Nhà Trắng có thể sẽ áp đặt lệnh trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc dính líu tới các vụ tấn công mạng để do thám kinh tế, ăn cắp các bí mật thương mại của Mỹ, trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân lên đất Mỹ.

Nhật Bản và Mỹ thống nhất sẽ sớm hoàn tất đàm phán TPP
Hiện, 12 nước trên vẫn chưa quyết định thời điểm nối lại đàm phán về TPP.
_________________________________________________
G20 tuyên bố kiềm chế các hành động phá giá tiền tệ
_________________________________________________
BBC lên kế hoạch phủ sóng tới Triều Tiên
Tổ hợp Truyền thông Anh (BBC) ngày 5/9 cho biết tổ chức này có kế hoạch mở một đài tin tức chuyên truyền phát tới lãnh thổ Triều Tiên. Kế hoạch này nằm trong nỗ lực nhằm mở rộng kênh radio BBC World Service - một trong những kênh sóng nổi tiếng nhất của BBC, được phát bằng Tiếng Anh 24/24 trên toàn thế giới.
Theo các bản kế hoạch đề xuất mới được công bố, BBC có thể sẽ triển khai một chương trình tin tức hàng ngày dành cho Triều Tiên. Bên cạnh mục đích tiếp cận một thị trường mới còn rất sơ khai, bước đi này củaBBC được coi là nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ ngày càng mạnh như kênh truyền hình Al Jazeera của Qatar, CCTV của T rung Quốc và kênh RT của Nga.
Tuy nhiên, việc phủ sóng các chương trình phát thanh và truyền hình tới Triều Tiên không phải điều dễ dàng và chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề về kỹ thuật. Chính quyền Bình Nhưỡng đã liên tục chặn các tín hiệu đài từ Mỹ và Hàn Quốc.
Không giống như hai nước trên, Anh có quan hệ ngoại giao khá toàn diện với Triều Tiên. Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, việc BBC mở rộng hoạt động tại Triều Tiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa London và Bình Nhưỡng.
Ngoài Triều Tiên, BBC cũng muốn mở rộng các chương trình tin tức dành cho Nga, châu Phi, Ấn Độ và Trung Đông. Tổ hợp truyền thông này cũng đang cân nhắc triển khai một chương trình truyền hình vệ tinh cho những người nói tiếng Nga và tìm kiếm nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình này. Ngoài ra, BBC cũng mong muốn tìm kiếm được nguồn ngân sách từ cộng đồng thông qua các chương trình quảng cáo và tài trợ.
“Hiện có nhiều hãng tin khác đang mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều hãng trong số đó không có chung truyền thống và giá trị với BBC. Mục tiêu của BBC là phát đi những tiếng nói khách quan đối với thế giới”, đại diện BBC cho biết.
Dự kiến, BBC sẽ chính thức công bố kế hoạch trên vào ngày 7/9. Theo tổ hợp truyền thông này, kênh BBC World Service hiện được 210 triệu người theo dõi mỗi tuần trên tivi, đài phát thanh và các phương tiện kỹ thuật số. Đi vào hoạt động năm 1932, kênh này hiện đang phủ sóng toàn cầu với 29 thứ tiếng.
_________________________________________________
Indonesia mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Indonesia đã quyết định mua tiêm kích Su-35 của Nga để thay thế phi đội F-5 Tiger lỗi thời, do chiến đấu cơ này có nhiều ưu điểm, phù hợp với địa hình của Indonesia cũng như khả năng vận hành của không quân nước này.
Trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia quân sự Nga Alexander Yermakov cho biết, Bộ Quốc phòng Indonesia đã quyết định mua tiêm kích đa năng Su-35 của Nga thay vì các ứng viên tiềm năng khác, bao gồm Rafale của Pháp, Eurofighter Typhoon của Công ty Quốc phòng Vũ trụ châu Âu, F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon do Mỹ chế tạo, và SAAB JAS 39 Gripen của Thụy Điển.
Nhận xét về bước đi này của Indonesia, ông Yermakov nhận định đây không phải là một quyết định bất ngờ. Ông Yermakov cho biết chiến đấu cơ Su-35 hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm địa lý của Indonesia là nhiều đảo và quần đảo song hệ thống cơ sở vật chất dành cho hàng không lại kém phát triển. Ưu thế bay xa của Su-35 sẽ phát huy tác dụng thực sự khi thực hiện các cuộc tuần tra mà không cần dừng giữa chừng để tiếp nhiên liệu.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu, lý do mà nước này chọn mua Su-35 là do các phi công của Không quân Indonesia đã quen với việc điều khiển các loại máy bay chiến đấu do Nga chế tạo. Hiện máy bay chiến đấu của Indonesia gồm tiêm kích Su-27 và Su-30 của Nga cùng 3 loại chiến đấu cơ khác do Mỹ sản xuất.
Ông Ryacudu cũng cho biết các hợp đồng mua máy bay mới sẽ được ký vào cuối tháng này, kèm theo các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Việc mua các chiến đấu cơ Su-35 sẽ được chia thành nhiều giai đoạn, phụ thuộc vào khả năng tài chính của Indonesia. Mặc dù vậy, ông Ryacudu không tiết lộ số lượng và giá cả của những chiếc tiêm kích mới này.
Việc bổ sung các chiến đấu cơ Su-35 của Nga vào quân đội sẽ giúp tăng sức chiến đấu và phòng vệ của Không quân Indonesia, trong bối cảnh những mối đe dọa trong khu vực, đặc biệt là tại biển Đông, đang ngày một nóng lên.
_________________________________________________
Ông Obama sẽ công bố trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc?
Các quan chức Mỹ khẳng định Tổng thống Barack Obama sẽ công bố quyết định trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến việc thu lợi từ việc thâm nhập trái phép các hệ thống mạng.
Theo CNN, quyết định có thể được công bố vào tuần sau.
Hôm qua, trang News của Úc cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ “mạnh chưa từng có” và là thông điệp gửi đến cho chính quyền Bắc Kinh.
Chuyên gia an ninh mạng Greg Austin của Úc nhận định: “Đây chắc chắn là một phần của chiến lược mới của Mỹ nhằm ngăn chặn việc trộm cắp theo kiểu gián điệp kinh tế”.
Theo trang News, quyết định trên, nếu được công bố, sẽ gây những chấn động không nhỏ không chỉ cho các công ty Trung Quốc mà cho cả các công ty nước ngoài có quan hệ kinh tế với các đối tác Trung Quốc bị đưa vào “danh sách đen”.
_________________________________________________
Nhà Trắng có thể sẽ áp đặt lệnh trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc dính líu tới các vụ tấn công mạng để do thám kinh tế, ăn cắp các bí mật thương mại của Mỹ, trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân lên đất Mỹ.
Theo tin mới nhất, có tới 6 nước châu Á đã bày tỏ sự quan tâm đến tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mà Pháp không bàn giao cho Nga.
Sau khi Hoa Kì lên tiếng cảnh báo sự có mặt của tàu chiến Trung Quốc gần bờ biển Alaska, mức độ “đe dọa” dường như đã không còn, nhưng Lầu Năm Góc vẫn còn nhiều hoài nghi về mục đích thực của vụ việc.
Triều Tiên yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc
Cựu Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên, Iran sẽ tự sát nếu dùng vũ khí hạt nhân
Mỹ-Hàn tập trận chống vũ khí sinh học
Won Hàn Quốc xuống thấp nhất 5 năm
Pháp tính chuyện chấm dứt trừng phạt Nga
Romania: Thị trưởng thủ đô bị bắt vì tham nhũng
Bà Clinton sẵn sàng "đối đầu" với ứng cử viên Donald Trump
Ngân hàng Dự trữ New Zealand phát hành tiền polymer mới $5 và $10
Putin ra lệnh tập trận bất ngờ ở trung Nga
Sét đánh chết 20 người ở Ấn Độ
Các ứng viên tổng thống Mỹ dùng mối lo ngại về suy thoái kinh tế và chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc để công kích Bắc Kinh, nhưng việc này cũng không hoàn toàn có lợi cho nước Mỹ.
Trong quá trình hiện đại hóa quân đội, các nước thành viên khối NATO đã sản xuất và sử dụng nhiều loại vũ khí tân tiến và hiệu quả. Chuyên san National Interest ngày 6.9 liệt kê 5 loại vũ khí đáng gờm nhất của NATO.
DF-21D được coi là "sát thủ diệt tàu sân bay" nhưng khả năng thực sự của tên lửa này vẫn còn gây tranh cãi.
Ngày 5-9, cựu Giám đốc cấp cao Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Mỹ Patrick M. Cronin (ảnh) đã khẳng định, Mỹ cần phải duy trì sự ảnh hưởng và sức mạnh của mình trên Biển Đông...
Philippines: 'Trung Quốc phải ngừng giọng điệu dối trá'
Bộ Tư pháp Nhật Bản sắp công bố quy định mới về kiểm soát nhập cư
Thái Lan: Dự thảo hiến pháp mới bị bác bỏ
Nga ‘rối trí’ trước phản ứng của Nhật về quần đảo Kuril
Nga-Pakistan ấn định thời điểm ký thỏa thuận xây đường ống khí đốt
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự