Trung Quốc đang hành động như kẻ bắt nạt trên Biển Đông
Mỹ khởi động Sáng kiến An ninh hàng hải Đông Nam Á
Đài Bắc tố Bắc Kinh 'bắt cóc người'
Hồ sơ Panama: Giới tình báo thế giới cũng sử dụng dịch vụ của Mossack Fonseca
Philippines nghi Trung Quốc định biến bãi cạn tranh chấp thành đảo nhân tạo
Tin thế giới đọc nhanh sáng 12-04-2016
- Cập nhật : 12/04/2016
Ngoại trưởng G7 phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Anh Philip Hammond trong phiên làm việc thứ 4, cuộc họp các ngoại trưởng G7, tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 11/4. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với mọi hành động khiêu khích hoặc cưỡng chế, đe dọa đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng", ngoại trưởng các nước thuộc nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển (G7) cho biết trong một thông báo sau cuộc họp tại Hiroshima, Nhật Bản.
G7 còn kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế, đồng thời thực hiện mọi phán quyết mang tính ràng buộc do tòa án và tòa trọng tài đưa ra với ý nhắc đến vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Nước này gần đây còn xây phi pháp nhiều kiến trúc lớn, trong đó có hệ thống radar và đường băng, trên một số bãi đá ở Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
Manila đã đệ đơn kiện đối với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc. PCA dự kiến có phán quyết trong vài tuần tới. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện.
Bắc Kinh còn có tranh chấp với Tokyo về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo này. Tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và thử thách Nhật Bản sau khi Tokyo quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9/2012.
Hồ sơ Panama: Những mối liên quan tại Trung Quốc
Thân nhân của ít nhất 8 người đương kim hoặc cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc nắm giữ các tài sản ở hải ngoại được nêu danh trong Hồ sơ Panama.
Iran bắt đầu tiếp nhận S-300 từ Nga
"Hôm nay, tôi xin thông báo phần đầu tiên trong hệ thống S-300 đã được chuyển tới Iran. Quá trình vận chuyển những phần khác sẽ tiếp tục sau đó", hãng tin Mehr dẫn lời Jaberi Ansari, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, phát biểu với báo giới.
Ông Ansari cho biết đợt vận chuyển đầu tiên thực hiện qua biển Caspian, giáp với cả Nga và Iran.
Iran ký hợp đồng trị giá 900 triệu USD với Nga để mua 5 hệ thống tên lửa S-300 vào năm 2007. Hợp đồng bị tạm hoãn thực hiện sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt với Iran năm 2010.
Tháng 4/2015, Nga nối lại đàm phán về chuyển giao S-300 sau khi các nước tham gia đàm phán về chương trình hạt nhân Iran đạt được thỏa thuận khung mang tính bước ngoặt.
Hệ thống S-300 đang được chuyển giao là kết quả của thỏa thuận mới mà Nga ký với Iran tháng 11 năm ngoái. Nó là phiên bản nâng cấp cho với mẫu Tehran đặt mua ban đầu. Nga và Iran dự kiến hoàn thành hợp đồng S-300 vào giữa năm nay.
Nga mạnh tay hiện đại hóa lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa
Thiếu tá hải quân Mỹ bị tố làm gián điệp cho Trung Quốc
Người bị cáo buộc gián điệp là thiếu tá Edward Lin, công dân Mỹ, sinh ra ở Đài Loan, Reuters hôm nay dẫn nguồn tin hải quân Mỹ. Nghi phạm đã được giao cho Cơ quan tuần tra và trinh sát hải quân Mỹ, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tình báo.
Cơ quan này cáo buộc thiếu tá Lin đã hai lần chuyển thông tin bí mật, ba lần cố gắng chuyển tài liệu có lợi cho nước ngoài. Giới chức hải quân Mỹ nói Trung Quốc và Đài Loan đều có thể liên quan. Việc điều tra vẫn đang tiếp tục.
Thiếu tá Lin cũng bị cáo buộc liên quan đến mại dâm và ngoại tình. Người này đã bị giam 8 tháng qua để chờ xét xử. Lin sử dụng thành thạo tiếng phổ thông Trung Quốc, được giao quản lý các tín hiệu điện tử thu thập từ máy bay do thám EP3-E Aries II.
Theo tài liệu của hải quân Mỹ, Lin cùng gia đình rời Đài Loan năm 14 tuổi và đã đi qua nhiều nước khác nhau trước khi trở thành công dân Mỹ.
"Tôi luôn mơ về việc đặt chân lên nước Mỹ. Từ nhỏ, tôi luôn nghĩ rằng mọi ngả đường ở Mỹ đều dẫn tới công viên giải trí Disneyland", trích lời Lin ghi trong hồ sơ.
Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh "không biết thông tin gì" về vụ việc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận. Đài Loan cũng có phản ứng tương tự.