Moscow: Tuyên truyền chống Nga đang lâm vào bế tắc
Lở đất kinh hoàng chôn vùi hơn 200 gia đình
Trung Quốc bác tin bán thịt người cho châu Phi
Người Triều Tiên đang may quần áo cho... người Mỹ
Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của Obama?
Tin thế giới đọc nhanh tối 17-05-2016
- Cập nhật : 17/05/2016
Mỹ - Nhật - Ấn tăng cường giám sát Trung Quốc trên biển
Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ sắp tiến hành cuộc tập trận hải quân chung nhằm giám sát các hoạt động trên biển ngày càng bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông.
Theo nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm 16-5, cuộc tập trận chung mang tên Malabar này dự kiến diễn ra ngoài tại vùng biển gần tỉnh Okinawa vào giữa tháng 6.
Mục đích của cuộc tập trận là tăng cường quan hệ 3 nước trong lĩnh vực an ninh hàng hải và giám sát các hoạt động trên biển ngày càng bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản tham gia cuộc tập trận Malabar. Cuộc tập trận này lần đầu tiên được tổ chức giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ hồi năm 1992.
Ngoài ra, nguồn tin còn cho biết lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản có kế hoạch mở rộng mức độ tham gia trong cuộc tập trận này, như tham gia các cuộc tập trận phòng không, chống ngầm, tìm kiếm và cứu hộ.
Nhật Bản sẽ cùng với Mỹ, Hàn Quốc tổ chức diễn tập chung đầu tiên chống tên lửa trong tháng 6. Ảnh: SPUTNIK
Cũng trong tháng tới, Nhật Bản sẽ cùng với Mỹ, Hàn Quốc tổ chức diễn tập chung đầu tiên tập trung nhằm hợp tác phát hiện dấu hiệu phóng tên lửavà theo dõi quỹ đạo tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.
Một quan chức quốc phòng Hàn Quốc sáng nay 16-5 cho biết cuộc tập trận chung sẽ bắt đầu vào ngày 28-6, được tổ chức bên lề cuộc tập trận hải quân đa quốc gia 2 năm một lần mà Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tham gia, diễn ra tại vùng biển Hawaii từ tháng 6 đến tháng 8.
Trước đây, 3 nước từng tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm và cứu hộ. Theo một quan chức Hàn Quốc, cuộc tập trận chung đầu tiên này sẽ có sự tham dự của các tàu lớp Aegis của 3 nước nhưng sẽ không bao gồm huấn luyện đánh chặn tên lửa.
Việc Hàn Quốc tham gia vào các cuộc diễn tập chống tên lửa có khả năng dẫn đến sự phản đối từ Trung Quốc khi Bắc Kinh từng chỉ trích Nhật Bản và Mỹ mở rộng ảnh hưởng quân sự tại khu vực này. Mới đây, Trung Quốc xem ý định triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở Hàn Quốc là mối đe dọa đến an ninh quốc gia.
Thời gian gần đây, Bình Nhưỡng gây nhiều quan ngại quốc tế khi tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4 trong tháng 1 và phóng tên lửa tầm xa trong tháng 2. Vào năm 2014, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản ký hiệp định đầu tiên về chia sẻ thông tin tình báo nhằm tăng cường đối phó mối đe dọa hạt nhân và tên lửa gia tăng từ Triều Tiên.
Khủng bố Al-Qaeda đe dọa ám sát Bill Gates
Tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda kêu gọi ám sát các doanh nhân và chủ doanh nghiệp hàng đầu Mỹ nhằm phá hoại kinh tế Mỹ, theo các nhà phân tích Viện Nghiên cứu truyền thông Trung Đông (MEMRI) ngày 15-5. MEMRI đưa ra thông báo này sau khi phân tích bài viết đưa trên tạp chí trực tuyến Inspire của Al-Qaeda ngày 14-5.
Bài viết này có tựa đề Ám sát chuyên nghiệp và tựa nhỏ là Ám sát tại quê hương cùng ảnh vẽ minh họa một tên giết người trùm đầu đang đứng bên ngoài nhìn đe dọa một ngôi nhà sang trọng.
Trong các bức ảnh tiếp theo trong bài viết có ảnh nhà sáng lập Tập đoàn Microsofl Bill Gates nhuốm đầy máu cùng với một khẩu súng trường bên cạnh.
MEMRI dẫn lời nhân vật tên Yahya Ibrahim biên tập bài viết cho rằng “ám sát là một cách tiến hành chiến tranh hiệu quả”, “Nhà tiên tri đã ra lệnh dùng biện pháp này giết những tên tội phạm đứng đầu… Và giờ chúng ta đi theo cách nhà tiên tri đối xử với kẻ thù cũng như bạn bè”.
Bài viết hy vọng bài viết này sẽ dẫn tới phát triển mạng lưới những tên khủng bố riêng lẻ chuyên nghiệp ở nước ngoài, cụ thể là ở Mỹ.
Trong bài viết, Al-Qaeda cho biết sẽ không bao giờ hạ vũ khí đến chừng nào hoàn thành được nhiệm vụ thánh Allah đặt ra. Al-Qaeda quyết định sẽ tiếp tục chiến đấu và đánh bại người Mỹ với các chiến dịch khủng bố do các nhóm khủng bố có tổ chức cũng như do các phần tử khủng bố riêng lẻ thực hiện. Al-Qaeda sẽ truy đuổi Mỹ trên chính đất Mỹ.
MEMRI cho biết bài viết cung cấp thông tin và hướng dẫn chi tiết về việc chuẩn bị và thực hiện tấn công nhắm vào các mục tiêu ám sát. Bài viết nhấn mạnh một mục tiêu ám sát phải được lên nhiều kế hoạch để lựa chọn, điều này sẽ mang lại cơ hội thành công cao hơn cũng như tăng tính chuyên nghiệp của vụ ám sát.
Bên cạnh kêu gọi ám sát các doanh nhân hàng đầu Mỹ, bài viết còn khuyến khích những phần tử khủng bố cầm dao tấn công người Mỹ ngoài đường phố như cách một số người Palestine đã đâm người Israel. Bài báo cũng nêu chi tiết cách chế tạo bom.
Inspire được AQAP lập ra từ năm 2010, do các chi nhánh Al-Qaeda ở Yemen và ở bán đảo Ả Rập (AQAP) chịu trách nhiệm xuất bản. AQAP là chi nhánh đầu tiên của Al-Qaeda có sáng kiến trình bày các tạp chí của Al-Qaeda bằng tiếng Anh để hướng tới những kẻ ủng hộ ở phương Tây.
Gia đình ông Ôn Gia Bảo phủ nhận liên quan 'Hồ sơ Panama'
>
Mỹ, Nhật, Hàn diễn tập chống tên lửa Triều Tiên, Trung Quốc lo ngại
Bà Merkel có thể “khiến châu Âu bị Thổ Nhĩ Kỳ tống tiền”
Một số chính khách Đức cáo buộc Thủ tướng Angela Merkel đẩy châu Âu vào thế phụ thuộc quá nhiều vào Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng di dân.
Theo họ, điều này có nguy cơ khiến Liên minh châu Âu (EU) bị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan "tống tiền"
Nhận định này đưa ra sau khi Ankara từ chối nhượng bộ yêu cầu của EU về việc kiềm chế luật chống khủng bố cứng rắn.
Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần rồi cho biết các cuộc đàm phán về thỏa thuận miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đổi lấy việc Ankara ngăn dòng người di cư bất hợp pháp đến châu Âu đã bị đình trệ và EU phải tìm ra "công thức mới" để cứu vãn thỏa thuận.
Thủ tướng Đức Angela Merkel là người dẫn đầu những nỗ lực của EU để đảm bảo thỏa thuận ký hồi tháng 3 diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, bà Merkel đang bị chỉ trích bởi chính sách nhập cư tự do của mình, dẫn đến kết quả Berlin phải tiếp nhận hơn 1 triệu người di cư hồi năm ngoái.
Gần đây, bà Merkel tiếp tục hứng chịu sự lên án của các đồng minh bảo thủ lẫn Đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) theo đường lối chống nhập cư. Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) Horst Seehofer tuyên bố ông không chống lại các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nghĩ rằng quá phụ thuộc vào Ankara là điều nguy hiểm.
Trong khi đó, thành viên Đảng Linke cánh tả đối lập Sahra Wagenknecht cáo buộc bà Merkel tự ý đàm phán thỏa thuận mà không tham khảo ý kiến của các đối tác châu Âu.
Đồng lãnh đạo Đảng Xanh Cem Oezdemir có phần nặng lời hơn khi chỉ trích bà Merkel đặt châu Âu vào tình thế nguy hiểm bởi có thể bị Thổ Nhĩ Kỳ “tống tiền”.
Các thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) cũng bày tỏ mối quan tâm. Nghị sĩ Carsten Schneider nhận xét bà Merkel đã đặt Thổ Nhĩ Kỳ làm chìa khóa cho các chính sách di cư của mình. Do vậy, nếu Tổng thống Tayyip Erdogan từ chối hợp tác, mức độ cô lập của Đức tại châu Âu sẽ trở nên rõ ràng một lần nữa.
Nghị sĩ Thorsten Schaefer-Guembel thì nhấn mạnh bà Merkel không nên “khấu đầu” trước ông Erdogan.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier của SPD trong cuộc phỏng vấn với báo Tagesspiegel đã khẳng định Ankara vẫn là nước quan trọng trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư châu Âu. “Chúng tôi cần hợp tác đến mức độ nào đó nếu không muốn tránh tái diễn tình hình như hồi năm ngoái” – Ngoại trưởng Steinmeier nói.
Trong một diễn biến liên quan, cảnh sát Đức phát hiện một cái đầu heo ở lối vào văn phòng của bà Merkel tại thị trấn Đông Bắc Stralsund hôm 14-5. Chi tiết vụ việc đang được điều tra.
Một cuộc thăm dò của INSA công bố hôm 11-5 cho thấy gần một nửa người Đức không muốn bà Merkel tiếp tục làm thủ tướng sau cuộc bầu cử vào năm tới.