tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 06-01-2016

  • Cập nhật : 06/01/2016

Nga dùng chuột làm 'vũ khí bí mật' để tiêu diệt IS

Chính quyền Vladimir Putin sắp cho “ra mắt” vũ khí mới nhất để tìm diệt Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đó là đội quân “chuột máy”.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học Nga dự tính sẽ kết hợp giữa những chú chuột cùng chiếc mũi “tuyệt vời” của chúng và công nghệ mới nhất để tạo ra một thứ vũ khí giúp “đánh mùi” được vật liệu nổ hay các loại dược liệu ở những nơi kín đáo, bất khả xâm phạm.

 cac nha khoa hoc gan vi mach tren dau loai chuot trong nhu cai mu  (nguon: daily mail)

 Các nhà khoa học gắn vi mạch trên đầu loài chuột trông như cái mũ  (Nguồn: Daily Mail)

Nếu kế hoạch này thành công, các chú chuột sẽ có thể báo động cho chủ nhân của nó biết có vật liệu nguy hiểm hay bất hợp pháp trước khi “xảy ra chuyện”.

Daily Mail cho hay việc tạo ra một chú chuột như vậy phải mất ba tháng và chú chuột đó chỉ sống được trong một năm.

Điều này có nghĩa là các nhà khoa học phải “không ngừng huấn luyện các tiểu đoàn chuột để cung cấp cho lực lượng an ninh để phù hợp với hoạt động chống khủng bố kiểu mới” - theo Sputnik.

Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Rostov-on-Don gần biên giới với Ukraine không lấy làm lo ngại mấy về điều đó và đang tích cực chuẩn bị cho “Chiến tranh thế hệ mới”.

Ba nhóm các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu dự án trên tại phòng thí nghiệm Trường ĐH Tổng hợp Nam Liên bang (Nga). Họ hy vọng có thể khai thác được các tế bào thần kinh của loài chuột, giúp chúng có được khả năng đánh mùi nhạy bén hơn so với các thiết bị nhân tạo khác hay thậm chí so với loài chó.

TS  Dmitry Medvedev dẫn đầu nhóm nghiên cứu nhận định: “Không giống như chó, chuột có thể luồn lách qua những khe rãnh nhỏ nhất mà tưởng chừng như không thể tiếp cận. Bằng cách này, loài chuột có thể tìm được đường “thâm nhập” sâu vào các đống đổ nát và nhờ vào hoạt động của não, chúng có thể nhận biết được có sự tồn tại của vật liệu nguy hiểm hay không”.

Chiếc vi mạch vốn được gắn trên đầu  con chuột như một cái mũ có thể giúp phát hiện phản ứng tâm sinh lý của chú chuột.

 

cac nha khoa hoc huan luyen chuot cach phan ung truoc cac loai mui (nguon: daily mail) 

Các nhà khoa học huấn luyện chuột cách phản ứng trước các loại mùi (Nguồn: Daily Mail) 

Để làm được điều này, các nhà lập trình đã tạo ra một thuật toán để nghiên cứu và đo lượng kết quả. Các thuật toán này sẽ giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu và số liệu thống kê về phản ứng từ não của chuột đối với các mùi khác nhau. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, các nhà sinh lý học phải huấn luyện loài chuột nhận dạng được vật liệu nổ hoặc ma túy. Đây là một nhiệm vụ khó khăn cần phải hoàn thành trong một thời gian ngắn.

“Phải mất từ hai tới ba tháng để huấn luyện loài chuột cách phản ứng trước một chất nào đó trong khi tuổi thọ của chúng chỉ khoảng một năm. Chúng tôi không thể sử dụng những con chuột còn quá bé, còn những con chuột đã già thì khứu giác không còn nhạy bén nữa”.

Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng ở một số nơi trên thế giới, dự án này vẫn thành công. Loài chuột Hamster châu Phi đã được sử dụng ở Angola, Tanzania, Mozambique, Campuchia và Thái Lan để phát hiện bom mìn. Colombia cũng đã sử dụng chuột thí nghiệm cho mục đích tương tự, còn Israel lại sử dụng chuột để kiểm tra hành lý tại sân bay.

Khách Trung Quốc bị bắt quả tang trộm tiền trên máy bay

 Một hành khách Trung Quốc đã bị bắt quả tang lấy trộm tiền trong hành lý của hành khách khác trên chuyến bay từ Istanbul tới Bangkok ngày 4-1.

Theo Bangkok Post, hành khách Qiquan Ma, 45 tuổi, người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã bị cảnh sát du lịch bắt tại Suvarnabhumi ngay sau khi chuyến bay TK064 của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh xuống sân bay này.

anh chup tu video cho thay hanh khach trung quoc qiquan ma lay trom tien tu tui cua mot nguoi khac tren may bay (anh: bangkok post)

Ảnh chụp từ video cho thấy hành khách Trung Quốc Qiquan Ma lấy trộm tiền từ túi của một người khác trên máy bay (Ảnh: Bangkok Post)

Cảnh sát Nitithorn Jintanakanon - Phó chỉ huy Phòng cảnh sát du lịch tại sân bay- cho biết hành khách Qiquan Ma sẽ phải đối mặt với những cáo buộc về tội trộm cắp trên máy bay.

Ông Ma bị buộc tội lấy cắp 5.050 euro và một số tiền mặt ngoại tệ khác trong túi của một hành khách người Hà Lan tên là Harald Amming. Chiếc túi này được để trong khoang hành lý phía trên chỗ ngồi trong máy bay.

Một hành khách Thổ Nhĩ Kỳ ngồi sau hành khách Trung Quốc này bảy hàng ghế, đã dùng điện thoại di động quay lại cảnh lấy trộm của ông Ma. Sau đó người này mới thông báo vụ việc cho phi hành đoàn.

Cảnh sát cho hay đoạn video này sẽ là bằng chứng để buộc tội hành khách Trung Quốc này.

Cảnh sát cũng tìm thấy chiếc vé lượt về để trở lại Istanbul trong ngày thứ Ba (5-1) của vị khách Trung Quốc này. Họ cho rằng ông Ma đã có ý định rời Bangkok càng sớm càng tốt để tránh bị bắt giữ.


Phương Tây điều 6.000 quân ngăn IS chiếm mỏ dầu ở Lybia

Khoảng 6.000 binh sĩ Mỹ và châu Âu, trong đó có 1.000 lính Anh tinh nhuệ, sẽ tham gia một số cuộc tấn công  để ngăn chặn bước tiến của IS ở Libya.

Theo RT, nhiệm vụ được dẫn dắt bởi lực lượng Italy, còn Anh và Pháp là lực lượng hỗ trợ chủ yếu.

to chuc nha nuoc hoi giao tu xung is (anh: reuters) 

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS (Ảnh: Reuters) 

Đặc nhiệm cũng sẽ gửi thông tin tình báo cho quan chức Bộ Quốc phòng Anh. Đây là những dữ diệu được sử dụng để đưa đến quyết định có cần không kích hay không.

"Liên minh này sẽ cung cấp một loạt nguồn lực lớn từ giám sát cho đến tấn công IS. Tổ chức này đã đạt được bước tiến đáng kể tại Libya" - Mirror dẫn lời một nguồn tin quân sự cấp cao nói. "Chúng tôi có lực lượng mặt đất tinh nhuệ. Họ sẽ đánh giá tình hình và xác định những nơi cần tấn công, đồng thời xác định các mối đe dọa đến lực lượng của chúng tôi".

IS đã chiếm một số mỏ dầu ở Libya và đang muốn kiểm soát nhiều hơn ở nước này. Đây là mảnh đất “màu mỡ” có thể cung cấp cho IS hàng triệu USD nhằm thực hiện các vụ tấn công. IS hiện đang nhắm mục tiêu vào nhà máy lọc dầu Marsa al Brega, nhà máy lọc dầu lớn nhất Bắc Phi. Nếu IS chiếm được nó, tổ chức này sẽ giành quyền kiểm soát toàn bộ sản lượng dầu mỏ của nước này.

Lybia lâm vào cuộc nội chiến sau sự kiện nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011. Hiện nay, hai chính phủ và quốc hội đang cạnh tranh để giành quyền lãnh đạo đất nước. Hiện nay có hơn 5.000 phiến quân IS đang hoạt động tại đất nước này, theo Bộ Nội vụ Lybia.


Ả rập Saudi mở rộng 'gói trừng phạt' Iran

 Hôm 4-1, Ả rập Saudi cho biết sẽ dừng các hoạt động liên quan tới giao thông hàng không và thương mại với Iran, đồng thời yêu cầu Tehran phải "hành động như một quốc gia bình thường" trước khi khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước.
Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Adel al-Jubeir nói rằng Ả rập Saudi sẽ dừng các hoạt động liên quan tới giao thông hàng không và thương mại với Iran, đồng thời Tehran phải chịu trách nhiệm cho việc làm gia tăng căng thẳng sau khi Ả rập Saudi xử tử giáo sĩ Hồi giáo Shi'ite nổi tiếng Nimr al-Nimr hôm 2-1.
Nhấn mạnh Riyadh sẽ phản ứng trước "hành động gây hấn của Iran", ông Jubeir cáo buộc Tehran gửi binh sĩ tới các quốc gia Ả Rập và âm mưu tấn công vào Ả rập Saudi cũng như các nước láng giềng ở vùng Vịnh.

"Không có hành động nào gây leo thang về phần của Ả rập Saudi. Động thái của chúng tôi tất cả đều là phản ứng. Chính người Iran đã đi vào lãnh thổ Lebanon. Chính người Iran đã đưa lực lượng đặc nhiệm Quds và lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của họ đến Syria" - ông nói.

 nguoi bieu tinh phan doi vu a rap saudi xu tu giao si hoi giao shi'ite nimr al-nimr. anh: reuters

 Người biểu tình phản đối vụ Ả rập Saudi xử tử giáo sĩ Hồi giáo Shi'ite Nimr al-Nimr. Ảnh: Reuters

Việc xử tử giáo sĩ Nimr đã kích động các cuộc biểu tình trong cộng đồng người Shiite trên toàn khu vực. Tối 2-1, người biểu tình Iran đã tấn công Đại sứ quán Ả rập Saudi ở Tehran, đốt cháy và gây thiệt hại. Sau đó, Riyadh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran.
Ông Jubeir cho biết những người hành hương Iran vẫn sẽ được chào đón khi đến viếng thăm các địa điểm linh thiêng ở thánh địa Mecca và Medina nằm ở phía Tây Ả rập Saudi, hoặc đối với cuộc hành hương hằng năm hay vào các thời điểm khác trong năm.
Tuy nhiên, Jubeir nói việc Ả rập Saudi xử tử giáo sĩ Nimr - người bị buộc tội "khủng bố" là đúng. Sau khi liệt kê tội danh của 43 thành viên al Qaeda cũng bị đưa ra xử tử cùng bốn người Shi'ite, Jubeir nói: "Chúng tôi nên được hoan nghênh vì hành động này và không nên bị chỉ trích”.

Nhật nói cần tổ chức đối thoại với Nga để giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 4-1 tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao với giới lãnh đạo Nga để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.

Ông Abe khẳng định: “Không tổ chức hội nghị thượng đỉnh thì vấn đề lãnh thổ phía Bắc sẽ không thể giải quyết”. Vùng lãnh thổ phía Bắc mà ông Abe nhắc đến là quần đảo Kuril, giáp biển Okhotsk và Thái Bình Dương mà Nga và Nhật đồng tuyên bố chủ quyền.

thu tuong nhat ban shinzo abe. anh: reuters

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters

Hồi đầu tháng 12-2015, ông Abe cũng đã đưa ra lời kêu gọi đối thoại với Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự định thăm Tokyo vào mùa thu năm 2014, tuy nhiên chuyến công du này đã bị hoãn lại trong bối cảnh căng thẳng về địa chính trị giữa hai nước. Ông Putin đã gặp ông Abe bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 11-2015. Chuyến thăm Nhật vào cuối năm 2015 của ông Putin vốn dự tính từ trước cũng đã bị hoãn lại vô thời hạn.

Các đảo Kunashir (tiếng Nhật là Kunashiri) và Iturup (tiếng Nhật là Etorofu) cũng như Shikotan và Habomai trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật hơn 60 năm nay. Tranh chấp này chính là lý do khiến hai nước không thể ký kết một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục