tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 07-01-2016

  • Cập nhật : 07/01/2016

Tổng thống Mỹ công bố biện pháp mới kiểm soát súng đạn

Như đã thông tin từ tuần trước, Nhà Trắng bắt đầu dọn đường dư luận với việc “hé lộ” các biện pháp kiểm soát súng đạn mới trước khi Tổng thống Barack Obama chính thức công bố cho toàn dân.

nhom ung ho kiem soat sung tuan hanh truoc nha trang voi bieu ngu ghi so nguoi thiet mang trong cac vu tham sat o my - anh: reuters

Nhóm ủng hộ kiểm soát súng tuần hành trước Nhà Trắng với biểu ngữ ghi số người thiệt mạng trong các vụ thảm sát ở Mỹ - Ảnh: Reuters

Các quy định mới sẽ buộc người bán súng phải đăng ký giấy phép và những đối tượng mua súng sẽ được kiểm tra thông tin. Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông có quyền triển khai các biện pháp này mà không cần quốc hội cho phép.

Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Cục Quản lý rượu, thuốc lá, súng và chất nổ Mỹ (ATF) sẽ thắt chặt việc cấp giấy phép và kiểm tra những người bán súng ở các cửa hàng, triển lãm súng đạn hoặc qua mạng Internet.

ATF đang hoàn tất quy định buộc kiểm tra thông tin những người mua vũ khí nguy hiểm từ các tập đoàn, công ty... Nó cũng sẽ nhắm đến các vụ mua bán súng thông qua 
trung gian.

“Đây là các đề xuất nằm trong quyền hạn pháp lý của tôi và cơ quan hành pháp, chưa kể chúng được đại đa số người dân Mỹ ủng hộ, trong đó có cả những người sở hữu súng” - ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.

Ông cho biết các biện pháp có thể không ngăn được tất cả các vụ xả súng giết người hay ngăn tất cả bọn tội phạm sở hữu súng nhưng sẽ “cứu nhiều sinh mạng”.

Ông Obama sau đó có bài phát biểu về các biện pháp kiểm soát súng đạn mới vào 23g40 ngày 5-1 (giờ Việt Nam) và dự kiến tổ chức một cuộc tranh luận công khai về vấn đề này tại Đại học George Mason (bang Virginia) vào ngày 7-1.

Kiểm soát súng đạn là một vấn đề hóc búa của chính trường Mỹ và việc tổng thống Obama sử dụng quyền hành pháp để ban hành đạo luật vấp phải nhiều sự chỉ trích từ phe Cộng hòa.

Tuy nhiên các luật sư của Nhà Trắng đã nghiên cứu các luật kiểm soát súng đạn hiện tại trong nhiều tháng để tìm ra các lỗ hổng nhằm đảm bảo những quy định mới do ông Obama đưa ra sẽ vượt qua các thách thức pháp lý của Đảng Cộng hòa.

Hiện ở nước Mỹ có tới hơn 300 triệu khẩu súng đang lưu hành, nhiều hơn cả dân số Mỹ. Khoảng 30.000 người thiệt mạng mỗi năm vì súng đạn.


Đài Loan tranh cãi việc từ bỏ chủ quyền ở đảo Ba Bình

dai loan tranh cai tu bo chu quyen o bien dong - anh minh hoa: csis facebook google+ twitter

Đài Loan tranh cãi từ bỏ chủ quyền ở Biển Đông - Ảnh minh họa: CSIS FACEBOOK GOOGLE+ TWITTER


Tranh cãi về Biển Đông xảy ra giữa các đảng phái ở Đài Loan liên quan đến việc từ bỏ đòi hỏi chủ quyền ở đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa), khiến cuộc đua giành quyền lãnh đạo vùng lãnh thổ này trở nên căng thẳng.

Quốc Dân đảng (KMT) và Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) đang trong giai đoạn nước rút của cuộc đua giành quyền lãnh đạo Đài Loan, và cuộc tranh cãi liên quan đến chính sách Biển Đông trở thành điểm nóng trong cuộc chạy đua giữa 2 đảng mạnh nhất của vùng lãnh thổ này.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, đảng cầm quyền KMT chỉ trích chính sách của DPP về Biển Đông, nói rằng đảng đối lập hèn nhát khi đề cập đến chính sách từ bỏ đòi hỏi chủ quyền của Đài Bắc đối với đảo Ba Bình mà Đài Loan đeo đuổi. Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm giữ.
Người đứng đầu chiến dịch tranh cử của KMT, Jason Hu cho biết, cố vấn của DPP, ông Parris Chang trong một chuyến thăm nước Mỹ hồi tháng 5.2015 tiết lộ rằng lãnh đạo đảng DPP Tsai Ing-wen, cũng là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo Đài Loan, nói sẽ từ bỏ chính sách đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông nếu DPP thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 16.1 tới, theo Taipei Times.
“Nếu chọn chính sách từ bỏ đòi hỏi ở Biển Đông, DPP sẽ đánh mất chủ quyền của hòn đảo và cả cơ hội chia sẻ nguồn tài nguyên ở khu vực này”, ông Hu phát biểu trong một buổi họp báo hôm qua 5.1.
Theo ông Hu, khác với DPP, KMT theo đuổi chính sách “ưu tiên hòa bình và cùng khai thác tài nguyên ở Biển Đông”. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu nhiều lần đưa ra phát biểu này và xem đó là ý tưởng cho việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong những giai đoạn căng thẳng ở khu vực này. Tuy nhiên, chưa có quốc gia nào, kể cả những nước có tranh chấp, lên tiếng ủng hộ ý tưởng cùng chia sẻ của Đài Bắc, ngoại trừ Bắc Kinh.
Cùng ngày hôm qua trong cuộc họp báo của mình, DPP phản bác cáo buộc của KMT, nói rằng DPP và Chủ tịch Tsai “chưa bao giờ có ý định từ bỏ chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông”. Người phát ngôn của DPP Chiu Li-li khẳng định, đảng đối lập có lập trường rõ ràng và chắc chắn đối với tranh chấp ở Biển Đông, DPP ủng hộ và theo đuổi thực thi luật quốc tế như UNCLOS.
“Chủ tịch Tsai chưa bao giờ từ bỏ đòi hỏi chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông. Bà ấy luôn luôn theo đuổi chiến lược đàm phán và cùng nhau đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không ở khu vực theo UNCLOS”, người phát ngôn nói.
Người phát ngôn Chiu gọi cáo buộc của lãnh đạo đảng cầm quyền là “chiến dịch bôi nhọ” đảng đối lập và yêu cầu phải xin lỗi công khai, theo China Post. Chiến dịch bôi nhọ này từng xuất hiện trên internet và trở thành tin đồn. Người phát ngôn của DPP nói rằng giờ đã biết được ai tung ra tin đồn đó.
Đài Loan đưa quân chiếm giữ đảo Ba Bình từ năm 1956 và xây dựng trái phép nhiều công trình trên đó, trong đó đáng chú ý là đường băng và ngọn hải đăng được Đài Bắc chính thức đưa vào hoạt động vào cuối năm 2015.
Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối các công trình xây dựng phi pháp này của Đài Loan, xem đó là sự vi phạm nghiêm trọng đối với chủ quyền của Việt Nam.(Thanh Niên)

Cựu thủ tướng Hàn Quốc nhận hối lộ của Keangnam có thể bị bỏ tù

Yonhap ngày 5.1 cho biết, Viện Công tố đòi phạt tù ông Lee đến một năm, nhấn mạnh rằng các vụ bê bối tham nhũng xung quanh cựu thủ tướng đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các khuôn khổ pháp lý và ảnh hưởng nặng đến chính sách quản lý minh bạch đối với các chính trị gia.

Các luật sư bào chữa ông Lee Wan-koo vẫn chưa có ý kiến về việc này.

Bê bối quanh cựu thủ tướng Hàn Quốc nổ ra vào đầu tháng 4.2015 sau vụ tự sát của ông Sung Wan-jong, Chủ tịch tập đoàn Keangnam Enterprises. Trong quá trình điều tra, nhà chức trách tìm thấy một danh sách mà ông Sung liệt kê tên các quan chức thuộc chính quyền của Tổng thống Park Geun-hye từng nhận hối lộ từ ông, trong đó đáng chú ý nhất là ông Lee Wan-koo, chỉ trong năm 2013 đã nhận hối lộ 30 triệu won (khoảng 25.000 USD) từ ông Sung Wan-jong.
ong lee wan-koo tuyen bo tu chuc thu tuong ngay 20.4.2015 - anh: reuters

Ông Lee Wan-koo tuyên bố từ chức thủ tướng ngày 20.4.2015 - Ảnh: Reuters

Ông Lee Wan-koo phủ nhận cáo buộc nhận hối lộ, nhưng vào ngày 20.4.2015 đã tuyên bố từ chức thủ tướng. Một tuần sau, Tổng thống Park Geun-hye chấp nhận đơn từ chức của ông.

Ông Lee Wan-koo được bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 16.2.2015.


Khủng bố hay ECB? Đâu là vấn đề chính của kinh tế châu Âu năm 2016?

khung bo hay ecb? dau la van de chinh cua kinh te chau au nam 2016?

Khủng bố hay ECB? Đâu là vấn đề chính của kinh tế châu Âu năm 2016?


Những căng thẳng địa chính trị và các mối đe dọa khủng bố được dự báo sẽ không hạ nhiệt trong năm nay. Trong khi đó, dân nhập cư tiếp tục tăng sẽ tạo ra những thách thức về chính trị và xã hội cho các nước thuộc lục địa già.

Tuy nhiên, năm 2016 có thể chứng kiến nền kinh tế châu Âu quay trở lại với tốc độ phát triển tích cực. Bởi vậy, việc theo sát 5 vấn đề dưới đây có thể giúp hiểu rõ ràng hơn về bức tranh kinh tế châu Âu.

1. Cuộc khủng hoảng nhập cư

Châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới II. Liên Hợp Quốc ước tính trong năm 2015 đã có khoảng 1 triệu người vượt biển Địa Trung Hải để thoát khỏi chiến tranh, nghèo đói và khủng bố tại quốc gia của họ.

Khi tình hình an ninh ở Trung Đông ngày càng tồi tệ, luồng người di cư không cho thấy tín hiệu giảm trong năm 2016. Bản thân các nước châu Âu đang bị chia rẻ bởi vấn đề này khi một số nước từ chối giúp đỡ những người tị nạn.

2. Sự rút lui của nước Anh khỏi EU

Tại Anh, chủ đề được quan tâm nhất trong năm 2016 chắc chắn sẽ là tương lai của đất nước này trong EU.

Quốc gia này đang chia rẽ sâu sắc vì vấn đề này. Thủ tướng David Cameron cho biết ông sẽ vận động ủng hộ để Anh tiếp tục làm thành viên của EU cũng như sẽ giành phần lớn thời gian của năm 2016 để đàm phán về cải cách nếu tổ chức kinh tế này sẵn sàng thay đổi.

3. Hiểm họa khủng bố

Năm mới bắt đầu không thể tồi tệ hơn bằng những lời đe dọa khủng bố trên toàn châu Âu. Lễ hội năm mới tại Brussels – thủ đô chính trị của châu Âu – đã bị hủy sau khi các nhà chức trách phát hiện ra một kế hoạch tấn công tự sát. Tại Paris, những màn phoa hoa mừng năm mới đã bị hủy bỏ sau các cuộc tấn công khủng bố hồi tháng 11/2015 khiến 130 người thiệt mạng. Còn tại Đức, hàng loạt các trạm tàu hỏa đã đóng cửa vì cảnh báo khủng bố.

Những lo ngại về khủng bố và tăng cường an ninh sẽ vẫn là vấn đề phổ biến tại khu vực này vào năm 2016. Hầu hết các nước châu Âu đều đã tăng nguồn chi tiêu cho quốc phòng.

4. Sự tách biệt của Nga

Mối quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu đang ở tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nga đã mất đi đồng minh cuối cùng trong EU là Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quốc gia này bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga tại khu vực gần biên giới Syria. Nền kinh tế của đất nước lớn nhất thế giới đang gặp khó khăn và tình hình ở Ukraine vẫn bị đình trệ.

5. Sự phục hồi kinh tế nhen nhóm

Bất chấp những căng thẳng, châu Âu cuối cùng đã có thể thấy những hy vọng cho sự hồi sinh của nền kinh tế khu vực trong năm 2016. Những năm gần đây, lục địa già đã có tăng trưởng chậm và giảm phát, và các nhà lãnh đạo hy vọng mọi thứ sẽ khởi sắc hơn trong năm 2016.

Giá trị của đồng Euro đã giảm mạnh so với đồng USD, khiến châu Âu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và khách du lịch. ECB đã tăng cường các chương trình kích thích kinh tế và mối hiểm họa mang tên Hy Lạp đã không còn là vấn đề của khu vực sử dụng đồng Euro, ít nhất là trong thời điểm này.

Một số người còn cho rằng châu Âu có thể là lựa chọn đầu tư hàng đầu trong năm 2016.


Thổ Nhĩ Kỳ mở lại một phần cửa khẩu với Iraq

Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua mở lại một phần cửa khẩu biên giới với Iraq sau ba tuần đóng, và hiện chỉ cho phép 1.250 xe đi qua lại mỗi ngày.
cua khau habur duoc mo cua han che hom qua. anh: dha

Cửa khẩu Habur được mở cửa hạn chế hôm qua. Ảnh: DHA

"Chỉ 500 xe sẽ được cho phép lái qua biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Iraq và 750 xe sẽ được cho phép vào Thổ Nhĩ Kỳ từ Iraq", trang web Today’s Zaman dẫn lời Bộ Thương mại và Hải quan Bulent Tufenkci nói. 

Cửa khẩu Habur thường ngày tấp nập, bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đóng hôm 14/12 sau lệnh giới nghiêm ở các thị trấn lân cận của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara tiếp tục trừng trị đảng Công nhân người Kurd (PKK). 

Việc đóng cửa khẩu đã làm hàng nghìn xe hàng kẹt lại dọc hai bên biên giới. 
Ông Tufenkci nói có tới 13.500 xe đang chờ tại cửa khẩu Habur, trong khi 9.500 xe kẹt lại tại Iraq, không thể vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Lượng hàng hoá xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 8,5 tỷ USD đi qua biên giới này năm 2015. Các nhà xuất khẩu ở Istanbul và đông, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ gửi hàng hoá tới Iraq qua cửa khẩu này. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục