến giờ khách hàng duy nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật là… chính phủ Nhật nên chính phủ Nhật ấn định giá chứ không phải thị trường quốc tế.
Các nước có khả năng tiếp nhận vũ khí Nhật đầu tiên như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam thì không có nhiều tiền trong khi nước có nhiều tiền như Singapore lại đi mua vũ khí Mỹ bởi vũ khí Nhật không phải là vũ khí tối tân và chưa qua thử nghiệm chiến trường.
Tạp chí The Diplomat cho rằng Nhật cần bổ sung qua lại nhu cầu bên trong (phát triển khả năng tự bảo đảm an ninh, giảm phụ thuộc vào Mỹ) và nhu cầu bên ngoài (hợp tác chặt chẽ với Mỹ) bằng cách kết hợp xuất khẩu vũ khí và hợp tác sản xuất vũ khí.
Ví dụ tiêu biểu như hợp tác về công nghệ tàu ngầm giữa Úc và Nhật.
Chuyên gia Narushige Michishita, Giám đốc chương trình nghiên cứu về an ninh quốc tế (Viện Nghiên cứu chính trị quốc gia ở Nhật), nhận xét trên tạp chíDefense News: “Khi bán vũ khí chúng ta sẽ có tiền, chúng ta có thể cân bằng với Trung Quốc, củng cố quan hệ với các đối tác và bảo đảm quyền tự quyết của các nước mua vũ khí. Đây là tình huống các bên cùng thắng”.
Mỹ sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và tự do bay qua hay các hạn chế khác trong sử dụng đường biển. Theo báo The Philippine Star ngày 4-10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phát biểu như trên với bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN bên lề kỳ họp thứ 70 của Đại hội đồng LHQ ở New York vào cuối tuần trước.
__________________________________
Mỹ sắp thảo luận chi tiết với Trung Quốc về các biện pháp Trung Quốc đang và sẽ thực hiện để bảo đảm không có bất kỳ hành động quân sự hóa nào trên các đảo đã cải tạo ở biển Đông.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ DANIEL RUSSEL
HOÀNG DUY
Theo PLO.VN