tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 17-05-2016

  • Cập nhật : 17/05/2016

Nga tố Mỹ “dối trá và gian lận” khi triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu

Bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết, việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu là gian lận, Sputnik đưa tin.
ba maria zakharova.

Bà Maria Zakharova.

Washington và các đối tác phương Tây của Moscow đã vi phạm các thỏa thuận hiện có và lập ra hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố khi phát biểu trên truyền hình và gọi những hành động đó là gian lận.
"Những gì chúng ta nhìn thấy từ các đối tác phương Tây không thể gọi là sự phản bội, vì sự phản bội chỉ đến từ những người thân cận. Đó là những bước gian lận và vi phạm thỏa thuận. Bất chấp quan điểm của phía Nga, họ dối trá và gian lận nói rằng hệ thống phòng thủ này không phải được tạo ra để chống Nga mà chỉ chống Iran", nhà ngoại giao Nga cho biết.
Đại diện của Bộ Ngoại giao cảnh báo rằng xuất phát từ tình hình như vậy, Moskva có quyền thực hiện các biện pháp trả đũa.
"Xét theo tình hình hiện nay, tất nhiên, chúng tôi có quyền thực hiện các bước trả đũa," bà Zakharova nhấn mạnh.

Carl Thayer: 'Trung Quốc sẽ lợi dụng bầu cử Mỹ để hung hăng hơn trên Biển Đông'

Bắc Kinh có thể có những hành động kiên quyết hơn, trước khi ông Barack Obama rời Nhà Trắng, nhằm tránh gây căng thẳng với tân tổng thống Mỹ.
chien ham cua my tuan tra sat dao chu thap do trung quoc xay dung trai phep tuan truoc. anh: ap

Chiến hạm của Mỹ tuần tra sát đảo Chữ Thập do Trung Quốc xây dựng trái phép tuần trước. Ảnh: AP

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, trao đổi với VnExpress về ý đồ của Washington khi điều tàu USS William P. Lawrence đến tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa. 

- Vì sao Mỹ chọn thời điểm này để thực hiện tuần tra?

- Việc Washington thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải (FONOP) lần thứ ba này khá bất ngờ vì quan chức Mỹ từng tuyên bố chuyến thứ ba bị hoãn lại. Có hai giả thuyết: Một là việc ngưng chuyến thứ ba khiến một số nghị sĩ Quốc hội chỉ trích chính quyền của Tổng thống Barack Obama, do đó quyết định đã thay đổi. Hai là các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đã cảnh báo rằng Trung Quốc có ý đồ thực hiện một số hành động tại bãi cạn Scarborough. Do đó chuyến FONOP thứ ba này được thông qua nhằm đưa ra tín hiệu với Bắc Kinh "cần phải lùi lại". 

Đá Chữ Thập là một tổng hành dinh tác chiến được nhắm tới dành cho các lực lượng của Trung Quốc ở Trường Sa. Các thông tin bị rò rỉ của truyền thông tại Washington và Canberra cho thấy Trung Quốc chuẩn bị hành động để "thể hiện sự tức giận của mình" với quyết định sắp tới của Tòa trọng tài thường trực (PCA) với vụ kiện của Philippines.

Mỹ quan ngại về hoạt động khảo sát của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough của Philippines. Mỹ và Australia cũng lưu ý đến việc một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đến thăm khu vực này. Chuyến thăm tương tự gần nhất diễn ra vào 2014 khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Mỹ đã tăng áp lực với Trung Quốc bằng cách đưa các máy bay A-10 và HH-60 từ Philippines đến tuần tra gần bãi cạn Scarborough. Điều này được thực hiện để ngăn cản Bắc Kinh.

- Trung Quốc đã điều hai chiến đấu cơ và ba tàu chiến đã theo sát tàu Mỹ gần đá Chữ Thập, yêu cầu rời khỏi khu vực. Ông đánh giá thế nào về phản ứng lần này của Trung Quốc?

- Trung Quốc luôn cảnh báo tàu Mỹ ở Biển Đông bất kể họ đi qua hay thực hiện việc tuần tra. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đánh giá Trung Quốc lần này hành xử "chuyên nghiệp hơn" khi không gây ra những cuộc chạm trán nguy hiểm.

Các hành động của Trung Quốc đều nằm trong một trò chơi. Trong tất cả các vụ việc, chiến dịch của Trung Quốc là tuyên bố một cách giả dối rằng họ "đuổi Mỹ ra khỏi khu vực". Kiểu hành động này là "sự bình thường mới" giữa hai lực lượng quân sự. Hành động của Trung Quốc cũng là sự "thể hiện" nhằm tuyên truyền cho dư luận trong nước.

- Dự báo của ông về diễn biến trên biển từ nay đến cuối năm? 

- Thực tế thì ASEAN, nước có tranh chấp hay Mỹ không ngăn chặn được Trung Quốc tiếp tục củng cố hiện diện của mình ở Biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra một cuộc tấn công về mặt ngoại giao để thuyết phục các nước nhỏ hơn xác nhận về mặt chính trị rằng "các cường quốc bên ngoài không nên liên quan đến tranh chấp ở đây". Trung Quốc đã xoay xở để xây dựng xong các đảo nhân tạo và đối phó được với sự quấy rầy với các tàu quân sự, máy bay cũng như ngư dân Philippines. 

Căng thẳng ở Biển Đông sẽ tăng rõ rệt khi PCA đưa ra quyết định về vụ kiện của Philippines. Trung Quốc sẽ bác bỏ hoàn toàn và có thể thực hiện một số hành động khiêu khích để thể hiện rằng "luật pháp quốc tế không thể kiềm chế các hành động của họ". 

Mỹ sẽ dẫn đầu cộng đồng quốc tế trong việc lên án Trung Quốc về các hành động này. Trung Quốc sẽ lợi dụng việc Mỹ và Philippines đang thực hiện chuyển giao quyền lực để có những thay đổi trên biển. Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ hành động trước khi Obama rời Nhà Trắng, nếu không các động thái của Trung Quốc sẽ được coi là thách thức trực tiếp với tân tổng thống Mỹ. Điều này có thể gây nên sự xung đột với lãnh đạo mới của Nhà Trắng.

- PCA sẽ đưa ra phán quyết thế nào? 

- Tòa án có thể đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines về hiện trạng các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm giữ, cho thấy một số bị chìm khi thủy triều lên và một số khác là đá. Có thể PCA sẽ đưa ra quyết định nước đôi và do đó dẫn tới nhiều vấn đề cần được giải quyết. Điều này có thể mở ra cánh cửa khôi phục thảo luận giữa Bắc Kinh và Manila.

Tổng thống mới đắc cử của Philipines Rodrigo Duterte đã tuyên bố rằng ông sẽ bảo vệ chủ quyền của nước này nhưng cũng tìm cách cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn sẽ bác bỏ quyết định của PCA nhưng có thể điều hòa lại cách hành xử để hợp tác với tân tổng thống. Ông Duterte không ủng hộ Mỹ như ông Aquino và Trung Quốc sẽ muốn khai thác điều này.

- Ông đánh giá thế nào về việc Trung Quốc tuyên bố lôi kéo được ba nước trong ASEAN?

- Bắc Kinh cho rằng họ đã đạt đồng thuận với Lào, Campuchia va Brunei về vấn đề Biển Đông nhưng dường như Trung Quốc đã bóp méo những gì các nước đồng thuận. Người phát ngôn của Vientian và Phnom Penh đều bác bỏ việc nhất trí với những gì truyền thông Trung Quốc đưa ra.

Với vai trò chủ tịch ASEAN năm nay, Lào sẽ duy trì được sự thống nhất của khối về Biển Đông vì đã đưa ra phát biểu nhiều lần trong năm ngoái. Nhưng Lào có thể không tiên phong thực hiện điều này. Vấn đề thực sự ở đây là liệu ASEAN có tạo được sự đồng thuận về việc phản ứng thế nào nếu Trung Quốc bác bỏ quyết định của PCA. (VNEX)


Hải quân Nga sẽ được trang bị tàu tuần tra Raptor và tàu kéo đặc biệt

Bộ Quốc phòng Nga và nhà máy đóng tàu Leningrad Pella vừa ký hợp đồng cung cấp cho Hải quân Nga đến năm 2018 hơn 10 tàu cao tốc Raptor (dự án 03160) và tàu kéo dành cho các mục đích đặc biệt (dự án 16609).
anh: bo quoc phong nga.

Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Bộ Quốc phòng Nga và nhà máy đóng tàu Leningrad Pella vừa ký hợp đồng cung cấp cho Hải quân Nga đến năm 2018 hơn 10 tàu cao tốc Raptor (dự án 03160) và tàu kéo dành cho các mục đích đặc biệt (dự án 16609), phòng báo chí và thông tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"Trong khuôn khổ thực hiện đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước giai đoạn các năm 2016-2018, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và nhà máy đóng tàu Leningrad "Pella" đã ký kết hợp đồng cung cấp cho Hải quân các tàu tuần tra cao tốc "Raptor" dự án 03160 và tàu kéo dành cho các mục đích đặc biệt dự án 16609.
Theo điều khoản của hợp đồng, đến cuối năm 2018, Hải quân sẽ được trang bị trên 10 tàu tuần tra và tàu kéo - tuyên bố cho biết.
Tàu tuần tra cao tốc Raptor dự án 03160 là tàu ca nô chuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra ban ngày và ban đêm tại các vùng ven biển. Loại tàu này được Hải quân sử dụng để tuần tra lãnh hải trên các vùng biển, đổ quân, thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Tốc độ tàu tối đa đạt 48 hải lý. Tàu đầu tiên trong dự án 03160 đã được chuyển giao cho Hải quân vào năm 2014.
Tàu kéo dự án 16609 được thiết kế cho các hoạt động kéo và cập bến tại cảng, tại các tuyến ven biển, chuyên thực hiện các hoạt động hộ tống ở tốc độ lên đến 10 hải lý. Ngoài ra, các tàu kéo còn được sử dụng cho việc kéo các tàu bị mắc cạn, chữa cháy trên các vật nổi và cấu trúc trên bờ biển, vận tải hàng hóa, cũng như tham gia tìm kiếm cứu nạn và các hoạt động đặc biệt khác. Tàu kéo đầu tiên trong dự án 16609 đã được chuyển giao cho Hải quân vào năm 2012.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt thủ lĩnh cấp cao, đao phủ IS

Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay bắt 7 người nghi là thành viên Nhà nước Hồi giáo, trong đó có hai kẻ được mô tả là thủ lĩnh cấp cao và "đao phủ" của nhóm phiến quân.
canh sat dac nhiem tho nhi ky. anh: afp.

Cảnh sát đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.

7 nghi phạm bị bắt trong các đợt đột kích tại nhiều địa chỉ ở vùng miền đông Elazig, hãng thông tấn quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Anatolia đưa tin. Nhà chức trách còn thu giữ hàng loạt tài liệu.

Trong số 7 nghi phạm có một kẻ được cho là "đao phủ", gọi là F.S., và một thủ lĩnh cấp cao của Nhà nước Hồi giáo (IS). F.S. từng thực hiện nhiều vụ giết người ở Syria dưới danh nghĩa nhóm phiến quân.

Hãng tin Dogan cho biết các nghi phạm từ Syria đến Elazig nhằm tuyển mộ phiến quân mới cho IS. Thông tin chi tiết về 7 nghi phạm không được công bố.

Các đối tác phương Tây cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ chưa làm đủ để đối phó với IS, ngay cả khi nhóm phiến quân chiếm phần lãnh thổ Syria ngay sát biên giới với nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đang triển khai mọi nỗ lực để đảm bảo an ninh biên giới. Theo số liệu công bố hồi đầu tháng, Ankara đã bắt 454 nghi phạm IS, trong đó có 190 người bị bắt trong vòng 4 tháng trước.


Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia sẽ tổ chức tập trận chung

Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia sẽ tổ chức tập trận chung, Sputnik dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Azerbaijan Zakir Gasanov cho biết.
lanh dao bo quoc phong azerbaijan - nguon anh: sputnik.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Azerbaijan - Nguồn ảnh: Sputnik.

Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia sẽ tổ chức tập trận chung, Sputnik dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Azerbaijan Zakir Gasanov cho biết.
"Để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia, chúng tôi coi là thích hợp để tiến hành hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo vệ đường ống dẫn dầu khí. Tôi nghĩ rằng để làm điều đó cần phải tổ chức cuộc tập trận chung…", - ông Gasanov nói tại cuộc họp báo sau cuộc gặp các bộ trưởng quốc phòng của Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia ở Gabala.
Cuộc gặp ba bên của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Gruzia đã được tổ chức tại Gabala ở miền bắc Azerbaijan theo lời mời của ông Gasanov.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục