tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 18-05-2016

  • Cập nhật : 18/05/2016

Trung Quốc vung tiền khắp thế giới

Trung Quốc đang ráo riết chi hàng trăm tỉ USD cho hàng loạt thương vụ ở nước ngoài với quy mô không khỏi gây quan ngại.

Một nghiên cứu công bố hôm 16-5 của tổ chức Asia Society và Công ty Rosen Consulting Group (đều ở Mỹ), cho thấy người Trung Quốc đang tăng tốc mua nhà ở và bất động sản thương mại ở Mỹ. Trong giai đoạn 2010-2015, tổng số tiền người Trung Quốc bỏ ra lên đến 110 tỉ USD.

Các nhà nghiên cứu cho rằng con số thực tế có thể lớn hơn nhiều do không xác định được các giao dịch qua những công ty bình phong cũng như các quỹ đầu tư mờ ám.

Cùng ngày, Ngân hàng ICBC Standard (Trung Quốc) thông báo đang tiến hành mua hầm chứa kim loại quý khổng lồ ở thủ đô London - Anh của Ngân hàng Barclays. Căn hầm nói trên thuộc loại lớn nhất châu Âu, nằm tại một địa điểm bí mật ở London và có thể cất trữ 2.000 tấn vàng cùng các kim loại quý khác. Nó chứa được số vàng trị giá lên tới 90 tỉ USD theo thời giá hiện tại. Thương vụ dự kiến hoàn tất vào tháng 7 nói trên được tiết lộ chưa đầy 1 tuần sau khi ICBC Standard tham gia hệ thống thanh toán bù trừ kim loại quý tại London.

tap doan bao hiem anbang cua trung quoc da mua khach san waldorf astoria noi tieng o tp new york voi gia 1,95 ti usd nam 2015 anh: ap

Tập đoàn Bảo hiểm Anbang của Trung Quốc đã mua khách sạn Waldorf Astoria nổi tiếng ở TP New York với giá 1,95 tỉ USD năm 2015 Ảnh: AP

Động thái trên giúp ICBC Standard - được thành lập năm ngoái sau khi Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) mua cổ phần kiểm soát Ngân hàng Standard Bank (Nam Phi) - trở thành ngân hàng đầu tiên của Trung Quốc sở hữu một hầm chứa vàng ở London. Điều đó không chỉ giúp nó tiến gần thị trường bán buôn vàng không qua sàn giao dịch (OTC) lớn nhất thế giới (về khối lượng giao dịch) mà còn dễ dàng tiếp cận khách hàng phương Tây hơn.

“Một số người, đặc biệt là khách hàng phương Tây, muốn cất vàng ở London hơn là giao vào các kho ở Trung Quốc” - ông Mark O’Byrne, Giám đốc Công ty GoldCore (Ireland), nhận định.

Trong khi đó, dự án tuyến đường sắt lớn nhất châu Phi trị giá 13,8 tỉ USD do Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) tiến hành tại Kenya cũng đang hoàn thiện giai đoạn đầu tiên, tức kết nối cảng Mombasa của Kenya ở Ấn Độ Dương với thủ đô Nairobi. Đây được xem là dự án tham vọng nhất tại Kenya kể từ khi quốc gia Đông Phi này giành độc lập năm 1963.

Tuy nhiên, dự án vẫn chưa hết gây tranh cãi vì nó chạy qua khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã của Kenya. Ngoài ra, hàng tỉ USD cũng được các doanh nghiệp Trung Quốc vung ra nhằm thâu tóm cảng biển trên khắp thế giới, từ cảng Piraeus lớn nhất Hy Lạp cho đến các cảng quan trọng ở Algeria, Úc, Canada, Pakistan…


Mỹ cần làm nhiều hơn để chặn Trung Quốc ở biển Đông

Hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở biển Đông không thôi vẫn chưa đủ và chính quyền Mỹ cần phải làm nhiều hơn để đối phó sự khiêu khích của Trung Quốc ở đó.

Đó là nhận định của giáo sư Julian Ku từ Trường ĐH Luật Hofstra (Mỹ), phó giáo sư M. Taylor Fravel tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và chuyên gia cao cấp Malcolm Cook của Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Yusof Ishak (Singapore).

Theo các nhà phân tích này, căng thẳng đang gia tăng trên biển Đông, đơn cử như Trung Quốc đã tung nhiều máy bay “xua đuổi” tàu khu trục của Mỹ khi tàu này áp sát khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mới đây.

Nói như giáo sư Julian Ku, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bắt đầu đưa ra các lập luận nhằm cô lập Mỹ về mặt pháp lý. Chỉ rõ sự khác biệt giữa tàu thương mại và quân sự, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng “không một quốc gia, ngoại trừ Mỹ tin rằng tàu quân sự của họ có thể hoạt động bất cứ nơi nào họ muốn, điều đi ngược lại luật pháp quốc tế”.

Vì thế, có thể nhận thấy Bắc Kinh đã có sự thay đổi trong chiến lược ngoại giao, chuyển từ phàn nàn về "hành động xâm phạm chủ quyền của Mỹ" sang diễn giải Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) sao cho có lợi cho mình. .

 Trung Quốc từng tung nhiều máy bay “xua đuổi” tàu khu trục của Mỹ khi tàu này áp sát khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: FOREIGN POLICY

Trung Quốc từng tung nhiều máy bay “xua đuổi” tàu khu trục của Mỹ khi tàu này áp sát khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: FOREIGN POLICY

Phó giáo sư Taylor Fravel cũng đồng tình với giáo sư Julian Ku về những hạn chế của FONOP trong việc kiềm chân Trung Quốc ở biển Đông.

Theo ông, FONOP ngay từ đầu chưa bao giờ được thiết lập như một công cụ trong các cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và hàng hải liên quan đến bên thứ ba. Dù vậy, ở biển Đông, FONOP có thể được sử dụng để khẳng định quyền tự do đi lại trước những tuyên bố chủ quyền thái quá.

Thời gian qua, hoạt động này được thông tin rộng rãi. Tuy nhiên, do chúng được xem là một hoạt động quân sự nên Bộ Quốc phòng Mỹ hầu như không bao giờ công bố chi tiết về chúng. Trong trường hợp Lầu Năm Góc thay đổi lập trường này, FONOP có thể bị xem là hành động thách thức Trung Quốc, có nguy cơ dẫn đến hành động trả đũa.

Chuyên gia Malcolm Cook cho rằng vấn đề lớn nhất là Mỹ đang đơn thương độc mã thực thi FONOP ở biển Đông nên hành động này bị xem là một phần nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế Bắc Kinh. Vì thế, theo ông Cook, FONOP sẽ trở nên hiệu quả và có sức nặng hơn nếu nhận được sự ủng hộ của những nước Đông Nam Á cũng như Nhật Bản và Úc


Trung Quốc thừa nhận sai lầm của Cách mạng Văn hóa

Sau 50 năm xảy ra thảm kịch Cách mạng Văn hóa, Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu lên tiếng thừa nhận phong trào đó hoàn toàn là một sai lầm.

Cách mạng Văn hóa do cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khởi xướng năm 1966.

50 năm kể từ khi xảy ra thảm kịch Cách mạng Văn hóa, lần đầu tiên phía giới chức Trung Quốc thừa nhận đó là một đường lối chính sách “hoàn toàn sai lầm”.

Theo trang Financial Times, trong số báo mới của tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của Ban chấp hàng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có viết “Lịch sử đã chứng minh cuộc cách mạng văn hóa hoàn toàn là một sai lầm. Dù hiểu theo nghĩa nào thì nó chưa bao giờ được coi là một tiến trình cách mạng đúng nghĩa. Chúng ta sẽ không được phép tái diễn lại sai lầm như thế”.

Bài báo còn nhấn mạnh: "Chúng ta phải ghi nhớ các bài học lịch sử từ cuộc cách mạng, kiên trì đi theo nghị quyết của đảng và ngăn chặn đấu tranh sự can thiệp từ cánh tả cũng như cánh hữu xung quanh vấn đề này”.

Phong trào Cách mạng Văn hóa do cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khởi xướng nhằm loại bỏ những phần tử "tư sản tự do" để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng, mục đích thâu tóm quyền lực tuyệt đối. Chiến dịch cứng rắn này đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh giai cấp, khiến mọi người quay ra chống đối lẫn nhau, khiến đất nước Trung Quốc rơi vào tình trạng 10 năm hỗn loạn bạo lực, 36 triệu người bị đày ải và hơn 1 triệu người thiệt mạng. Đường lối này của ông thường được nhận xét “70 phần trăm đúng và 30 phần trăm sai.”

Các phần tử cực đoan chuẩn bị gây bất ổn tại Crimea

Một nhóm phần tử cực đoan từ Ukraine đã xâm nhập vào Crimea hòng lên kế hoạch gây bất ổn tình hình trên bán đảo này.

ong ruslan baalbek.

Ông Ruslan Baalbek.

Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Crimea Ruslan Baalbek ngày 17/5 nói với phóng viên Sputnik rằng hàng chục phần tử cực đoan từ Ukraine đã xâm nhập Crimea để gây bất ổn tình hình trên bán đảo trong ngày tưởng niệm các nạn nhân bị trục xuất của người Tatar-Crimea.

Ông Baalbek nói: "Chúng tôi đã nhận được tín hiệu chính xác, các nhân viên thực thi pháp luật hiện đang làm việc với thông tin này. Có khoảng 30 đối tượng từ Perekop (biên giới địa lý của Ukraina và Crimea) đã qua huấn luyện ở chỗ nhóm khủng bố Lenur Islyamov và đến Crimea".

Tuy nhiên, Trưởng Công tố Crimea Natalia Poklonskaya đã bình luận về ý kiến của ông Ruslan Baalbek, cho rằng hiện không có lý do gì để hoảng loạn.


Áo có Thủ tướng mới

Ngày 17/5, Giám đốc điều hành Công ty Đường sắt Liên bang Christian Kern đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Áo, trong động thái mà chính phủ theo đường lối trung dung hy vọng có thể giúp ngăn chặn sự nổi lên của phe cực hữu.

cuu thu tuong ao werner faymann (trai) trong cuoc gap voi ong christian kern (phai) tai vienna ngay 21/9/2015. anh: afp/ttxvn

Cựu Thủ tướng Áo Werner Faymann (trái) trong cuộc gặp với ông Christian Kern (phải) tại Vienna ngày 21/9/2015. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Kern, 50 tuổi, sẽ thay thế người tiền nhiệm là Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (SPOe) Werner Faymann, người vừa quyết định từ chức hôm 9/5 sau những kết quả bỏ phiếu đáng thất vọng.

Ông Kern trở thành Thủ tướng mới của Áo chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Áo vòng hai vào ngày 22/5 tới, với sự cạnh tranh giữa ứng viên đảng Tự do (FPOe) cực hữu Norbert Hoffer và ứng viên Alexander van der Bellen được Đảng Xanh hậu thuẫn. Trong khi đó, liên minh cầm quyền giữa SPOe và Đảng Nhân dân (OeVP) theo đường lối bảo thủ đã thất bại ngay từ vòng đầu với việc ứng cử viên của họ chỉ giành được 11% số phiếu bầu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục