tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 04-10-2015

  • Cập nhật : 04/10/2015

Obama cảnh báo Nga đang tạo ra thảm họa ở Syria

Tổng thống Mỹ Obama hôm qua cảnh báo hoạt động quân sự của Nga ở Syria là một công thức tạo ra thảm họa, đồng thời cho biết Washington sẵn sàng phối hợp với Moscow để giảm căng thẳng.
tong thong my barack obama. anh: reuters.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Vladimir Putin "không phân biệt giữa Nhà nước Hồi giáo (IS) và phe đối lập ôn hòa dòng Sunni muốn ông Assad ra đi", AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại buổi họp báo ở Nhà Trắng, nhắc tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad. "Theo quan điểm của Nga, tất cả đều là khủng bố. Đó là một công thức tạo ra thảm họa".

Nga bắt đầu không kích nhằm vào IS ở Syria từ ngày 30/9, thông báo chiến đấu cơ nước này diệt 8 mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS), trong đó có một trung tâm khủng bố, trong ngày không kích đầu tiên và phá hủy các kho đạn cùng trung tâm chỉ huy IS trong đợt không kích thứ hai diễn ra.

Nga còn phá hủy sở chỉ huy IS ở Hama, một trụ sở khác cùng trung tâm liên lạc tại Aleppo bị thiệt hại, các mục tiêu IS ở Idlib cũng nằm trong số đích ngắm mà Moscow không kích thành công. Hãng thông tấn Nga RIA Novosti đưa tin 107 phiến quân đã bị tiêu diệt, trong đó có ba chỉ huy Mặt trận Nusra, một nhánh của al-Qaeda ở Syria.

Phương Tây nghi ngờ Nga tấn công các nhóm đối lập với chính quyền Assad để hỗ trợ đồng minh. Ông Obama cáo buộc Moscow "chống lưng cho một chế độ bị phần lớn người dân Syria phản đối".

Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ sẽ "tiếp tục hỗ trợ" phe nổi dậy ôn hòa vì họ là bên "có thể nhặt các mảnh ghép dể tạo ra một quốc gia gắn kết" từ hậu quả do Assad để lại. Ông sẵn sàng phối hợp với người đồng cấp Nga Putin nếu Moscow "muốn tìm một giải pháp chính trị" thay vì tăng cường hỗ trợ quân sự cho Assad.

"Chỉ sử dụng biện pháp quân sự, nỗ lực của Nga và Iran nhằm chống đỡ Assad và trấn an người dân, sẽ khiến họ sa lầy", ông Obama nói.

Bộ Quốc phòng Nga và điện Kremlin thông báo chiến đấu cơ Nga hôm qua oanh tạc 6 lần vào các mục tiêu IS và đánh trúng cả Mặt trận Nusra. Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu kêu gọi Nga dừng tấn công lực lượng đối lập, cảnh báo nó có thể khiến cuộc nội chiến ở Syria leo thang.


Máy bay Indonesia mất tích

Hãng hàng không Aviastar của Indonesia hôm nay tuyên bố mất liên lạc với một phi cơ nhỏ chở ít nhất 10 người trên khoang. 
may bay twin otter cua aviastar. anh: aviastarmandiri

Máy bay Twin Otter của AviaStar. Ảnh: AviastarMandiri

Theo Reuters, hãng Aviastar thông báo mất liên lạc với máy bay Twin Otter khi nó đang đi từ Masamba tới Makassar trên đảo Sulawesi. 

Có 10 người ở trên khoang, Wisnu Darjono, một quan chức thuộc cơ quan an toàn hàng không Indonesia, nói. Ông xác nhận giới chức mất liên lạc với máy bay.

Hiện thông tin về số người trên khoang chưa thống nhất giữa các nguồn tin, khi báo Jakarta Post đưa tin có 13 người đi máy bay, gồm ba thành viên tổ bay và 10 hành khách. AP lại cho biết máy bay chở 10 người, gồm ba thành viên tổ bay và 7 hành khách.

AP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Giao thông Indonesia Julius Barata cho biết máy bay mất liên lạc khi đang bay ở tỉnh Nam Sulawesi. Ông cho hay phi cơ mất liên lạc radio khoảng 30 phút trước thời điểm dự kiến hạ cánh ở Makassar, thủ phủ tỉnh Nam Sulawesi.

Một đội cứu hộ vừa được triển khai để tìm kiếm máy bay do hãng hàng không tư nhân sở hữu.

Indonesia, đất nước quần đảo với gần 250 triệu dân, những năm gần đây trải qua nhiều tai nạn về giao thông vận tải, trong đó có tai nạn máy bay, tàu hỏa và phà.


Ông Kim Jong-un đã chọn được cố vấn thân tín?

Chủ nhiệm Ủy ban thống nhất của đảng Lao động Triều Tiên, Kim Yang Gon đi cạnh lãnh đạo Kim Jong-un tại 6 trong số 9 chuyến thị sát kể từ 25.8 tới nay. Giới phân tích nhận định ông đang được lãnh đạo Kim tin dùng.
chu nhiem uy ban thong nhat cua dang lao dong, ong kim yang gon (giua) dang noi len la co van than tin cua nha lanh dao kim jong un - anh: afp

Chủ nhiệm Ủy ban thống nhất của Đảng Lao động, ông Kim Yang Gon (giữa) đang nổi lên là cố vấn thân tín của nhà lãnh đạo Kim Jong un - Ảnh: AFP

Thành tích nổi trội gần đây nhất khiến ông Kim Yang-gon - nhân vật đã lão luyện trên chính trường - “lọt vào mắt xanh” của nhà lãnh đạo trẻ tuổi là cuộc thương lượng với Hàn Quốc sau vụ nã pháo qua biên giới 2 nước vừa qua.
Thông tấn xã Yonhap (Hàn Quốc) thống kê kể từ 25.8, cột mốc 2 miền Triều Tiên đạt được thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng biên giới sau vụ nã pháo, ông Kim Yang-gon đã tháp tùng nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên tại 6 trong số 9 chuyến thị sát thực tế của ông này, trong đó có nhiều chuyến chẳng liên quan gì đến chuyên môn của vị Chủ nhiệm Ủy ban thống nhất, chẳng hạn gần đây nhất là đến một nhà máy dược phẩm vào hôm 30.9 vừa rồi, theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA). Ngoài ra, 2 người còn đi chung đến một nhà máy xử lý bắp và một cửa hàng bách hóa.
Hãng thông tấn UPI dẫn các phân tích của các chuyên gia Hàn Quốc cho biết, ông Kim Yang-gon, người chẳng có họ hàng gì với Kim Jong-un, là nhân vật có bề dày kinh nghiệm thương lượng với Hàn Quốc cũng như các đồng minh hiếm hoi của Triều Tiên. Dẫu xưa nay ông Kim Jong-un tỏ ra chẳng đánh giá cao gì mấy các quan chức lớn tuổi bên trong đảng Lao động, lần này kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế của ông Kim Yang-gon đã được nhà lãnh đạo mới ngoài 30 tuổi tin tưởng.
ong kim yang-gon (phai) cung bo truong thong nhat han quoc jong yong-pyo sau khi dat duoc thoa thuan hom 25.8 - anh: reuters

Ông Kim Yang-gon (phải) cùng Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Jong Yong-pyo sau khi đạt được thỏa thuận hôm 25.8 - Ảnh: Reuters

Theo nội dung cuốn hồi ký của Kim Man-bok, một cựu lãnh đạo tình báo của Hàn Quốc, ông Kim Yang-gon là người đóng vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên trước đây. Dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, ông đã bí mật đến Nhà Xanh để gặp Tổng thống Roh, thảo luận về việc giảm căng thẳng quân sự giữa 2 bên trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh vào năm 2007 giữa ông Roh và nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc bấy giờ là Kim Jong-il.


Đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine phải đợi tới năm 2016

Việc Ukraine cần tổ chức các cuộc bầu cử trong năm nay sẽ khiến thỏa thuận ngừng bắn Minsk dời về năm 2016, Reuters dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande.

tong thong phap hollande (trai) bi quan ve viec hoan tat thoa thuan minsk cuoi nam nay - anh: reuters

Tổng thống Pháp Hollande (trái) bi quan về việc hoàn tất thỏa thuận Minsk cuối năm nay - Ảnh: Reuters

“Vấn đề bầu cử sẽ mất nhiều thời gian. Chúng tôi không muốn cuộc bầu cử tổ chức tại khu vực miền đông Ukraine trong lúc nơi đây không tôn trọng thỏa thuận Minsk”, ông Hollande cho biết trong cuộc họp với lãnh đạo Ukraine, Nga và Đức hôm thứ sáu 2.10.

Cuộc họp bốn bên giữa Tổng thống Pháp Hollande, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Đức Merkel, được tổ chức tại Điện Elysee ở thủ đô Paris của Pháp.

Một trong những nội dung chính của buổi gặp này là bàn về vấn đề xung đột tại miền đông Ukraine giữa quân đội chính phủ và các tay súng nổi dậy ở Donetsk và Luhansk.

Cuộc xung đột nổ ra từ năm 2014 đã làm chết hàng ngàn người. Gần đây, bạo lực có chiều hướng thuyên giảm, nhưng các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng thỏa thuận 12 điểm về hòa đàm Minsk vẫn chưa được đáp ứng.

“Do đó, kể cả lúc này, vì chúng ta cần 3 tháng để tổ chức các cuộc bầu cử nên sẽ không kịp hoàn tất các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ấn định ngày 31.12.2015”, Tổng thống Pháp nói tiếp.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong cuộc họp báo cùng ngày rằng bà mong các bên sẽ giúp đàm phán Minsk diễn ra đúng hạn. Bà Merkel nói Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ hướng tới việc tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử diễn ra theo tinh thần của hòa đàm Minsk, dựa trên luật pháp Ukraine và sự đồng thuận giữa quân chính phủ và quân nổi dậy, theo Reuters.

Trong thỏa thuận Minsk có một điều khoản buộc Ukraine phải phục hồi hoàn toàn quyền kiểm soát biên giới của họ. Hồi đầu tuần, Ukraine và phe ly khai nhất trí việc rút bớt một số loại xe tăng và vũ khí hạng nhẹ.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng việc rút vũ khí sẽ diễn ra vào “sáng mai, vào lúc nửa đêm” (ngày 3.10), và cảm thấy lạc quan sau các cuộc đàm phán tại Paris vừa qua, Reuters cho biết.


Trung Quốc đưa vào sử dụng tàu ngầm hạt nhân

Quân đội Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-2. Chiếc tàu này thuộc lớp tàu ngầm 094 của Bắc Kinh.

mot tau ngam lop 094 cua trung quoc - anh: washingtontimes.com

Một tàu ngầm lớp 094 của Trung Quốc - Ảnh: washingtontimes.com

Báo Hong Kong Ming Pao (Minh Báo) và nhật báo của quân đội Trung Quốc ngày 2-10, UPI dẫn nguồn tin từ Cơ quan tình báo quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nói chiếc tàu này có thể đã được hạ thủy từ tháng 9, nhưng nay mới bắt đầu các chiến dịch tuần tra.

“Khả năng tiến hành các cuộc tuần tra răn đe liên tục là một cột mốc lớn với một cường quốc hạt nhân”, Larry Wortzel, thành viên của ủy ban giúp việc cho Quốc hội Mỹ phụ trách vấn đề an ninh và kinh tế trong quan hệ Mỹ - Trung, trao đổi với Hãng tin Bloomberg.

Ủy ban này nói việc đưa các tàu ngầm vào tuần tra thường xuyên là một bước tiến lớn của Trung Quốc.

Các tên lửa JL-2 có tầm bắn 7.400 km và có thể vươn tới Alaska nếu được phóng đi từ vùng gần Nhật Bản, và đặt toàn bộ 50 bang của nước Mỹ trong tầm bắn nếu được đặt ở phía đông Hawaii.

Anthony Wong, chủ tịch Hiệp hội quân sự quốc tế ở Macau, nói Trung Quốc bắt đầu phát triển tàu ngầm lớp 094 từ năm 1985 và hạ thủy chiếc đầu tiên năm 2005, nhưng Bắc Kinh sau đó đã phải hoãn việc phóng thử tên JL-2.

Wong cho rằng tàu ngầm lớp 094 có thể lặn sâu tới 300 m và Trung Quốc sẽ cần loại tàu này ở Biển Đông để tránh các thiết bị viễn thám tầm gần của Mỹ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục