tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 07-04-2016

  • Cập nhật : 07/04/2016

Chiến lược chặn bành trướng trên Biển Đông

Mỹ cần phải có chiến lược mới để có thể ngăn chặn hiệu quả hơn những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh tham vọng bành trướng trên Biển Đông.
my can thay doi chien luoc de hop tac ngan chan trung quoc banh truong tren bien dong.

Mỹ cần thay đổi chiến lược để hợp tác ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.

Trang mạng “Asiatimes.com” mới đây đã có bài phân tích của tác giả Harry Kazianis về tình hình Biển Đông với tiêu đề “Đã tới lúc Mỹ cần có một chiến lược mới ở Biển Đông”. Bài phân tích cho rằng, mục tiêu ban đầu của Mỹ muốn đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình và Bắc Kinh sẽ có vai trò như một người “cầm trịch có trách nhiệm” giữa các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã bị chôn vùi.
Bài phân tích khiến dư luận và giới học giả khu vực rất quan tâm trong bối cảnh Trung Quốc với sức mạnh cả về kinh tế, chính trị và quân sự ngày càng gia tăng của mình chẳng những không đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển mà còn dùng sức mạnh ấy để thực hiện tham vọng đòi hỏi chủ quyền phi lý khiến cả khu vực lo ngại sâu sắc. Khi Trung Quốc mới trỗi dậy, Mỹ đã thi hành chiến lược “kiềm chế ôn hòa” để Trung Quốc trở thành một “cường quốc có trách nhiệm” trong khu vực và trên toàn cầu.
Thế nhưng, thực tế cho thấy sự ảo tưởng của Washington và hệ quả tất yếu là thất bại thấy rõ của chiến lược kiềm chế Trung Quốc một cách ôn hòa. Cùng với sự gia tăng sức mạnh, Trung Quốc đã đổ tiền ngày càng nhiều nhằm nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, lấy đó làm công cụ để mỗi ngày một hung hăng hơn trong việc hiện thực hóa tham vọng bành trướng chủ quyền trên biển. 
Bài phân tích trên “Asiatimes.com” cho rằng, dường như ở Biển Đông, mọi thứ không thể tồi tệ hơn được nữa khi việc Trung Quốc đặt và thử các tên lửa chống hạm trên các đảo cưỡng chiếm đã cho thấy sự lo sợ khủng khiếp của châu Á đang hiện hữu… Song Bắc Kinh lại dường như chẳng cần quan tâm tới sự căng thẳng mà mình đang gây ra trên khắp khu vực do chính những đường băng hay tên lửa mà họ đặt trên các hòn đảo nhân tạo.
Bởi thế, theo tác giả Harry Kazianis, Mỹ cần phải chấp nhận sự thất bại của chiến lược cũ, chấp nhận rằng chính sách của Washington muốn “nhào nặn sự trỗi dậy” của Trung Quốc với hy vọng nó không thách thức hiện trạng đã kết thúc. Washington giờ đây phải làm mọi cách có thể để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh muốn làm thay đổi thực trạng theo kiểu “vết dầu loang” để tạo sự đã rồi trong bành trướng trên Biển Đông.
Bài phân tích cho rằng, Mỹ cần phải thực thi chiến lược mới đối với Trung Quốc, trong đó tập trung vào 6 điểm, bao gồm: Gửi thông điệp mạnh mẽ “không một quốc gia nào có thể đơn phương biến các biển và đại dương lân cận thành lãnh thổ của mình”;
Tăng cường thực thi luật pháp để cùng các đồng minh và đối tác ở Biển Đông có cùng nói tiếng nói đa phương thống nhất phản đối sự áp đặt của Trung Quốc; Cho thế giới thấy rõ mỗi động thái bành trướng mà Bắc Kinh tiến hành; Thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập để hỗ trợ các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phát triển hoặc mua các vũ khí chống tàu tiên tiến; Thực thi Chiến lược “Hòa bình Xanh” để cung cấp thông tin kịp thời cho giới môi trường toàn cầu khi Trung Quốc phá hủy các dải đá ngầm san hô và các đảo tự nhiên để xây dựng các tiền đồn của mình ở Biển Đông; Thay đổi chính sách lâu nay như cung cấp vũ khí hiện đại cho Đài Loan, Philippines hay Việt Nam; gây sức ép về nhân quyền…
Theo tác giả bài phân tích, vấn đề cốt lõi là liệu Mỹ có ý chí để thách thức các hành động ép buộc của Bắc Kinh hay không? Và châu Á, thực ra là cả thế giới, đang chờ câu trả lời.

Săn lùng người đưa 1.000 người Trung Quốc nhập cư lậu châu Âu

Giới chức Bồ Đào Nha và cảnh sát toàn cầu mở cuộc săn lùng trên toàn thế giới với Trần Tiểu Mẫn, người đã đưa hơn 1.000 người Trung Quốc đến sống và làm việc bất hợp pháp ở Bồ Đào Nha. 

nhung quyen ho chieu gia mao do bang nhom cua tran lam de dua hang ngan nguoi trung quoc nhap cu trai phep vao bo dao nha - anh: scmp

Những quyển hộ chiếu giả mạo do băng nhóm của Trần làm để đưa hàng ngàn người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Bồ Đào Nha - Ảnh: scmp

Bưu điện Nam Hoa Buổi sáng cho biết vụ việc trên được xem là một trong những vụ đưa người nhập cư trái phép lớn nhất vào châu Âu từ trước đến nay.

Trần là người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã điều hành đường dây đưa người nhập cư trái phép, đầu não nằm ở thành phố Matosinhos ở miền bắc Bồ Đào Nha, địa phương có nhiều người gốc Trung Quốc sinh sống nhất quốc gia nam Âu này.

Trần Tiểu Mẫn đã bị tòa án ở Bồ Đào Nha xử vắng mặt tháng 2-2016. Y bị buộc 460 tội danh khác nhau và tuyên án 12 năm tù giam nhưng đã trốn khỏi Bồ Đào Nha từ đó đến nay.

Cảnh sát Bồ Đào Nha cho biết Trần xuất hiện lần cuối ở một nước Đông Nam Á rồi biến mất không tăm tích kể từ đó.

Giới chức Bồ Đào Nha cho biết hoạt động phi pháp này đã mang lại cho băng nhóm của Trần ít nhất 5,67 triệu USD. Băng nhóm này bao gồm vợ, con, bạn bè và những người họ hàng thân tín của Trần ở Trung Quốc, các nước châu Á và châu Phi.

Trần cầm đầu và điều hành các chân rết làm giả mạo chứng từ cá nhân và tài liệu xuất nhập cảnh như hộ chiếu, thị thực cho những người Trung Quốc muốn đến Bồ Đào Nha để qua mắt các nhà điều tra nước sở tại.

Chỉ trong 10 năm (2001-2011), băng nhóm của Trần đã cung cấp các dịch vụ đen nhằm giúp hơn 1.000 người Trung Quốc nhập cư trái phép lấy được giấy chứng nhận cư trú, làm việc hoặc kinh doanh ở Bồ Đào Nha.

Bản thân Trần có ít nhất 9 giấy chứng minh và nhiều hộ chiếu khác nhau. Ngoài ra, Trần còn lập các công ty ma, thuê nhà cửa và dùng tiền bẩn để đầu tư vào các quỹ quốc tế.

Vợ và cha ruột của Trần là tay chân đắc lực nhất cho y. Hai người này đứng tên ít nhất 45 tài khoản trong 11 ngân hàng khác nhau. Đây là những tài khoản Trần dùng để giao dịch nhận tiền thù lao đưa người trái phép vào Bồ Đào Nha.


Triều Tiên có thể sản xuất đủ nhiên liệu cho ba quả bom hạt nhân

Triều Tiên có thể đã sản xuất được 7 kg plutonium, đủ để chế tạo ba quả bom hạt nhân. 
ong kim jong-un gap go cac nha khoa hoc hat nhan trieu tien. anh: kcna

Ông Kim Jong-un gặp gỡ các nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Viện Khoa học và an ninh quốc tế Mỹ (ISIS), cho biết thông tin này có được từ một quan chức trong chính phủ, theo dõi chặt chẽ các chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Theo trang nghiên cứu Triều Tiên 38 North, hình ảnh vệ tinh chụp cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên cho thấy hoạt động đáng ngờ có thể liên quan tới việc tái xử lý plutonium để chế tạo thêm bom nguyên tử.  

Trang này nhấn mạnh tuyên bố của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper rằng Triều Tiên có thể thu được plutonium từ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng gần đó "trong vài tuần".  

Ước tính, các lò phản ứng của Triều Tiên sản xuất khoảng 3-4 kg  plutonium vào cuối mùa hè năm 2014. Lò phản ứng đã chạy liên tục kể từ giữa năm 2014, có thể sản xuất thêm 2-3 kg plutonium. Tổng cộng Triều Tiên có thể đang sở hữu khoảng 5-7 kg plutonium, với công nghệ hiện tại, họ có thể chế tạo ba quả bom hạt nhân, mỗi quả chứa 2-4 kg plutonium. 

Triều Tiên thực hiện 4 cuộc thử nghiệm hạt nhân, gần nhất là ngày 6/1, khi nước này thông báo kích hoạt thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên, bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc. Các chuyên gia cho rằng quy mô địa chấn và các thông tin tình báo khác cho thấy vật được thử nghiệm dường như không phải là một vụ thử nhiệt hạch.


Hồ sơ Panama: Trung Quốc - thị trường béo bở số 1 của hãng luật Mossack Fonseca

Tổ hợp hãng luật Mossack Fonseca ở Panama, trung tâm điểm của cơn bão tai tiếng tẩu tán tài sản và rửa tiền Panama Papers có văn phòng đại diện ở nước nào nhiều nhất? Câu trả lời là Trung Quốc.
than nhan nhieu lanh dao cao cap trung quoc nam o tam diem vu be boi panama papers - reuters/kacper pempel/illustration

Thân nhân nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc nằm ở tâm điểm vụ bê bối Panama Papers - REUTERS/Kacper Pempel/Illustration

Tổ hợp hãng luật Mossack Fonseca ở Panama, trung tâm điểm của cơn bão tai tiếng tẩu tán tài sản và rửa tiền Panama Papers có văn phòng đại diện ở nước nào nhiều nhất? Câu trả lời là Trung Quốc.
Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Trung Quốc năm 2011, "cán bộ tham ô" chuyển tiền cất giấu ở nước ngoài khoảng 120 tỷ đôla Mỹ. Đến đầu năm 2016, báo cáo chính thức cho biết, chỉ trong vòng 18 tháng, số tiền doanh nhân đưa ra ngoại quốc là 1.000 tỷ đôla.
Vụ tai tiếng Panama Papers nổ tung đã xác nhận mặt trái của chế độ Bắc Kinh. Theo AFP, việc phân tích hàng triệu tài liệu bị tiết lộ từ tổ hợp luật sư Mossack Fonseca, từ cuộc điều tra rộng lớn của 107 hãng tin và cơ quan truyền thông thế giới, đã cho phép tìm thấy tên tuổi những người trong gia đình giới lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo của Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm cho đến người nhà ông Tập Cận Bình…
Tuy nhiên, ngoài gia đình của giới lãnh đạo chính trị, đại cường kinh tế thứ nhì thế giới còn là nguồn tài sản khổng lồ, những triệu phú, tỉ phú mới, khách hàng béo bở của tổ hợp luật sư Panama.
Mossack Fonseca, với nghề chuyên môn là mở các công ty ở "thiên đường trốn thuế" và dàn dựng các giao dịch chuyển ngân, tài khoản phức tạp, không minh bạch, nhằm che giấu nguồn tiền và tên tuổi của chủ nhân.
Theo website của Mossack Fonseca, tổ hợp luật sư Panama này có văn phòng đại diện tại 8 thành phố lớn ở Trung Quốc: Thượng Hải, Thâm Quyến, Đại Liên, Thanh Đảo, Ninh Bộ, Hàng Châu, Quảng Châu và đương nhiên là có Hồng Kông, trung tâm tài chính tự trị nằm ngay cửa ngõ vào Hoa lục.
Chính tại Hồng Kông mà Mossack Fonseca có lực lượng đối tác hùng hậu nhất từ luật sư cho đến ngân hàng để tìm kiếm và giới thiệu khách hàng. Theo Liên minh phóng viên điều tra quốc tế ICIJ, nhóm nhà báo phối hợp điều tra và công bố tài liệu Panama Paper thì ở Hồng Kông, Mossack Fonseca có nhiều khách hàng hơn cả ở Anh Quốc và Thụy Sĩ.
Hơn thế nữa, một cuộc điều tra nội bộ kết luận là trong số khách hàng chủ nhân các công ty bình phong ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, thì tỉ lệ cao nhất vẫn là dân Hoa lục, rồi hạng nhì là Hồng Kông.
Trong một phản ứng đầu tiên, Hoàn Cầu Thời Báo lên án báo chí Tây phương và một "thế lực thù địch rất mạnh" đánh phá uy tín chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga cho dù trong danh sách đầu tiên có đến 140 nhân vật lãnh đạo thế giới.
Từ ba năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch bài trừ tham nhũng, được mệnh danh là "đả hổ diệt ruồi", trong sạch hóa hàng ngũ cán bộ đảng Cộng Sản song song với biện pháp "hạn chế nghiêm ngặt" số tiền mà người dân có quyền đem ra nước ngoài.
Câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào mà văn phòng rửa tiền Mossack Fonseca ăn nên làm ra tại Trung Quốc hơn là ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới?

Singapore và châu Âu bắt đầu điều tra "hồ sơ Panama"

Đêm 5-4, Singapore trở thành quốc gia tiếp theo trên thế giới bắt đầu các bước “kiểm tra cần thiết” sau vụ rò rỉ tài liệu mật từ một công ty luật ở Panama.

tru so cua mossack fonseca tai panama - anh: afp

Trụ sở của Mossack Fonseca tại Panama - Ảnh: AFP

Tờ Straitstimes của Singapore ngày 6-4 dẫn lời người phát ngôn chung của Bộ Tài chính và Cơ quan Tiền tệ nước này cho biết: “Nếu có bằng chứng về việc làm sai trái của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tại Singapore, chúng tôi sẽ không ngần ngại có những hành động cứng rắn”.

Không chỉ Singapore, chính quyền tại nhiều nước như Pháp, Úc, New Zealand, Áo, Thụy Điển, Hà Lan và Pakistan cũng bắt đầu xem xét và điều tra kho tài liệu vừa bị rò rỉ. Một số quốc gia khác, như Mỹ cho biết sẽ sớm xem xét vụ việc.

Việc rò rỉ 11,5 triệu tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở tại Panama ngày 3-4 đã khiến nhiều nhân vật có tiếng tăm ở nhiều nước bị ảnh hưởng. Trong số này có khoảng 72 người là đương kim và cựu lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong số những cái tên xuất hiện trong kho tài liệu trên, có nhiều người là bạn của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như họ hàng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Anh, Iceland, Pakistan và đương kim Tổng thống Ukraine.

Ngày 5-4, dù phủ nhận cáo buộc trốn thuế nhưng Thủ tướng Iceland Sigmundur Davíð Gunnlaugsson đã trở thành lãnh đạo đầu tiên trên thế giới phải từ chức trong đợt rò rỉ tài liệu này.

Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đã chặn các từ khóa liên quan đến “hồ sơ Panama” trên các trang mạng tìm kiếm và mạng xã hội ở nước này.

Ngày 4-4, người phát ngôn Điện Kremlin của Nga Dmity Peskov cảnh báo “hồ sơ Panama” là một âm mưu gây bất ổn tình hình chính trị tại nước này trước thềm bầu cử.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục