tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 18-05-2016

  • Cập nhật : 18/05/2016

Nga sẽ khôi phục trạm cảnh báo tấn công tên lửa ở Crimea

Radar cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa Dnepr ở gần Sevastopol sẽ được khôi phục lại, tờ Izvestia cho biết.
anh: gallery.sevstar.net

Ảnh: gallery.sevstar.net

Radar cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa Dnepr ở gần Sevastopol sẽ được khôi phục lại, tờ Izvestia cho biết.
Theo báo này, đối tượng có thể ghi nhận các cuộc phóng tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo ở vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen.
Việc khôi phục trạm radar sẽ đảm bảo vòng bảo vệ nước Nga khỏi các cuộc tấn công tên lửa, Izvestia cho biết. Ví dụ, các tên lửa Tomahawk của Mỹ bắn từ vùng biển Địa Trung Hải có thể bay đến Mosow trong 120 phút, đủ để đánh chặn.
Trạm Dnepr không hoạt động trong hơn mười năm qua. Sau sự sụp đổ của Liên Xô trạm thuộc Ukraine, Nga thuê radar một thời gian, nhưng sau đó hợp đồng đã bị hủy bỏ do quan điểm của Kiev.

Philippines bắt 25 ngư dân Trung Quốc

Philippines hôm nay thông báo giữ 25 thuyền viên Trung Quốc trên hai tàu cá bị bắt vì nghi đánh bắt trái phép trong vùng biển phía bắc quốc đảo.
tau ca trung quoc treo co philippines nguoc bi bat ngay 16/5. anh: bfar.

Tàu cá Trung Quốc treo cờ Philippines ngược bị bắt ngày 16/5. Ảnh: BFAR.

Nhóm hỗn hợp gồm tuần duyên Philippines và Cục Ngư nghiệp và Nguồn lợi Thủy sản Philippines (BFAR) bắt hai tàu cá Trung Quốc hôm qua khi chúng đang di chuyển mà chưa được cho phép trong vùng biển giữa đảo Babuyan và tỉnh Batanes, miền bắc Philippines.

Vùng biển trên không nằm trong khu vực có tranh chấp trên Biển Đông. Hai tàu Trung Quốc có treo một lá cờ Philippines ngược khi bị bắt,Reuters dẫn thông báo từ BFAR cho biết.

Theo giấy tờ nhà chức trách Philippines thu giữ, hai tàu được đăng ký ở Trung Quốc. Các ngư dân không cung cấp được giấy phép để vào vùng biển của Philippines.

"Dựa trên quy định hiện có cùng việc hai tàu nước ngoài treo cờ Philippines khiến nghi ngờ họ đánh bắt trộm gia tăng", Asis Perez, giám đốc BFAR, cho biết.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói ông không có thông tin về vụ việc và cần tìm hiểu thêm.

Một tòa án Philippines cuối năm 2014 phạt 9 ngư dân Trung Quốc, mỗi người 102.000 USD, sau khi họ bị bắt cùng với hàng trăm con rùa biển ở bãi Trăng Khuyết. Bãi Trăng Khuyết là rạn san hô vòng thuôc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc khi đó phản đối Philippines bắt người và từ chối công nhận quá trình xét xử.


Stratfor dự đoán tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA

Tổ chức phân tích thông tin tình báo "Stratfor" ngày 16/5 cho rằng phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến vụ kiện Trung Quốc của Philippines sẽ làm suy yếu những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh đối với Biển Đông song không ngăn cản được nước này theo đuổi chủ nghĩa bá quyền tại khu vực.

ngoai truong philippines albert del rosario trinh bay trong phien khai mac toa an trong tai thuong truc (pca) o la haye. anh: pca.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trình bày trong phiên khai mạc Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye. Ảnh: PCA.

 

Tuy nhiên, phán quyết "ủng hộ" Philippines sẽ có tác dụng khích lệ các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền tại đây, mang lại cho những nước này nhiều cơ hội hơn để đối phó với các hành vi quyết đoán của Trung Quốc trên biển. 

 
Mặc dù tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), song Trung Quốc cho rằng PCA không có quyền đưa ra một phán quyết mang tính ràng buộc về vấn đề này. Quan điểm của Bắc Kinh gói gọn trong 3 điểm: Thứ nhất, bản chất vụ kiện là chủ quyền đối với một số cấu trúc địa lý không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS; thứ hai, Trung Quốc và Philippines có thỏa thuận song phương giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng đàm phán nên việc Manila đơn phương khởi kiện Trung Quốc lên PCA là "vi phạm thỏa thuận"; thứ ba, kể cả nếu vấn đề tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, đây vẫn là trường hợp phân định biển của hai quốc gia.
 
Đối với Philippines, Biển Đông là con đường huyết mạch nối quốc gia này với các thị trường quốc tế, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu cũng như phục vụ ngành chế tạo còn non trẻ của nước này. Ngoài ra, hầu hết dân cư các vùng duyên hải của nước này kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá. Nếu Manila đánh mất lợi thế trong cuộc tranh chấp lãnh hải này, vị thế địa chính trị vốn đã yếu của Philippines sẽ càng bị lung lay hơn. 
 
Vào đầu những năm 1990, Manila đã từ chối gia hạn hiệp định có từ thời Chiến tranh Lạnh với Washington về vấn đề đặt căn cứ của quân đội Mỹ tại nước này. Song sự hiếu chiến của Trung Quốc rốt cuộc đã khiến Manila phải thay đổi lập trường. Sự ủng hộ của Mỹ đã giúp Manila thêm quyết tâm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình bất chấp nguy cơ phải từ bỏ những giao dịch thương mại lớn với Trung Quốc. Mỹ, tuy về mặt chính thức tỏ ra trung lập, song tháng 12/2014 đã đưa ra một báo cáo bác bỏ các chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Đến tháng 7/2015, Mỹ lại ra tiếp một báo cáo trong đó tuyên bố rằng Trung Quốc, với tư cách là một nước tham gia UNCLOS, có nghĩa vụ phải tuân thủ phán quyết của PCA.
philippines kien cai goi la ban do "duong luoi bo" phi ly va do nguoi trung quoc tu ve trong the ky 20 bao trum hau het dien tich bien dong.

Philippines kiện cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" phi lý và do người Trung Quốc tự vẽ trong thế kỷ 20 bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.

PCA cuối cùng cũng sẽ đưa ra phán quyết của mình và nhiều khả năng "không có lợi cho Trung Quốc". Song điều đó không có nghĩa phán quyết của PCA sẽ làm thay đổi sâu sắc tình hình khu vực. Thực tế cho thấy Trung Quốc là một cường quốc mạnh tại Thái Bình Dương, và họ vẫn "sở hữu" trái phép nhiều đảo bất chấp những quy định của luật pháp quốc tế. Một báo cáo năm 2015 của Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính Trung Quốc đã bồi đắp 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (diện tích được mở rộng lên tới hơn 1.300 hécta) mặc dù những thực thể này nằm trong vụ kiện mà PCA thụ án từ năm 2013. Tuy nhiên, không thể nói rằng vụ kiện của Philippines sẽ không có tác động. Luật quốc tế và các thể chế như LHQ thực chất là những công cụ để thông qua đó các quốc gia củng cố lợi ích của mình bằng cách kiềm chế đối thủ và trợ giúp các đồng minh. Mỹ muốn thông qua những cơ chế và nguyên tắc quốc tế như "tự do hàng hải" cùng với ảnh hưởng của mình để tạo sức mạnh trong đàm phán cho các đối tác trong khu vực. Một phán quyết có lợi cho Philippines, tuy chỉ có ý nghĩa biểu tượng, song sẽ mang lại cho Washington tính hợp pháp để hỗ trợ các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng đối phó với Bắc Kinh. 
 
Trong khi đó, Trung Quốc có rất ít phương án để đối phó với phán quyết của PCA. Về lý thuyết, Bắc Kinh có thể rút khỏi UNCLOS. Tuy nhiên, điều đó sẽ "hại nhiều hơn lợi" bởi việc rút khỏi UNCLOS sẽ phải mất 1 năm kể từ khi Bắc Kinh chính thức tuyên bố và trong thời gian đó các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông vẫn có đủ thời gian để theo đuổi vụ kiện chống Trung Quốc đến phút chót. Ngoài ra, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tượng trong phán quyết của PCA liên quan đến vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh sẽ không thể sử dụng UNCLOS phục vụ cho những mục đích của mình. Trung Quốc lâu nay vẫn muốn khai thác các đáy biển trong khu vực, điều mà UNCLOS có thể trợ giúp, và hiện Bắc Kinh đang dựa vào UNCLOS để khẳng định những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
 
"Stratfor" đi đến kết luận rằng, có thể Trung Quốc sẽ lựa chọn cách tiếp cận ít gay gắt nhất để duy trì lập trường hiện nay của nước này đối với Biển Đông, khăng khăng rằng vụ tranh chấp chủ quyền nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của UNCLOS. Ngoài ra, Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo đuổi những lợi ích phi lý của họ tại khu vực - song song với đó là Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách ngăn cản Trung Quốc - trong khi các bên (yếu hơn) có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông sẽ phải nỗ lực bảo vệ đường biên giới trên biển hiện nay của mình.(TTXVN)

Iraq phát động chiến dịch miền Tây chống IS

 Các lực lượng an ninh Iraq loan báo khởi sự chiến dịch tái chiếm Ar-Rutbah, một thị trấn thuộc tỉnh Anbar ở miền Tây nối kết các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của tổ chức IS tại đó với vùng biên giới Jordan và Syria
binh si iraq canh gac tai can cu o makhmour, phia nam mosul, ngay 17 thang 4, 2016.

Binh sĩ Iraq canh gác tại căn cứ ở Makhmour, phía nam Mosul, ngày 17 tháng 4, 2016.

Các lực lượng an ninh Iraq loan báo khởi sự chiến dịch tái chiếm Ar-Rutbah, một thị trấn thuộc tỉnh Anbar ở miền Tây nối kết các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại đó với vùng biên giới Jordan và Syria, VOA đưa tin.
Nói chuyện với các nhà báo hôm 1/5, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook nói “chỉ cần nhìn vào bản đồ là thấy được tầm quan trọng của khu vực ấy của tỉnh Anbar”.
Ông Cook nói nếu các lực lượng an ninh Iraq chiếm được Rutbah, thì “đây là một bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống nhóm IS và là môt bước quan trọng về phương diện cắt được đường di chuyển từ biên giới Jordan tới Baghdad từ hướng Tây và hướng Đông”.
Trước đó trong năm nay, IS đã mất quyền kiểm soát một giải đất ở đông Syria và xuyên qua biên giới gần Sinjar, Iraq, cắt đứt một lằn ranh kiểm soát kéo dài từ tỉnh Deir Ezzor của Syria cho tới thành phố Mosul và các khu vực xa hơn về hướng Nam của Iraq.
Mất khu vực quanh Rutbah ở mạn tây sẽ khiến IS chỉ còn giữ được khu vực Qaim cũng thuộc tỉnh Anbar, như lằn ranh kiểm soát vẫn nằm chắc trong tay của IS giữa Syria và Iraq.
Giải đất này cực kỳ quan trọng đối với nhóm chủ chiến IS bởi vì nó chạy qua Raqqa của Syria - được coi như cứ điểm của IS, đồng thời lằn ranh này cũng nối kết với một cửa khẩu biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ có thể được IS sử dụng làm đường tiếp tế và vận chuyển chiến binh.
Ông Cook đưa ra đánh giá mới nhất về tình hình tổng quát của cuộc chiến chống IS hôm 16/5. Ông nói rằng giờ đây nhóm này đã mất 45% lãnh thổ ở Iraq và từ 16 tới 20% lãnh thổ ở Syria mà họ đã từng kiểm soát.
IS đã tràn qua những khu vực rộng lớn ở miền bắc và miền tây Iraq, cũng như đông bộ Syria vào giữa năm 2014, áp đảo các lực lượng Iraq và tận dụng tình trạng hỗn loạn của cuộc nội chiến ở Syria để tuyên bố thành lập “vương quốc Hồi giáo” tự xưng của họ.
Các lực lượng dân quân và một liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu đã thực hiện các cuộc không kích nhắm vào phe hiếu chiến, rất thiết yếu để yểm trợ các lực lượng Iraq trong các chiến dịch quân sự tái chiếm những khu vực như Ramadi và Tikrit trong năm qua.
Tại Syria các nỗ lực được tập trung tại khu vực dọc theo biên giới phía Bắc của Syria giáp ranh với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà IS đã từng kiểm soát hàng trăm km và nhiều cửa khẩu biên giới.
Ngày nay, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, IS kiểm soát chưa tới 100km dọc theo biên giới phía Bắc của Aleppo.
Tại cả Iraq lẫn Syria, bạo lực do nhóm IS gây ra đã giết chết hàng ngàn người, và gây ra những cuộc khủng hoảng nhân đạo khẩn cấp giữa lúc nhiều người tìm nguồn lương thực và các dịch vụ chăm sóc y tế.

Bom nổ liên tiếp ở Baghdad, hơn 60 người chết

Ba vụ đánh bom xảy ra liên tiếp tại thủ đô Baghdad, Iraq, hôm nay làm ít nhất 63 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương.
nguoi dan tap trung tai hien truong vu danh bom o sadr city ngay 17/5. anh:reuters.

Người dân tập trung tại hiện trường vụ đánh bom ở Sadr City ngày 17/5. Ảnh:Reuters.

Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố nhận trách nhiệm vụ đánh bom tại khu chợ ở quận al-Shaab, phía bắc Baghdad, nơi cư dân chủ yếu là người Hồi giáo dòng Shiite, làm 38 người chết và 70 người bị thương. Tiếp đó, một ôtô phát nổ ở thành phố Sadr City gần đó khiến ít nhất 19 người thiệt mạng, 17 người bị thương.

Người phát ngôn cơ quan chỉ huy chiến dịch Baghdad cho biết kẻ tấn công ở al-Shaab đã tự kích nổ áo khoác chứa đầy bom cùng với bom được chôn sẵn. Kẻ đánh bom này là một phụ nữ, theo kết quả điều tra ban đầu.

Quả bom thứ ba phát nổ ở khu al-Rasheed, phía nam Baghdad, nơi có cả người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite, làm 6 người thiệt mạng và 21 người bị thương, Reuters dẫn lời các nguồn tin cho biết. Người phát ngôn quân đội Iraq gọi đây là vụ đánh bom tự sát.

Hiện chưa có bên nào nhận trách nhiệm hai vụ đánh bom ở Sadr City và al-Rasheed.

An ninh ở Baghdad trong vài năm gần đây chỉ được cải thiện một phần dù phiến quân IS đã chiếm khu vực ngay sát ngoại ô thủ đô của Iraq. IS tuần trước nhận trách nhiệm các vụ đánh bom trong và quanh Baghdad làm hơn 100 người chết, khiến người dân tại thủ đô giận dữ vì chính phủ không thể đảm bảo an ninh


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục