Mỹ, Ấn Độ tăng cường hợp tác an ninh hàng hải
Tác động của chính sách an ninh mới của Nhật Bản đối với Đông Nam Á
Chính phủ Singapore chi 90 triệu USD để tìm kiếm tài năng công nghệ
Hàng nghìn công nhân ngành thép Đức rầm rộ biểu tình vì lo mất việc
NATO, Nga tổ chức họp lần đầu sau gần hai năm
Tin thế giới đọc nhanh chiều 11-04-2016
- Cập nhật : 11/04/2016
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm căn cứ Philippines gần Biển Đông
CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao cuối tuần trước cho biết căn cứ ông Carter dự kiến tới thăm cách quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, khoảng 160 km.
Khi được hỏi liệu chuyến thăm của ông Carter tới khu vực Biển Đông có phải nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc về những hành động gần đây hay không, quan chức này nói: "Đây là thông điệp đến khu vực về cam kết của chúng tôi với hòa bình và ổn định ở đó". Quan chức cũng cho biết Mỹ tiếp tục coi trọng Biển Đông là lợi ích an ninh cốt lõi của Washington và nước này muốn thể hiện với Manila về cam kết sắt đá với an ninh Philippines.
Trong bài phát biểu hôm 8/4, ông Carter cho rằng gần đây không phải tất cả tin tức về châu Á - Thái Bình Dương đều tích cực. Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây căng thẳng khu vực.
"Đó là lý do các nước khắp châu Á - Thái Bình Dương đang nêu quan ngại về hoạt động quân sự hóa, đặc biệt, trong năm ngoái là hành động của Trung Quốc, nổi bật về phạm vi và quy mô... Họ thể hiện quan ngại một cách cả công khai lẫn riêng tư ở mức độ cao nhất, trong các cuộc họp khu vực và diễn đàn toàn cầu", ông nói thêm.
Carter nói dù Mỹ bất đồng với Trung Quốc, Washington cam kết làm việc với họ theo cách không làm bất ổn khu vực.
Chuyến công du châu Á của ông Carter bắt đầu từ ngày 10/4, trong đó bao gồm điểm dừng chân ở Philippines và Ấn Độ. Sau đó, ông sẽ tới Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Arab Saudi ở Trung Đông.
Brexit – Rủi ro lớn nhất của châu Âu
Bà phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành (CEO) này cho rằng dù kết quả bỏ phiếu ngày 23/6 có ra sao, đây sẽ là một vấn đề “rất, rất quan trọng” của EU.
Bà Corley tự nhận mình là một người rất trọng EU và cho rằng sẽ thật tuyệt nếu các công dân Anh bình bầu việc tiếp tục là một thành viên của EU.
Các nước thuộc EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh và thặng dư thương mại khổng lồ của Anh đến từ ngành dịch vụ. Theo vị quan chức cấp cao của Allianz, các các vụ đang được điều chỉnh mạnh và sẽ tiếp tục được điều chỉnh trong bất kỳ trường hợp nào.
Bà Corley cho rằng nếu Brexit thực sự xảy ra, đó sẽ là một cuộc chia ly “ồn ào” và việc tái thỏa thuận các hiệp định thương mại sẽ mất ít nhất từ 5 đến 10 năm. Điều này sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách xao nhãng khỏi những mục tiêu tăng trưởng.
Hãng cá cược Ladbrokes mới đây dự báo rằng khả năng người Anh bình chọn việc rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới là 33%.
Những tranh luận gay gắt giữa các bên đã làm căng thẳng các mối quan hệ và chúng ta có thể thấy những quan chức chính phủ cấp cao, như Thủ tướng Anh David Cameron hay Thị trưởng London Mayor Boris Johnson, đưa ra những ý kiến trái chiều.
Bạn thân Putin lý giải về 2 tỷ USD trong Hồ sơ Panama
Sergei Roldugin, nghệ sĩ cello quen biết Tổng thống Nga Vladimir Putin từ những năm 1970, bị chú ý khi xuất hiện thông tin ông sở hữu các công ty nước ngoài có giao dịch với nhiều công ty nhà nước Nga trong Hồ sơ Panama. Hồ sơ Panama là hơn 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Panama Mossack Fonseca liên quan đến trốn thuế.
Hồ sơ Panama hé lộ nhiều thân tín của Tổng thống Putin, nổi bật là Roldugin, "bí mật luân chuyển khoảng 2 tỷ USD thông qua các ngân hàng và công ty ma", theo Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ).
Kênh truyền hình nhà nước Nga Rossiya hôm qua phát sóng một chương trình tập trung vào đam mê của ông Roldugin đối với âm nhạc và việc giúp đỡ những tài năng người Nga trẻ tuổi.
"Tôi đi khắp nơi để xin thứ này thứ kia từ mọi người", Roldugin kể về những nỗ lực lúc đầu của ông giúp khôi phục lại tòa nhà, hiện là Viện âm nhạc Saint Petersburg, chuyên ủng hộ những nhạc sĩ cổ điển trẻ tuổi. "Mọi thứ rất đắt, nhạc cụ rất đắt, thuê giáo sư rất đắt. Tất cả đều cực kỳ tốn kém".
Chương trình phát sóng ba ngày sau khi Tổng thống Putin phủ nhận cáo buộc về tham nhũng liên quan đến bạn thân của ông trong Hồ sơ Panama. Ông cho biết Roldugin sử dụng thu nhập kiếm được để mua nhạc cụ từ nước ngoài cho các viện gặp khó khăn tài chính ở Nga.
"Chúng tôi đang đầu tư vào hàng trăm nhạc sĩ trẻ", ông Roldugin nói trong chương trình nhưng không bình luận về các công ty ma có liên quan đến ông hay giải thích vì sao họ lại kiếm được nhiều tiền như vậy.
Phe đối lập ở Nga nghi ngờ về thông tin "chi tiền mua nhạc cụ từ nước ngoài". Nhật báo Vedomosti đưa tin Nga trong năm 2015 chỉ chi khoảng 50 triệu USD cho nhập khẩu nhạc cụ.
Roldugin sau đó được "các nhà tài trợ" cung cấp cho một "số lượng nhỏ cổ phiếu" để ông "có thể không phải khẩn cầu người khác", người bình luận chương trình cho biết. Nghệ sĩ cello có cổ phần tại Bank Rossiya, bị Bộ Tài chính Mỹ coi là ngân hàng của giới tinh hoa Nga. Hồ sơ Panama cáo buộc các quỹ ở nước ngoài của Roldugin được quản lý bởi những người có liên hệ với Bank Rossiya.
Chương trình nhắc lại quan điểm của Tổng thống Putin cho rằng Mỹ đứng sau vụ Hồ sơ Panama và kết luận vụ rò rỉ "không làm tổn hại Nga".
Campuchia bắt nghị sĩ đối lập vì đăng bản đồ biên giới giả
Um Sam An, thành viên đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), bị bắt hôm qua tại tỉnh Siem Reap khi vừa từ nước ngoài trở về, một nghị sĩ cùng đảng cho biết.
"Ông ấy tạo ra một bản đồ biên giới giả và dùng nó để kích động lật đổ chính phủ", Reuters dẫn lời Phay Siphan, người phát ngôn chính phủ Campuchia, nói. Các cáo buộc chính thức, theo Phay Siphan là làm giả và kích động, sẽ được thông báo khi Um Sam An trình diện tòa.
Um Sam An đã nhiều lần đăng các bản đồ biên giới "giả" lên Facebook, tố chính phủ nhường lãnh thổ cho quốc gia láng giềng. CNRP hôm nay ra thông báo lên án việc bắt nghị sĩ Um Sam An.
Phe đối lập Campuchia suốt nhiều năm qua tố Thủ tướng Hun Sen nhường lãnh thổ cho Việt Nam với hy vọng cử tri sẽ không bỏ phiếu ủng hộ ông. Ông Hun Sen phủ nhận các cáo buộc này.
Campuchia trước đó phát lệnh bắt lãnh đạo CNRP Sam Rainsy liên quan đến vụ án phỉ báng cách đây hơn 7 năm. Ông hiện sống lưu vong ở nước ngoài. Một nhà lập pháp CNRP khác là Hong Sok Hour đang ngồi tù chờ xét xử với cáo buộc làm giả công văn, sử dụng tài liệu giả mạo và gây bất ổn nghiêm trọng an ninh xã hội khi xuyên tạc hiệp ước biên giới với Việt Nam. Ông Hong Sok Hour có thể phải chịu án phạt 17 năm tù.
Thủ lĩnh sinh viên Hong Kong thành lập đảng mới
Joshua Wong, thủ lĩnh sinh viên từng đi đầu các cuộc biểu tình trong Phong trào Ô dù làm dậy sóng Hong Kong năm 2014. Ảnh: AFP
"Đã đến lúc đấu tranh cho quyền tự quyết của chúng ta", BBC dẫn lời Wong hôm qua nói tại một cuộc họp báo về việc thành lập đảng Demosisto. Chính sách then chốt của đảng này là thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý.
Nam thanh niên 19 tuổi này từng đi đầu các cuộc biểu tình quy mô lớn, làm nhiều phần của thành phố tê liệt khi các cư dân kêu gọi bầu cử tự do toàn diện để chọn ra các lãnh đạo tương lai. Tuy nhiên, cuộc biểu tình kéo dài 79 ngày không đạt được sự nhân nhượng nào của chính quyền Hong Kong lẫn chính phủ Trung Quốc.
"Hoạt động trên đường phố không đủ nếu chúng ta muốn đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn", Wong nói. "Chúng ta phải vào hệ thống, lập một đảng phái chính trị và định hình chương trình nghị sự chính trị, nhằm thúc đẩy phong trào của chúng ta về quyền tự quyết".
Dù Wong chưa đủ 21 tuổi để làm ứng cử viên của đảng, Demosisto sẽ đề cử những ứng viên trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vào tháng 9 tới.