tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 19-05-2016

  • Cập nhật : 19/05/2016

Moscow: Tuyên truyền chống Nga đang lâm vào bế tắc

 Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng cuộc biểu quyết của hội đồng tỉnh Veneto của Italy về các biện pháp trừng phạt Nga cho thấy rằng công tác tuyên truyền chống Nga của phương Tây không đạt được mục tiêu.
phat ngon vien bo ngoai giao nga maria zakharova.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng cuộc biểu quyết của hội đồng tỉnh Veneto của Italy về các biện pháp trừng phạt Nga cho thấy rằng công tác tuyên truyền chống Nga của phương Tây không đạt được mục tiêu của mình, Sputnik đưa tin.
Ngày 18/5, Quốc hội khu vực tại Venice sẽ xem xét tài liệu có mục công nhận Crimea là một phần lãnh thổ Nga. Trong trường hợp cuộc bỏ phiếu có kết quả tích cực, Venice sẽ là khu vực đầu tiên ở châu Âu thừa nhận trạng thái mới của bán đảo.
"Việc bỏ phiếu về nghị quyết tại Hội đồng khu vực Veneto và các quá trình chính trị khác, chẳng hạn như các cuộc thăm dò ý kiến, trưng cầu dân ý ở Hà Lan - tất cả những điều đó cho thấy rằng quá trình tuyên truyền chống Nga trong bối cảnh Ukraine không những lâm vào bế tắc, mà còn bắt đầu quay theo hướng ngược lại chống những ai khởi động chương trình này", bà Maria Zakharova cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia.

Lở đất kinh hoàng chôn vùi hơn 200 gia đình

Hôm 18/5, Hội chữ thập đỏ Sri Lanka cho biết, một vụ lở đất nghiêm trọng tại Aranayake, Sri Lanka đã chôn vùi 3 ngôi làng Siripura, Pallebage và Elagipitya, khiến hơn 200 gia đình mất tích.

Ông Pradeep Kodippili, phát ngôn viên trung tâm xử lý thảm họa quốc gia cho biết, các nạn nhân đã bị đất đá vùi lấp vào đêm 17/5, khi đang ngủ.

Khu vực xảy ra lở đất cách thủ đô Colombo khoảng 72 km. Theo cơ quan này, đến nay đã tìm thấy 13 thi thể, nâng tổng số người thiệt mạng do mưa lũ tại quốc gia này trong những ngày qua lên con số 24 người.

Hiện quân đội, cảnh sát và nhân viên cứu nạn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân mất tích, nhưng công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn do mưa lớn và địa hình hiểm trở.

hien truong vu lo dat.

Hiện trường vụ lở đất.

Mưa lớn kéo dài trong hơn 3 ngày qua đã gây sạt lở đất và lũ quét, khiến hơn 130.000 người phải sơ tán khẩn cấp. Hiện nhiều khu vực vẫn đang bị nước lũ cô lập.

Theo người dân Sri Lanka, đây là đợt mưa lũ tồi tệ nhất trong vòng 6 năm trở lại đây tại quốc gia này.


Trung Quốc bác tin bán thịt người cho châu Phi

Một quan chức cấp cao Trung Quốc bác bỏ thông tin trên truyền thông Zambia rằng Trung Quốc đã bán thịt người như thực phẩm ở châu Phi.
dai su trung quoc tai zambia yang youming (trai) va ngoai truong zambia harry kalaba. anh: reuters

Đại sứ Trung Quốc tại Zambia Yang Youming (trái) và Ngoại trưởng Zambia Harry Kalaba. Ảnh: Reuters

Mạng xã hội và truyền thông Zambia dẫn lời một phụ nữ Zambia giấu tên sống ở Trung Quốc khuyến cáo người dân ngừng mua thịt bò ướp muối của Trung Quốc.

Người phụ nữ nói rằng công ty thịt bò Trung Quốc đã thu thập thi thể, ướp rồi đóng gói chúng trong hộp được dán nhãn là thịt bò ướp muối và gửi chúng đến châu Phi.

Theo Xinhua, đại sứ Trung Quốc tại Zambia, Yang Youming, hôm qua ra tuyên bố, nói rằng những người có động cơ xấu đã cố gắng phá hủy quan hệ đối tác lâu dài giữa Zambia và Trung Quốc.

"Hôm nay, một tờ báo lá cải địa phương đã công khai phát tán tin đồn, nói rằng Trung Quốc dùng thịt người để làm thịt bò muối và bán cho châu Phi. Đây hoàn toàn là lời vu khống và phỉ báng hiểm độc. Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi", ông nói .

"Chúng tôi bày tỏ sự phẫn nộ và lên án mạnh mẽ nhất hành động như vậy", ông Yang nói thêm.

Đại sứ Trung Quốc đã yêu cầu cơ quan chính phủ có liên quan tại Zambia điều tra báo đưa tin và nguồn gốc tin đồn. Thứ trưởng Quốc phòng Zambia Christopher Mulenga hứa rằng chính phủ nước này sẽ điều tra vụ việc.

"Chính phủ Zambia hối tiếc về việc này", ông nói. "Chúng tôi đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ có liên quan sẽ điều tra và đưa ra một tuyên bố toàn diện".


Người Triều Tiên đang may quần áo cho... người Mỹ

Nhiều công ty Trung Quốc đang thuê lại nhân công Triều Tiên để gia công quần áo cho các thương hiệu Mỹ lớn như Calvin Klein, Burberry, Levi's... để xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Âu.
cong nhan may mac trieu tien tai mot nha may cua han quoc tai khu cong nghiep kaesong cua 2 nuoc thoi con hoat dong.reuters

Công nhân may mặc Triều Tiên tại một nhà máy của Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaesong của 2 nước thời còn hoạt động.Reuters

Hãng tin UPI ngày 17/5 dẫn một nguồn tin từ Trung Quốc cho biết nhiều người Triều Tiên đang được thuê làm việc cho các công ty gia công Trung Quốc nằm gần biên giới với Triều Tiên. 

Chẳng hạn như công ty may mặc của Trung Quốc Mei Dao đang thuê hàng trăm người Triều Tiên làm việc cho họ. Mei Dao bắt đầu thuê người Triều Tiên từ năm 2012, ban đầu chỉ 54 người nhưng sau đó con số này ngày càng tăng.
Một công ty khác của Trung Quốc là Phoenix Gold cũng thuê 800 nhân công từ Triều Tiên. Công ty này có 1.200 công nhân cả thảy.
Giá nhân công rẻ là lý do mà nhiều công ty Trung Quốc chuyên thực hiện các đơn hàng từ Mỹ, châu Âu và Nhật thuê người Triều Tiên làm việc.
Một nguồn tin khác từ Trung Quốc còn cho biết một công ty tại tỉnh Hồ Nam chuyên cung cấp mặt kính điện thoại thông minh cho các hãng như Apple và Nokia cũng thuê người Triều Tiên làm việc.
Người Triều Tiên đang may quần áo cho người Mỹ - ảnh 2
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm một nhà máy trong nước Reuters
Thống kê của một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách ở Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên hiện đưa chừng 50.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Còn NKDB, một tổ chức nhân quyền ở Hàn Quốc cho rằng hầu hết người lao động không tự nguyện bởi họ chỉ được giữ lại từ 10% trở xuống mức lương tháng, số còn lại phải nộp cho chính quyền. Tính ra mỗi năm họ nộp cho chính quyền đến 300 triệu USD, theo NKDB.

Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của Obama?

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 23-25/5 và sau đó dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ise-shima, Nhật Bản.

Trong bài viết hôm 17/5, tờ Giải phóng Nhật báo của Thành ủy Thượng Hải, Trung Quốc đã đánh giá ý nghĩa chuyến công du của Obama đối với cục diện châu Á, trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague sắp có phán quyết về vụ kiện biển Đông.

Việt Nam là "điểm tựa" quan trọng đối với Mỹ

Chuyên gia Sở nghiên cứu an ninh và chiến lược thuộc Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, ông Thành Hán Bình nhận định:

"Obama lựa chọn Việt Nam là điểm đến như một động thái 'lấp đầy khoảng trống', bởi ông không muốn để lại điều gì hối tiếc khi kết thúc nhiệm kỳ."

Theo ông Thành, bên cạnh nỗ lực để lại di sản ngoại giao cho người kế nhiệm, chuyến công du Việt Nam của Obama mang theo hàng loạt suy tính thực tế.

(anh: getty images)

(Ảnh: Getty Images)

Đầu tiên, Việt Nam vừa chuyển giao bộ máy lãnh đạo mới sau Đại hội 12, Mỹ đã thông qua nhiều vòng tiếp xúc để "mở đường" cho chuyến thăm của Obama, xây dựng mối liên hệ giữa Washington với thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam.

Thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ vào tháng 7 năm ngoái, và chuyến thăm của Tổng thống Mỹ là hành động đáp lễ.

Cuối cùng, Thành Hán Bình cho rằng Obama thăm Việt Nam trong bối cảnh quân đội Mỹ mới đây đã tiến hành cuộc tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông lần thứ ba, cho thấy lập trường của Mỹ ủng hộ bên nào trên Biển Đông.

Trong khi đó, Phó giám đốc Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Giáo sư Kim Xán Vinh bình luận trên Giải phóng Nhật báo rằng chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ trong tương lai sẽ "ngả" hơn về các nước như Việt Nam, Indonesia...

Ông Kim lập luận, các quốc gia khu vực Đông Nam Á có thể chia làm hai nhóm: Các nước trên lục địa và các nước trên biển. Việt Nam là quốc gia mang cả hai thuộc tính trên.

"Là một nước có năng lực công nghiệp vượt qua Indonesia và sức mạnh quân sự hơn Philippines, Việt Nam có đủ tư cách trở thành 'điểm tựa' trong chiến lược 'xoay trục' của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á," học giả này đánh giá.

Cùng ngày 17, Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Ben Rhodes cho biết chuyến thăm Việt Nam, và sau đó là Nhật Bản, của ông Obama mang ý nghĩa biểu trưng, thể hiện nước Mỹ đang có cái nhìn đúng đắn về lịch sử, hướng về tương lai.

Ông Rhodes nói, người dân Mỹ nên cảm thấy tự hào vì giá trị của chuyến đi này.

Mặc dù Mỹ-Nhật đã trải qua xung đột khốc liệt trong Thế chiến II, nhưng ngày nay Tokyo đã trở thành đồng minh thân cận của Mỹ. Dù cái giá của Chiến tranh Việt Nam đối với Mỹ rất đắt và còn nhiều tranh cãi, nhưng Việt Nam cũng đã trở thành một đối tác của Washington.

"Nếu bạn nhìn vào mối quan hệ hợp tác thương mại, mậu dịch, chiến lược cũng như giữa người dân Mỹ và Việt Nam, có thể thấy song phương sẽ tiến thêm một bước thắt chặt mối liên hệ.

Điều này cho thấy chuyến thăm của Tổng thống không phải vì quá khứ, mà là vì tương lai," Ben Rhodes phát biểu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục